Phong thủy mái nhà, xem ngày lợp, cách tính xà gồ theo Ngũ hành
Từ xưa đến nay việc lựa xem ngày lợp mái nhà, đổ trần là vô cùng quan trọng bởi mái nhà chính là nơi có vai trò ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tài lộc, tiền tài của cả gia đình. Chính vì vậy, người dân Việt Nam ta luôn có quan niệm tâm linh về xem ngày lợp mái theo tuổi với mong muốn mang đến sự thuận lợi, cát khí và an toàn cho việc xây dựng.
Vậy làm sao để chọn ngày tốt lợp mái nhà cho mình? Bài viết dưới đây ancu.me sẽ giúp bạn chọn được ngày tốt làm mái nhà và những điều kiêng kỵ lợp mái nhà phong thủy cần phải biết giúp gia chủ luôn thoải mái tinh thần làm ăn phát đạt sức khỏe dồi dào và tiền vào như nước.
Tại sao phải xem ngày tốt lợp mái nhà?
Khi xây nhà thì ngoài việc xem ngày động thổ thì việc cất nóc đổ mái nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi mái nhà chính là nơi che chở bình yên cho cả gia đình. Đây là nơi mang lại sự thuận lợi, thịnh vượng, cát khí và thành công cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Nếu chọn được ngày đẹp lợp mái nhà hợp với tuổi gia chủ thì sẽ mang lại suôn sẻ khi tiến hành thi công. Còn nếu chọn ngày lợp mái nhà ngày giờ xấu, ngày hắc đạo thì mọi việc diễn ra sẽ dễ gặp trục trặc, không như ý muốn.
Phong thủy mái nhà, xem ngày lợp, cách tính xà gồ theo Ngũ hành
Hướng dẫn cách xem ngày lợp mái theo tuổi
Từ xưa tới nay, ông bà ta đều có quan niệm khi tiến hành làm nhà đều phải chọn ngày đẹp hợp tuổi với mong muốn mọi chuyện được hanh thông và suôn sẻ.
Chính vì vậy việc xem ngày lợp mái tôn, phong thủy mái ngói hay xem ngày làm mái hiên nhà ống, nhà phố,...là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự bền vững của ngôi nhà cũng như sức khỏe của cả gia đình.
Vậy để xem và chọn ngày giờ tốt lợp mái nhà cụ thể chi tiết như thế nào? Hãy cùng xem nội dung dưới đây là một số cách coi ngày làm mái nhà thông dụng và đơn giản cho bạn tham khảo.
Xem ngày làm mái nhà theo ngày giờ đẹp (ngày giờ hoàng đạo)
Lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để lấy khoảng thời gian tốt nhất giúp mang lại may mắn, thuận lợi. Chỉ cần loại bỏ những ngày xấu trong tháng như Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật.
Thông thường, trong 1 tháng sẽ có các ngày Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật là ngày xấu nhất, bạn cần phải tránh. Những ngày xấu cụ thể như sau:
- Ngày Tam nương bao gồm các ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 âm lịch hàng tháng.
- Ngày Thọ tử bao gồm các ngày mùng 5, 14 và ngày 23 âm lịch hàng tháng.
- Ngày Dương công kỵ nhật bao gồm các ngày 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
Đây đều là những ngày kiêng kỵ lợp mái nhà theo phong thủy. Như đã nói ở trên, trong tháng chỉ còn các ngày sau là có thể lợp mái nhà là ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17,20, 24, 26, 28, 30 (âm lịch - chú ý phải dựa vào tuổi của gia chủ).
Ngoài ra, cần tránh cúng lợp mái nhà và lợp mái nhà trong phong thủy vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch bởi tháng 3 (tiết thanh minh tảo mộ) và tháng 7 (lễ Vu Lan báo hiểu mở cửa cõi âm) là hai tháng trong năm có liên quan đến cô hồn, để người chết khỏi kinh động đến người đã khuất. Dẫn đến việc chuyển nhà không được suôn sẻ và may mắn.
