Lễ cúng rằm tháng Giêng: Văn khấn, cách cúng đúng đẩy lùi vận hạn
Các cụ đã có câu ''Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng'' "cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" đều thể hiện rằng sự quan trọng đối với con người Việt Nam Từ lâu việc cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, nhằm nguyện cầu mọi sự an lành, bình an và may mắn cho gia đình.
Để hiểu chi tiết về ngày rằm tháng Giêng là ngày gì, cúng rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào tốt, cách sắm lễ và văn cúng rằm tháng Giêng ra sao? Hãy cùng ancu.me tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng văn khấn cúng rằm tháng giêng chuẩn nhất.
Nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu)
Tết Nguyên Tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên chính là ngày rằm tháng Giêng. Tết Nguyên Tiêu là lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc, và sau đó du nhập vào Việt Nam, đến thời điểm hiện tại ngày rằm tháng Giêng đặc biệt quan trọng đối với người Châu Á nói chung.
Tết Nguyên Tiêu là vào ngày nào? Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên là vào ngày rằm tháng Giêng tức ngày 15/1 hàng năm.
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) như thế nào? Theo truyền thuyết, lịch sử Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ rộng đồng của người nông dân. Cứ đến ngày rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch) là người nông dân lại nhanh chóng chuẩn bị công việc đồng áng của mình để tối châm lửa cỏ khô, lá khô để tiêu hủy sâu bọ.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng ngày rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Phật Giáo. Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm (15/1 âm lịch) các chư Tăng thường tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp, từ đó ngày theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đến đức Phật từ bi.
Ngày này chính là thời điểm thích hợp đều mọi người cầu nguyện điều an lành, bình an cho cả năm đầy đủ. Chính vì vậy, ngày Tết Nguyên Đán luôn thu hút được đông đảo quần chúng cũng như giới Phật tử.
Sự tích Tết Nguyên Tiêu
- Sự tích 1: Truyền thuyết về con thiên nga
Sự tích về một con thiên nga sống trên trời được Ngọc hoàng thượng đế yêu quý hết mực. Một ngày nọ, con thiên nga đã bay khỏi thiên đình để xuống hạ giới rong chơi. Điều vô tình không may đã đến khiến con thiên nga bị bắn chết do một người thợ săn.
Khi nghe được tin con thiên nga mà người yêu quá đã chết, Ngọc Hoàng đã vô cùng tức giận bằng cách trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới thay vì trừng phạt một mình người thợ săn.
Khi đó người đã sai Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống hạ giới thiệu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sinh sống. Trên thiên đình có một vị thần thấy được sự trừng phạt quá nặng nề đã bí mật liều mình xuống hạ giới để bày cách cho chúng sinh kế thoát nạn.
Chình vì vậy, ngày rằm tháng Giêng hàng năm đều thấy hình ảnh nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để Ngọc Hoàng tưởng rằng hạ giới đã bị thiêu rụi. Nhờ điều đó mà loài người và muôn thú đã thoát khỏi họa diệt vong.
Kể từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) hàng năm lại thấy mọi nhà treo đèn lồng và gọi với cái tên ngày lễ Tết Thượng Nguyên hoặc Tết Nguyên Tiêu. Đây cũng chính là ngày các thành viên trong gia đình được sum họp, quây quần bên nhau để nguyện cầu một năm mới may mắn, an khang và bình an nhất.
Nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa rằm tháng Giêng hay còn gọi làTết Nguyên Tiêu
- Sự tích 2: Nàng cung nữ hiếu thảo Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán
Theo tương truyền, Hán Vũ Đến có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc với khuôn mặt khôi hài và tính tình lương thiện. Vào thời điểm mùa đông năm đó tuyết rơi rất nhiều, Đông Phương Sóc đi tới ngự hoa viên chơi để thoải mái tinh thần, tình cờ thấy một cô cung nữ có tên Nguyên Tiêu khóc nức nở đang định nhảy xuống giếng tự vẫn.
Đông Phương Sóc nhanh vội chạy đến để ngăn lại rồi hỏi rõ sự tình, cung nữ Nguyên Tiêu kể lại từ ngày vào cung cô chưa một lần được gặp lại người thân khiến nỗi nhớ da diết, kèm theo sự bất hiếu không thể báo hiếu cho song thân nên đã tìm đến cái chết. Nghe đến đây Đông Phương Sóc cảm động và hứa rằng nhất định anh sẽ đưa cô ra ngoài để đoàn tụ với cha mẹ.
