Quy định về khoan khảo sát địa chất công trình và quy trình thực hiện
Khảo sát địa chất công trình là gì?
Khảo sát địa chất công trình là việc mà phần lớn các công trình xây dựng đều tiến hành đầu tiên để nghiên cứu, đánh giá địa chất của công trình xây dựng.
Mục đích của việc khảo sát địa chất công trình nhằm xác định được cấu trúc của nền đất, nước dưới đất và những tai biến địa chất, hỗ trợ việc quy hoạch hay xử lý nền móng,... từ đó biết được địa điểm xây dựng có thích hợp không, giúp bộ phận thiết kế chọn được cách xây móng hợp lý cũng như tiết kiệm, đoán được những thách thức có thể gặp khi thi công để có hướng xử lý.
Ngoài ra, nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình còn có thể xác định được những biến đổi của môi trường địa chất ảnh hưởng từ hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt.
Các công việc chính bao gồm: khoan khảo sát địa chất công trình xây dựng, đào, xuyên tĩnh, động, địa vật lý, nén ngang, nén tĩnh, cắt cánh,...
Những công trình diện tích hơn 200m2 và cao hơn 3 tầng thì nên làm công tác khảo sát địa chất công trình để chủ công trình và nhà thầu hiểu hơn về kết cấu đất, tính toán xây móng và có phương thức xây dựng thích hợp. Cùng tìm hiểu những quy định về khoan khảo sát địa chất công trình chi tiết hơn sau đây:
Quy định tiêu chuẩn và phương pháp khảo sát địa chất công trình
Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình
Quy trình khảo sát địa chất công trình dân dụng cần được thực hiện trước khi thiết kế nền móng công trình. Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình gồm các bước sau:
1- Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan, lập hợp đồng và lập kế hoạch triển khai công tác khoan;
2- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan;
3- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
4- Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy;
5- Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan.
6- Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
7- Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới;
8- Lập hồ sơ,hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
9- Tổ chức nghiệm thu công tác khoan khảo sát địa chất;
10- Giao hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình, nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
Quy định về khoan khảo sát địa chất công trình
1. Nhà ở có diện tích sàn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên thì cần phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực để thực hiện khảo sát, ngoại trừ có các số liệu khảo sát đáng tin cậy của cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền.
Nếu nhà đang ở không thể khảo sát thì cần dựa vào số liệu khảo sát lân cận, người thiết kế trong khi thi công cần theo dõi tình hình địa chất khi mở móng hoặc hạ cọc để có đề án thiế kế móng.
2. Nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nhiệm vụ khảo sát được lập riêng cho lựa chọn địa điểm hoặc cho thiết kế xây dựng công trình.
Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định về khảo sát xây dựng hoặc về thiết kế xây dựng công trình thì được tự lập nhiệm vụ khảo sát.
3. Nội dung nhiệm vụ khảo sát thực hiện theo Điều 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và quy định tại các Điểm 2.2.1, 2.3.1 Mục 2, Phần II của Thông tư này. Nhiệm vụ khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt và là cơ sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát.
4. Chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện khảo sát.
5. Phương án kỹ thuật khảo sát do nhà thầu khảo sát lập và là một trong những cơ sở để xem xét lựa chọn nhà thầu khảo sát. Nhà thầu khảo sát được lựa chọn có trách nhiệm hoàn thiện phương án kỹ thuật khảo sát trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.
Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, mức độ nghiên cứu, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát.
Quy định về khoan khảo sát địa chất công trình
6. Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện các yếu tố bất thường, nhà thầu khảo sát được quyền đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung nội dung phương án kỹ thuật khảo sát mà không làm thay đổi nhiệm vụ khảo sát được duyệt. Đề xuất của nhà thầu khảo sát phải được chủ đầu tư chấp thuận.
7. Khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, nhà thầu khảo sát phải cử chủ nhiệm khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 57 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; phải thông báo với chủ đầu tư về phòng thí nghiệm hợp chuẩn nơi tiến hành các thí nghiệm trong phòng để chủ đầu tư thực hiện giám sát.