Nhưng nếu bắt buộc phải lợp mái trong tháng này thì gia chủ cần chú ý xem ngày giờ cẩn thận để tránh phạm phải ngày giờ kiêng kỵ.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm hàng ngàn tin rao vặt bán đất chính chủ giá rẻ tại Sàn giao dịch bất động sản ancu.me.
Xem ngày làm mái nhà theo ngày giờ đẹp (ngày giờ hoàng đạo)
Xem ngày lợp mái nhà theo tuổi gia chủ
Rất nhiều thắc mắc về việc đổ mái nhà có cần phải xem tuổi hay không? Theo phong thủy, cần phải xem ngày đẹp lợp mái nhà hợp phong thủy căn cứ vào tuổi và mệnh của gia chủ.
Quan niệm xưa của ông cha ta cũng như phong thủy khi làm mái nhà cần chọn ngày tốt theo tuổi nên tránh những ngày giờ xung với bản mệnh, tuổi của gia chủ. Điều đó sẽ tránh gặp phải những điều không may mắn, ảnh hưởng tới tiền tài và sức khỏe của gia đình.
Phong thủy mái nhà nhất định nên biết
Thiết kế mái nhà hợp phong thủy
- Nóc mái hình tam giác
Những ngôi nhà có nóc mái hình tam giác thường có độ dốc lớn, khiến cho vượng khí ngôi nhà biến đổi dị thường và làm mất cân bằng âm dương trong nhà, không tốt cho các thành viên trong gia đình.
Vì vậy, cách khắc phục tốt nhất cho kiểu nóc mái hình tam giác là cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mơi nghiêng ra ngoài sẽ giảm bớt được độ dốc cho nóc nhà, vừa đảm bảo được yếu tố phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cực cao.
- Mái dốc về một phía
Mái dốc về một phía có thể là mái chữ A, mái lệch, mái thái, 1 mái, 2 mái..sử dụng ngói hoặc tôn. Kiểu mái này sẽ khiến ngôi nhà nhận phải một lượng ánh sáng chiếu rọi vào nhà cực lớn, khiến người sống trong nhà bị nóng nực và bực bội. Ngoài ra, ngôi nhà thiết kế mái dốc về một phía sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thụ khí của cơ thể người sống trong nhà.
Do đó, hãy khắc phục bằng cách sửa lại mái dài bằng cách nâng cao mép của một mái lên khoảng tầm 3m, với phía mái còn lại nên thiết lập mái mới.
- Mái bằng
Nhà mái bằng thường được thiết kế với kết cấu hiện đại, để tận dụng làm sân thượng và sân phơi hoặc hóng mát. Những ngôi nhà mái bằng thường truyền nhiệt nhanh, khiến mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như sức khỏe của người sống bên trong ngôi nhà.
Theo phong thủy mái nhà, cách khắc phục thế nhà trên bằng cách như sau:
Với những ngôi nhà bằng mái gỗ, gia chủ nên nâng cao nền để có thể giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào cả mùa hè và mùa đông.
Nếu ngôi nhà mái bằng nhà bạn sử dụng giấy dán tường bằng plastic thì nên thay đổi bằng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn.
Những ngôi nhà biệt thự hoặc nhà phong cách Châu Âu, Tây có thể bóc và gỡ những vật liệu hợp chất hóa học ra để thay bằng ván gỗ mỏng và gỗ dày cho sàn nhà. Đảm bảo sẽ mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
- Mái giữa cao, hai bên thấp
Trong phong thủy nhà 2 mái, kiểu hình dáng mái trên được gọi là “hàn hiên”. Mái nhà này sẽ tạo cho người nhìn cảm giác cô độc bởi theo kiểu ngọn núi dốc thuộc hỏa, không tốt phong thủy cho mái nhà và nhà ở.
Thực tế, ngôi nhà có mái giữa cao và hai bên thấp thường lồi lõm, không bằng phẳng. Khi trời mưa gió, nước đổ mạnh về phía thấp khiến mức độ xâm nhập của nước lan rộng, gây ảnh hưởng không tốt tới vật liệu xây dựng của ngôi nhà.