Đến một ngày Đông Phương Sóc có nghĩ ra một kế giả làm thầy xem bói, rồi bày một gian hàng xem bói tại kinh thành Trường An khiến mọi người tranh nhau nhờ xem quẻ. Nhưng hầu hết quẻ của mọi người đều có chữ “ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”, quẻ bói đó đã khiến cả kinh thành Trường An hoảng sợ đến cầu xin Đông Phương Sóc tìm cách giải trừ.
Lúc này Đông Phương Sóc có nói rằng: “Vào thời điểm chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hỏa Thần sẽ đưa một thần nữ áo đỏ xuống hạ giới để tra xét và đây chính là sứ giả phụng theo ý chỉ đến thiêu đốt kinh thành Trường An. Có thể ngày hôm đó sẽ nghĩ ra được biện pháp”.
Nói xong Đông Phương Sóc vứt xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi, mọi người nhanh chóng nhặt lên đưa đến bẩm bảo Hoàng Thượng. Hán Vũ Đế cầm xem thấy dòng chữ "Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm".
Dòng chữ khiến Hán Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc đến, anh giả vờ suy nghĩ rồi phán “Thần nghe nói Hỏa Thần rất thích ăn bánh trôi, cung nữ Nguyên Tiêu trong cung thường nấu cho bệ hạ ăn đúng không? Hòa thượng hãy bảo nàng ấy làm bánh trôi rồi thắp hương dâng cúng Hỏa Thần”.
Qua câu nói này, Hoàng thường hạ lệnh cho nhà nhà đều phải làm bánh trôi dâng cúng Hỏa Thần. Đồng thời thần dân phải treo đèn, nổi lửa và đốt pháo khắp thành giống như kinh thành Trường An đang bị cháy để qua mặt Thượng Đế. Cùng đó thông báo cho toàn bộ thần dân cứ đến đêm rằm tháng Giêng phải vào thành để xem hoa đăng giúp tiêu tai giải nạn.
Nghe được vậy, Hoàng đế mừng rỡ làm theo lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch) sẽ treo đèn kết hoa và vui chơi náo nhiệt, ngày hôm đó cha mẹ Nguyên Tiêu cùng em gái vào thành để xem hoa đăng, thấy chữ đèn treo trong cung có tên "Nguyên Tiêu" liền hét lớn: "Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!".
Nghe thấy lời gọi của cha mẹ, nàng Nguyên Tiêu từ đó được đoàn tụ với gia đình. Và kể từ đó , hình ảnh Tết Thượng Nguyên tồn tại trong đời sống người Việt, cứ đến ngày rằm tháng Giêng hàng năm là nhà nhà treo lồng đèn, đốt pháo, đi xem hoa đăng.
Ý nghĩa lễ rằm tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên)
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Tết Thượng Nguyên, đây là một ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên Đán. Theo như tín ngưỡng thì các gia đình theo Đạo Phật sẽ bái Phật, còn những gia đình cúng Thổ công Thần tài hoặc âm hồn các đẳng... sẽ cúng họ. Nhưng tất cả đều phải cúng Gia Tiên để bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất với mong ước người trên có thể phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe và bình an.
Theo các cụ xưa có kể, rằm tháng Giêng vốn là ngày Tết Trạng Nguyên. Vào ban đêm trăng soi sáng vạn vật trần gian đầu tiên của năm mới, chính vì vậy Hoàng Thượng có mở đại tiệc ở vườn thượng uyển để mời các Trạng Nguyên đến sự tiệc và cùng ngắm hoa, làm thơ xướng họ, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên…
Kể từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng lại xuất hiện các buổi họp mặt của các văn thần thi sỹ ở nhiều nơi để cùng nhau ngắm cảnh dưới ánh trăng sáng giúp bài thơ và câu đối trở nên phong phú hơn. Chính vì vậy mà ngày Tết Nguyên Tiêu đã trở thành một nét văn hóa tao nhã mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, kéo theo đó là sự gắn kết giữa các quốc gia khác với phong tục tập quán của dân tộc ta, những vẫn giữ được bản sắc dân tộc riêng.