8. Công tác khảo sát phải được giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành và phải do người có chuyên môn phù hợp thực hiện.
9. Kết quả khảo sát phải được lập thành báo cáo. Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục; hình thức và quy cách báo cáo theo các tiêu chuẩn được áp dụng.
10. Khi tiến hành nghiệm thu khoan khảo sát địa chất công trình cần:
- Lập biên bản có chữ ký của bên A và bên B khi lấy mẫu thí nghiệm, ghi rõ quy cách mẫu, ký hiệu mẫu, số lượng mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.
- Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy tuân theo tiêu chuẩn xây dựng quy định. Nếu lấy ít hơn sẽ không đủ căn cứ để đưa ra kết luận chất lượng cấu kiện còn lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.
- Có biên bản bàn giao mẫu đưa đi thí nghiệm giữa 2 bên và đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành tại những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn. Phải lưu trữ hồ sơ thí nghiệm theo quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng
Các dự án quốc gia quy mô lớn hay có điều kiện địa chất phức tạp ở các khu định cư lớn, các lỗ khoan cách nhau khoảng 20-30 mét. Số lượng hố khoan khảo sát địa chất công trình không ít hơn 3 lỗ cho nhà riêng, hơn 5 hố khoan cho cụm, hoặc cụm.
Với công trình trung bình, khoảng cách này được tính từ 30-50m. Có thể được thêm vào ở khoảng cách 25m.
Công thức tính chi phí khảo sát địa chất công trình
Theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD, công thức tính đơn giá khảo sát địa chất công trình chung:
Gks = [(T + GT + TL) + Cpvks ] x (1 + TGTGT) + Cdp
Cụ thể:
- Gks: dự toán chi phí khảo sát địa chất công trình
- T: chi phí trực tiếp;
- GT: chi phí gián tiếp;
- TL: thu nhập chịu thuế tính trước
- Cpvks: chi phí khác phục vụ công tác khảo sát;
- TGTGT: thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác khảo sát xây dựng;
- Cdp: chi phí dự phòng.
Các phương pháp khảo sát địa chất công trình
Giếng thăm dò
Nếu trời mưa thì không đào giếng vì làm giảm đi độ chính xác của mẫu đất. Đào giếng đường kính 0.65 – 1m hay 1.0 x 1.2m. Có tối thiểu một vách thẳng đứng để lấy mẫu và đo độ cao các lớp đất.
Dùng dụng cụ lấy mẫu đất bên trong giếng là một ống kim loại dài 10cm, có lưỡi vào một đầu để cắt vào trong đất. Sau khi lấy đủ đất thì dùng nút gỗ hoặc kim loại đóng chặt.
Trường hợp có nước ngầm thì lấy mẫu nước và đựng trong chai có nút kín, chặt. Với mẫu đất nhão thì đựng trong ống thủy tinh. Gửi các mẫu về phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
Các phương pháp khảo sát địa chất công trình hiện nay
Phương pháp xuyên
Quá trình thăm dò được thực hiện bằng phương pháp đóng mũi xuyên xuống đất (xuyên động hoặc xuyên tĩnh). Quá trình được tiến hành là đóng cần xuyên với mũi xuyên hình côn xuống đất. Cách này giúp mang lại độ chính xác cao, nắm được kết cấu các lớp đất, đo được độ chặt và độ ẩm nhưng chi phí khá cao nên chưa được dùng nhiều.
Phương pháp khoan
Dùng máy khoan hoặc máy rung để khoan lỗ thăm dò đường kính 100 – 325mm. Khi cho mũi khoan vào lòng đất có các rãnh xoắn, khi lấy lên, mẫu đất thăm dò thể hiện hình trụ lỗ khoan.
Hi vọng với những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khai niệm khảo sát địa chất công trình cùng các phương pháp, quy định khảo sát địa chất công trình hiện nay. Xem thêm các thông tin về xây dựng nhà ở và chi phí ước tính chi tiết trên ancu.me.