Chính vì vậy, hãy lựa chọn những loại vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.
Phong thủy mái nhà nhất định nên biết
- Mái vòm
Mái vòm hoặc tròn được gọi là mái nhà hình Kim, loại mái nhà này nên sơn màu xám phù hợp với các trung tâm nghiên cứu, ngành tài chính, kinh tế, tòa án. Theo phong thủy, nhà mái vòm không được xây theo hướng Nam hoặc hướng Đông - Đông Nam, sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn và bất ổn.
- Mái nhà lượn sóng
Mái nhà lượn sóng nhấp nhô được gọi là mái nhà hình Thủy. Xem phong thủy mái nhà thì dạng mái này thường không may mắn, hàm chứa những khó khăn và bế tắc. Nếu có xây dựng mái Thủy cần chú ý không hướng ra phía Tây Nam – Đông Bắc và hướng Nam, gây xung khắc với nhà.
- Mái như không mái
Theo mái nhà và phong thủy, nhà không mái được coi là dạng mái còn dang dở không tốt cho sự nghiệp. Nhưng về mặt kiến trúc, kiểu mái nhà này thường xuất hiện trong xây dựng nhà phố, nhà ống,...khá sáng tạo nên mang tới sự thoáng đãng và khá đẹp mắt.
Cách tính xà gồ theo phong thủy
Cách tính số lượng thả xà gồ (đòn tay) cho mỗi mái nhà cũng như cách tính bậc cầu thang thường có rất nhiều cách cũng tương tự như, nhưng với phương pháp tính xà gồ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt (Sinh-Lão-Bệnh-Tử) khi làm mái nhà được nhiều người áp dụng. Ngay sau đây sẽ là cách tính số lượng xà gồ Sinh-Trụ-Hoại-Diệt áp dụng thuật toán phong thủy như sau:
Đầu tiên bạn cần hiểu Sinh-Trụ-Hoại-Diệt chính là Xuân-Hạ-Thu-Đông. Trong 4 mùa thì có mùa Hạ và mùa Xuân là hai mùa mang sức khỏe cùng tài lộc dồi dào nhất, còn lại mùa Thu và mùa đông mang tới những điều không tốt lành.
Chính vì vậy, khi chọn số lượng xà gồ (đòn tay) hải quay về chu kì của mùa Xuân hoặc Hạ.
Cụ thể cách tính xà gồ (đòn tay) theo phong thủy đếm như sau:
- Xà gồ đầu tiên là số (1) gọi là SINH
- Xà gồ thứ nhì là số (2) gọi là TRỤ
- Xà gồ thứ ba là số (3) gọi là HOẠI
- Xà gồ thứ tư là số (4) gọi là DIỆT
Và cứ lặp lại như vậy, xà gồ thứ năm là SINH, xà gồ thứ sáu là TRỤ,…Ta rút ra được công thức tính cho chu kì quay vòng: SINH = 4 x n +1, “n” là số chu kỳ lặp lại.
n=1, SINH=[4 x 1 +1] = 5
n=2, SINH=[4 x 2 +1] = 9
n=3, SINH=[4 x 3 +1] = 13
n=4, SINH=[4 x 4 +1] = 17
n=5, SINH=[4 x 5 +1] = 21
n=6, SINH=[4 x 6 +1] = 25
Số xà gồ (đòn tay) đẹp theo phương pháp tính xà gồ cho một mái nhà thường là SINH, TRỤ:
SỐ XÀ GỒ (ĐÒN TAY) ĐẸP | |||||||||
SINH | 1 | 5 | 9 | 13 | 17 | 21 | 25 | 29 | 33 |
TRỤ | 2 | 6 | 10 | 14 | 18 | 22 | 26 | 30 | 34 |
Những kiêng kỵ khi lợp mái nhà
Hiện nay có rất nhiều dạng mái nhà được lợp theo vật liệu mái khác nhau như mái tôn, lợp mái ngói,...nhằm mang đến sự lựa chọn phù hợp cho mọi nhà. Tuy nhiên lợp mái nhà như thế nào với hợp phong thủy là điều cần phải quan tâm để tránh những kiêng kỵ khi thiết kế mái nhà, ngay dưới đây sẽ là một số những kiêng kỵ theo phong thủy lợp mái nhà được nhiều nhà thiết kế quan tâm và vận dụng bạn nên biết.