Rằm tháng Giêng ở Việt Nam vô cùng náo nhiệt bởi bạn sẽ thấy được hình ánh sáng rực của những chiếc đèn lồng đủ màu sắc tại Hội An, nhà nhà đều ăn bánh trôi và cúng cỗ để mỗi gia đình cầu nguyện có một ăn hạnh phúc và an lành.
Còn rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) ở Trung Quốc của người Hoa, họ cũng không khác biệt so với rằm tháng Giêng ở Việt Nam, họ cũng ngắm đèn, ăn bánh trôi cùng với các hoạt động vui chơi giải trí như múa lân, diễu hành...cực kỳ sôi động. Nhưng cúng rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc lại có sự khác biệt, người dân xứ sở kim chi đến ngày này đều thổi cơm ngũ cốc thay vì làm bánh trôi nhằm mong muốn một năm mới bội thu, nỏ đủ và may mắn.
Thời gian cúng rằm tháng Giêng
Nhiều gia đình có thắc mắc không biết cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) năm Tân Sửu 2021 vào giờ nào và từ ngày nào cho đúng tốt nhất, cúng rằm tháng Giêng 14 hay 15, cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hoặc ngày 13 có được không, rằm tháng Giêng là tháng mấy, ngày mấy, bao nhiêu dương lịch….
Rất nhiều gia đình đã cúng rằm tháng Giêng khá sớm từ ngày 12 và ngày 13 âm lịch và cúng sáng hay chiều đều được, nhưng thời điểm này chưa chắc đã đúng. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có được cách cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) khi nào, từ ngày nào và lúc mấy giờ chi tiết nhất:
Cúng rằm tháng Giêng vào lúc nào? Tết Thượng Nguyên tương ứng với ngày tháng năm nào?
Rằm tháng Giêng năm 2021 Tân Sửu vào ngày 26/2 dương lịch nên thời gian cúng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 26/2 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Bởi theo quan niệm, đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Tuy nhiên, nếu gia chủ không sắp xếp được công việc để cúng vào ngày và giờ trên thì gia chủ có thể cúng trước từ sáng ngày 25/2 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 26/2 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Hiện nay theo đời sống được cởi mở hơn thì việc lựa chọn ngày giờ cúng cũng sẽ linh động hơn, miễn sao thể hiện được tinh thần hiếu đức và tấm lòng thành kính đến ông bà tổ tiên, cá vị Thần Phật là được.
Cách sắm lễ, bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng tết Nguyên Tiêu giúp tụ lộc tài
Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng tại nhà
- Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng là ngày lễ mà bất cứ một gia đình Việt nào cũng sắm lễ để làm mâm cỗ rằm tháng Giêng như cơm chay, hương đèn, hoa quả….để kính dâng lên tổ tiên.
Cách cúng rằm tháng Giêng hầu hết đều phải tuân theo các bước chuẩn xác nhất, tuy nhiên việc sắm lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà còn phải phục thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của mỗi vùng miền để thể hiện được tấm lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh nhằm nguyện cầu sự an lành và may mắn cho gia đình.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng thể hiện được tấm lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh
Nhưng mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? rằm tháng Giêng cúng chay hay mặn? rằm tháng Giêng cúng hoa gì và sắm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng gồm những gì đúng chuẩn nhất. Ngay nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhất về cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) tại nhà đơn giản và phổ biến nhất.
Rằm tháng giêng có cúng ngoài trời không? Thường thì sẽ sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) trong nhà và ngoài trời là mâm cúng Phật cúng thần linh rằm tháng Giêng và mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ.
1. Mâm cỗ cúng Phật
Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ ăn chay, sạch sẽ và thanh đạm. Không cần phải bày biện quá đầy mà chỉ cần mỗi món ăn vừa đĩa, bát là được.
Đối với cỗ chay thì tùy loại với số lượng từ 0, 12 đến 25 món nhưng phải đảm bảo rằng mâm lễ cúng rằm tháng Giêng hay mâm hoa ngũ quả cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) đều phải có sự hiện diện của 5 màu sắc đỏ - xanh - đen - trắng - vàng tương ứng với 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ để thể hiện cho một cuộc sống đầy đủ và đong đầy.
