Những lưu ý khi thiết kế nhà ở cho người già an toàn, thuận tiện nhất
Nếu trong gia đình bạn có người cao tuổi, hãy cùng xem những lưu ý thiết kế nhà cho người cao tuổi được chia sẻ sau đây để giúp việc sinh hoạt của người lớn được đảm bảo an toàn, thuận tiện nhất:
Xây nhà một tầng
Nếu có diện tích rộng, lựa chọn tốt nhất là xây nhà cho người già 1 tầng với cảnh quan yên tĩnh, còn điều kiện không có phép thì xây nhà lầu nhưng nên bố trí phòng cho người lớn tuổi ở tầng trệt để không phải lên xuống cầu thang.
Xây nhà một tầng thuận tiện sinh hoạt cho người cao tuổi
Có đường dốc cho người ngồi xe lăn, đi chống gậy
Để giảm bớt khó khăn khi phải leo bậc thang, nhất là những người tàn tật, cao tuổi, các ngôi nhà có thể kết hợp thêm đường dốc có lan can, giúp người cao tuổi có thể ra vào nhà dễ dàng hơn mà không cần sự trợ giúp. Hơn nữa, nó còn giúp tạo cơ hội cho người già đi bộ.
Thiết kế nhà nhỏ cho người già có đường dốc cho người ngồi xe lăn, đi chống gậy
Khi xây dựng việc này cho nhà phố thì cần phải tính toán kỹ vì nó tốn thêm diện tích, gốc phải thấp nên chiều dài dốc sẽ dài.
Tạo không gian vườn tược xung quanh
Nhà dành cho người cao tuổi nếu có thể hãy tạo khu vườn xung quanh để họ có nhiều hoạt động ngoài trời, nâng cao sức khỏe. Có thêm bàn ghế ngoại thất ngoài hiên, vườn để khuyến khích người già ra bên ngoài tiếp xúc với thiên nhiên.
Thiết kế nhà vệ sinh
Để không xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, khi thiết kế nhà vệ sinh cho người già cần có những nguyên tắc nhất định không nên bỏ qua.
Vị trí nhà vệ sinh là một trong những điều mà gia chủ nên lưu tâm khi thiết kế nhà dành cho người cao tuổi. Nhà tắm nên nằm ở vị trí thuận tiện đi lại, thường là bên trong phòng ngủ hoặc ngay cạnh bên ngoài. Đường đi không có vật cản, có đủ ánh sáng, công tắc đèn dễ tìm, cửa phòng tắm vừa với một chiếc xe lăn.
Cửa phòng tắm nên có chìa mở từ bên ngoài, chốt bấm bên trong để người ngoài có thể vào trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, lựa chọn gạch phòng tắm là việc khá quan trọng vì đây là nơi thường xuyên ẩm ướt, dễ trơn trượt. Bạn nên chọn gạch lát nền chống trơn tốt, có độ ma sát. Ngoài ra, giữ cho sàn luôn sạch và khô ráo để tránh trơn trượt.
Về gạch nền và lát tường nên chọn màu sắc nhẹ nhàng, không quá lòe loẹt, có thể tương phản với thiết bị vệ sinh để người cao tuổi không bị nhầm lẫn khi sử dụng.
Khi chọn bồn cầu, có thể chọn những mẫu bồn cầu âm tường để lắp đặt cao thấp dễ dàng, sử dụng bồn cầu điện tử thông minh với các tính năng tự động.
Chậu rửa mặt không nên đặt quá cao, cách sàn khoảng 80-90cm là phù hợp. Bạn cũng nên lắp một vài tay vịn ở gần những thiết bị vệ sinh như bồn cầu, sen tắm,... để giúp họ có thể dựa vào di chuyển, thuận tiện dùng các thiết bị dễ hơn.
Thiết kế nhà vệ sinh cho người già có các tay vịn để dễ di chuyển
Buồng tắm nên đủ không gian cho hai người trường hợp cần thêm không gian cho người hỗ trợ, chăm sóc khi cần. Cũng nên thêm các vòi hoa sen để hỗ trợ. Có thể thêm ghế ngồi gắn tường để dễ dàng tắm rửa, các đồ dùng xà bông, dầu gội để trong tầm với.
Buồng tắm nên đủ không gian cho hai người
Công tắc đèn trong tầm tay, nên dùng công tắc có đèn báo trong bóng tối. Để chắc chắn, gia chủ có thể lắp đặt hệ thống chuông báo trong phòng tắm đề phòng lúc người già cần báo hiệu có sự cố. Vị trí nên đặt gần mặt sàn, những nơi dễ xảy ra tai nạn để có thể dễ dàng báo hiệu khi cần.
Thiết kế phòng ngủ
Phòng ngủ cho người lớn tuổi nên được đặt ở tầng 1 để giảm việc leo trèo cầu thang. Vị trí đặt ở nơi rộng, thoáng, không khí lưu thông tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tone màu khi thiết kế nhà ở cho người già thường là những màu nhẹ, trầm ấm, màu trung tính để tạo cảm giác dễ chịu. Nội thất từ gỗ tự nhiên đem lại không gian gần gũi, ấm áp. Sàn nhà tránh dùng gạch bóng, dễ trơn trượt, sàn gỗ mềm mại và có độ bám hơn.
Giường ngủ không nên cao quá khớp gối, gây khó khăn khi leo lên xuống. Vì người già thường khó ngủ nên chọn một chiếc giường chắc chắn không gây tiếng động khi trở mình. Đầu giường ngủ nên gắn chuông báo động.
Đồ đạc nên được bố trí gọn gàng, khoa học, dễ nhìn vì người cao tuổi thường đi lại kém hơn. Có thể có thêm chiếc tủ đầu giường để đựng các vật dụng cá nhân như dầu gió, thuốc,... trong tầm tay vì người già trí nhớ kém, có thể với tay sử dụng khi cần.
Những chú ý khi thiết kế phòng ngủ cho người cao tuổi
Phòng thiếu sáng tạo cảm giác bí bách, cô đơn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ánh sáng yếu cũng khiến họ không nhìn rõ đường đi và thị lực cũng suy giảm hơn. Thiết kế nhà cho người già cũng không nên bố trí ánh sáng quá chói. Đèn sáng nên là ánh vàng nhẹ nhàng, mang lại cảm giác ấm áp. Đèn ngủ công tắc dễ bật để thuận tay với trong bóng tối.
Ngoài ra, phòng cũng cần thông gió để người ở có tinh thần thoải mái, gần gũi với thế giới tự nhiên bên ngoài. Vì người cao tuổi có thú vui chăm sóc cây cối nên bạn có thể thiết kế một ban công nhỏ ở phòng ngủ để họ thư giãn, không nên bố trí cây xanh trong phòng vì làm giảm oxy vào ban đêm. Người già cũng ít đi lại nên bạn có thể trang bị thêm vài chức năng giải trị cho các cụ trong phòng như tivi, đài, bàn ghế đọc sách,...
Trên đây là thông tin về cách thiết kế nhà cho người cao tuổi để bạn tham khảo giúp người lớn trong nhà sinh hoạt thuận tiện và an toàn hơn. Xem thêm các thông tin về cách sắp xếp bố trí nội thất nhà ở hữu ích khác trên ancu.me.