- Điểm góc mái
Điểm góc mái chính là điểm xung yếu, chính vì vậy mà mái nhà thời xưa thường được thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa nhằm mục đích để giữ vững góc mái một cách tốt nhất. Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế cửa chính diện với góc mái, theo phong thủy lợp mái nhà sẽ gây cảm giác bất an cho người ở và những điều không tốt cho ngôi nhà.
Nhưng hiện nay, những ngôi nhà đều được thiết kế mái nhà kiểu hình tam giác giúp nước mưa chảy xuống một cách dễ dàng, không gây ứ đọng nước và bụi bẩn trên nóc nhà,
- Cấu tạo của lợp mái
Theo như thiết kế mẫu nhà truyền thống xưa kia thì phần mái sẽ quay mặt dài về hướng Nam, khiến cho phần đỉnh mái nhà kép từ hướng Đông sang hướng Tây. Đồng thời, mọi gia đình đều dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt trên đỉnh của mái nhà và kết hợp treo thêm tấm bùa bát quái ở giữa, nhằm thể hiện sự trân trọng của chính gia chủ với ngôi nhà của mình.
Còn đối với những ngôi nhà được thiết kế hiện đại ngày nay đều không dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt trên đỉnh của mái nhà và kết hợp treo thêm tấm bùa bát quái ở giữa như trước. Mà họ thường đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh cho mình.
Những kiêng kỵ khi lợp mái nhà
- Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”
Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình” chúng ta có thể hiểu đơn giản là khi thiết kế mái nhà, cần phải tránh các góc cạnh của mái đình, đền miếu, góc ao hướng chính diện trực tiếp vào nhà sẽ mang những điều không tốt lành,
- Nóc nhà
Thường thì mái nhà thường được thiết kế theo hình tam giác và có khe hở ở giữa hai đầu, nhằm mục đích thông khí và thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài. Không nên thiết kế cửa ra vào đối diện với nóc nhà bởi điều này theo phong thủy không tốt, sẽ khiến gia chủ bị hao tài tốn của.
- Cây đòn dông
Cây đòn tay và đòn dông đóng vai trò không thể thiếu khi thiết kế mái nhà. Theo như phong thủy đổ mái nhà thì đòn dông và đòn tay cấm kỵ chĩa thẳng sang nhà bên cạnh, cần phải bịt kín để tránh gây ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.
- Màu sắc mái nhà
Trên thị trường hiện nay khá đa dạng mẫu mã, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, kích thước,...vì vậy bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu mái nhà mang màu sắc theo ý thích của riêng mình, đặc biệt là với mái tôn.
Tuy nhiên, theo phong thủy nhà ở thì gia chủ cần phải kiêng kỵ việc sử dụng mái lợp màu xanh. Hãy sử dụng mái lợp màu đỏ hoặc màu nâu sẫm để giúp mang nhiều vượng khí cho ngôi nhà thêm tài lộc, may mắn và phát tài.
Mái nhà chính là một bộ phận vô cùng quan trọng và nổi bật của mỗi ngôi nhà. Chính vì vậy, hãy tham khảo cách xem ngày tốt lợp mái nhà, cùng những kiêng kỵ về phong thủy mái nhà ở trên để căn nhà thêm đẹp hơn mà còn đem lại sự thư thái, an lành cho cả gia đình.
Xem thêm: Văn khấn đổ mái nhà, cúng cất nóc nhà, sắm lễ cúng đổ trần tầng 1