Mâm cỗ chay cúng Tết Nguyên Tiêu bao gồm các món sau:
- Hoa quả
- Xôi chè
- Món xào chay không thêm nhiều hương liệu
- Các món đậu
- Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.
- Bánh trôi nước
Ăn cơm chay chính là một cách để con người tìm tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Bạn đừng quên Xem phong thủy nhà ở chi tiết nhất trực tiếp trên ancu.me.
2. Mâm cỗ cúng gia tiên
Trong ngày Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) ở việt nam đều có mâm cỗ cúng gia tiên nhằm tỏ lòng biết ơn và thành kính đến những người đã khuất. Thường thì mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu cho gia tiên sẽ là mâm lễ mặn và khá giống với mâm cỗ ngày Tết.
Một mâm cơm cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) đầy đủ sẽ bao gồm 4 bát và 6 đĩa, tổng thành tròn 10 món (tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình có thể hơn) bao gồm như sau:
- 4 bát bao gồm: Bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa bao gồm: Đĩa thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính hoặc thay bằng đĩa xào, dưa muối, xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
- Một bát cơm tẻ.
Mỗi một món cúng rằm tháng Giêng xuất hiện trên mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng tại nhà đều thể hiện những ước mong của mỗi gia đình. Bánh chưng, cơm cúng tức là có nếp có tẻ sẽ có âm có dương mang đến sự đủ đầy và sinh sôi nảy nở. Đầy đủ các loại vị từ mặn, ngọt, cay thể hiện cho sự đầy đủ và cầu mong một năm an lành.
Qua đây chắc hẳn bạn đã biết cúng ngày rằm tháng Giêng nên mua những gì và cần sắm những gì rồi đùng không. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị có các lễ vật cúng ngày rằm tháng Giêng trong nhà và ngoài trời khác như sau:
- Sớ cúng rằm tháng Giêng
- Hoa tươi
- Vàng mã
- Hương
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu
- Thủ tục cúng rằm tháng Giêng
Rất nhiều gia chủ thắc mắc không biết cúng rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời và thủ tục cúng Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) sao cho đúng. Vậy cúng rằm tháng Giêng như thế nào, nên và cần phải làm gì? Hãy cùng xem chi tiết cách cúng ngày rằm tháng Giêng tại nhà đúng cách nhất dưới đây.
1. Các bước cúng rằm tháng Giêng
- Bước 1: Đi lễ chùa vào buổi tối ngày 14/1 âm lịch để thắp hương và dâng lễ mâm hoa quả cúng rằm tháng Giêng.
- Bước 2: Cúng ngày rằm tháng Giêng tại nhà vào ngày 15/1 âm lịch, khoảng từ 11h – 13h là tốt nhất. Ngoài ra, gia chủ có thể cũng vào buổi chiều.
- Bước 3: Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài trời và trong nhà.
- Bước 4: Đọc bài khấn lễ cúng rằm tháng Giêng ở trong nhà rồi ra ngoài trời khấn tiếp.
Nếu gia đình nào vướng hạn thì nên mời thầy về nhà làm lễ cúng giải hạn rằm tháng Giêng là tốt nhất.
Thủ tục cúng rằm tháng Giêng sao cho đúng cách nhất
2. Nghi lễ cúng ngày rằm tháng Giêng
- Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng thờ gia tiên như sau:
Mâm cỗ cúng đặt trên bàn thờ gia tiên rồi gia chủ thắp 1 hoặc 5 nén nhang rồi thưa rằng:
Con kính lạy cụ tổ, kính lạy gia tiên nội ngoại, hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, với tấm lòng thành kính nhớ ơn công đức của tổ tiên.
Nay chúng con lòng thành nhang đăng thỉnh cầu kính mời cụ tổ cùng gia tiên nội ngoại về ngự trước án để chứng minh cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Chúng con cầu xin gia tiên phù hộ che chở cho con cháu một năm mới bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý, vận khí hanh thông, mọi việc được thành công như ý nguyện... (chúng con xin đa tạ) 3 lần rồi vái lạy tổ tiên.
- Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời lần lượt như sau:
- Mâm lễ thờ hướng Đông:
Gia chủ đứng lễ phải quay mặt về hướng Đông nhằm tưởng nhớ đến các vị Hoàng Đế, Thánh nhân, vị quan đại thần, trạng nguyên có công với nước. Rồi thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con kính lạy các vị Đế vương anh minh, các vị Thánh nhân, các vị quan đại thần, cùng các vị quan trạng Việt Nam.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, gia đình chúng con có chút lễ vật lòng thành xin được nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ giá để chúng con được bày tỏ sự tôn kính công ơn của các vị với nhân dân với đất nước.
Đầu xuân mới con nguyện cầu cho đất nước được thái bình, nhân dân được mạnh khoẻ, hạnh phúc, văn minh, thịnh vượng, con nguyện cầu mong các vị ban ơn ban lộc cho con cháu chúng con được mạnh khoẻ, thông minh, học giỏi, sự nghiệp hanh thông để góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, và thịnh vượng. Chúng con xin thành tâm kính lễ và đa tạ chư vị.
(Con xin đa tạ) 3 lần rồi lễ 9 lễ.
- Mâm lễ thờ hướng Nam:
Gia chủ đứng lễ phải quay mặt về hướng Nam nhằm tỏ lành kính trọng đến các vị Thần Tiên, thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con kính lạy chư vị thần tiên tam giới, con kính lạy sơn thần long thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài... hạ đàn chứng giám.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, chúng con có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Đầu năm mới chúng con nguyện cầu chư vị ban cho đất nước con được thái bình, nhà nhà ai cũng được ban tài, ban lộc, ban phúc, ban thọ, toàn dân được văn minh thịnh vượng vạn sự cát tường như ý.
(Chúng con xin đa tạ) 3 lần và lễ 9 lễ.
- Mâm thờ hướng Tây:
Gia chủ đứng lễ phải quay mặt về hướng Tây nhằm tỏ lành kính trọng đến các vị Đức Phật, thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng:
(Con Nam Mô A Di Đà Phật) 3 lần.
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương đất, lạy chư phật ở 10 phương, con lạy Thượng Đế toàn năng, con lạy Phật Tổ vạn pháp, con lạy chư vị tam thiên, chư vị phật pháp, con lạy hội thượng phật bồ tát, con nam mô bạch y linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát ma ha tát hồng niên tọa hạ.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, là ngày vía Phật hiển linh, chúng con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu kính mời Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Năm mới chúng con cầu xin đức Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp phù hộ độ trì cho đất nước con, cho bách gia trăm họ được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thân tâm an lạc, cầu xin đức Phật Tổ cùng chư vị minh chứng cho tấm lòng thành kính của chúng con, (con Nam Mô A Di Đà Phật ) 3 lần lễ 9 lễ.
- Mâm thờ hướng Bắc:
Gia chủ đứng lễ phải quay mặt về hướng Bắc nhằm tỏ lòng tôn kính đến các vị Thượng Đế, Ngũ Đế, Đại Tiên, chư vị thần tướng thiên tướng, thiên binh và thiên mã. Rồi thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con kính lạy Thượng Đế toàn năng. Con kính lạy Đông phương thanh đế. Nam phương xích đế. Tây phương bạch đế. Bắc phương hắc đế. Trung ương hoàng đế.
Con kính lạy càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, con kính lạy Thái Thượng Lão Quân, con kính lạy Huyền Thiên Trấn Vũ.
Con kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất chúng con thành kính nhang đăng thỉnh tấu lên Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng các vị Thiên tướng, Thiên binh, Thiên mã.
Kính tấu rằng: Chúng con xin đa tạ Thượng Đế đã tạo lập thế gian và ban cho chúng con sự sống, được tu tâm tu đức và hành đạo, thể xác chúng con được mạnh khỏe, trí tuệ chúng được minh ý.
Con xin nguyện cầu Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị ban cho chúng con sức mạnh, trí tuệ, sự năng động sáng tạo, tâm đức thiên giới và niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế để thế giới được thái bình, muôn loài được hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng.
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng
Sau khi bạn đã biết cách sắm đồ lễ cúng thắp hương rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên) thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và mâm cúng, khâu tiếp theo đó là cách cúng rằm tháng Giêng ở nhà và đọc văn khấn ngày rằm tháng Giêng trong khi tiến hành nghi lễ.
Dưới đây sẽ là chi tiết bài cúng, văn khấn 15 tháng Giêng trong nhà và ngoài trời năm (tại nhà), bài khấn rằm tháng Giêng tại chùa năm Tân Sửu 2021 ngắn gọn chính xác nhất các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng:
1. Bài văn khấn rằm tháng Giêng trong nhà
Cùng xem bài văn cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) tại nhà cầu bình an, cầu sức khỏe...theo văn khấn cổ truyền Việt Nam như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Các bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng phổ biến nhất
2. Bài văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời
Đây là bài văn khấn Tết Nguyên tiêu ngoài trời vừa để cúng thần linh vừa để dâng sao giải hạn bạn có thể tham khảo:
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm……………..
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Ngụ tại:…………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực
Tử vi
Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quân
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời sáng lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
3. Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa
Bài văn khấn cúng chúng sinh rằm tháng Giêng tại chùa bạn nên tham khảo:
Gia chủ có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau để thể hiện tấm lòng thành tâm của mình tới đức Phật.
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo
Cúng rằm tháng Giêng tại công ty
Cách sắm lễ cúng thần tài rằm tháng Giêng và cách sắm lễ cúng thổ công ngày rằm tháng Giêng tại cơ quan, công ty, cửa hàng cũng giống như các sắm lễ cúng tổ tiên ngày rằm tháng Giêng tại nhà.
Khi đã chuẩn bị lễ thắp hương rằm tháng Giêng tại cơ quan xong thì bạn tiếp tục bài cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) trong khi tiến hành nghi lễ. Đây là bài văn khấn cúng ngày rằm tháng Giêng thổ công và ban thần tài dành cho các cơ quan, cửa hàng, doanh nghiệp có bàn thờ thổ công, các vị thần bạn có thể tham khảo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Những kiêng kỵ cúng rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng kiêng kỵ gì? rằm tháng Giêng là một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với dân tộc ta. Để có được cách sắm lễ, bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất thì bạn không nên bỏ qua những kiêng kỵ dưới đây để mang lại vận khí tốt cho gia đình.
- Tránh đánh vỡ đồ đạc hay làm hỏng đồ trong nhà bởi điều này đồng nghĩa với việc năm mới gặp nhiều vận xui.
- Kiêng kỵ việc đi đến những nơi âm khí nặng nề như nhà xác, mồ mả, bệnh viện...đặt biệt đối với những người có sức khỏe kém và yếu bóng vía.
- Không nên cho người khác mượn tiền bởi điều này giống như bạn đang cho đi tài khí của mình.
- Tránh làm mất tài sản vào ngày này không sẽ mang đến một năm tài vận yếu kém.
- Không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy hoặc trống rỗng, không sẽ đói kém cả năm.
- Kiêng câu cá vào ngày rằm tháng Giêng bởi hành động này sẽ mang đến vận hạn đen xui.
- Không được để quần áo bị rách.
- Tránh sát sát không sẽ khiến tài vận suy giảm và bệnh tật.
- Không được nói tục, chửi bậy.
- rằm tháng Giêng có kiêng quan hệ vợ chồng? Ngày này không nên quan hệ không sẽ sẽ dẫn đến những điều xui, đen đủi và đại hạn.
- Kiêng để trẻ con khóc bởi trẻ con khóc sẽ khiến gia đình không may mắn.
- Không chải tóc, soi gương nửa đêm rằm tháng Giêng.
- Rằm tháng Giêng kiêng ăn gì? Tết Nguyên Tiêu không nên ăn mực, thịt chó, thịt vịt, trứng vị không sẽ bị điềm xui bám đến. Do đó, ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) chỉ nên ăn bánh trôi và những món ăn cúng tổ tiên đã nói ở trên.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về phong tục lễ cúng ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) miền Nam và miền Bắc bạn nên biết. Chắc hẳn bạn đã biết tại sao phải cúng rằm tháng Giêng và trả lời được thắc mắc rằm tháng Giêng có cúng chúng sinh không? Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt giúp nghi lễ được tiến hành một cách suôn sẻ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đi lễ chùa: Sắm lễ, khấn thế nào, cầu gì cho đúng?