Luật xây dựng mới nhất năm 2020 và những điểm quan trọng
1. Luật xây dựng là gì? Luật xây dựng ban hành năm nào?
Khái niệm pháp luật xây dựng
Luật xây dựng (construction law) là hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động xây dựng, các quyền và nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng và có hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Về cơ bản pháp luật xây dựng Việt Nam là tổng toàn bộ luật xây dựng bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng. Mọi vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng, đầu tư dự án xây dựng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.
Bởi vậy, bạn đọc muốn tham khảo các tư vấn quy định luật xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ ở đô thị, nông thôn, trong ngõ hay căn cứ luật xây dựng dự án chung cư, luật xây nhà ở liền kề, nhà ở xã hội, quy định về luật xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng trái phép nhà xưởng, tường chung, tường rào, quy định khi mở cửa sổ, việc trổ cửa sổ, đua ban công… hãy tham khảo các quy định của luật xây dựng mới nhất dưới đây:
Lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam
- Luật xây có từ khi nào?
- Luật xây dựng hiện hành, mới nhất hiện nay là gì?
Dưới đây là những thông tin về lịch sử hệ thống luật xây dựng ra đời, ban hành năm nào? Những lần luật sửa đổi luật xây dựng theo từng giai đoạn để bạn đọc có thể nắm rõ những tiến trình phát triển từ hình thành, sửa đổi bổ sung đến thay thế luật xây dựng hiện nay, biết được các quy định luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn luật xây dựng mới nhất bao gồm thông tư, nghị định xây dựng mới nhất nào đang và đã hết hiệu lực để áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hiện hành.
Hệ thống pháp luật xây dựng qua các từ trước đến nay
Luật xây dựng trước năm 2003
Văn bản pháp luật xây dựng đầu tiên được ban hành từ những năm 1960, 1970 cho đến trước năm 2003 với nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị nhưng mang tính chất riêng lẻ chưa có một bộ luật xây dựng chung như:
- Thông tư số 120-TTg năm 1969 của Hội đồng Chính phủ: Quy định nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành Xây dựng cơ bản;
- Chỉ thị số 119-TTg năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý các công trình xây dựng dưới hạn ngạch;
- Nghị định số 242-CP năm 1971 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng;
- Nghị định số 385/HĐBT năm 1990, Nghị định số 177/CP năm 1994, Nghị định số 42/CP năm 1996 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP năm 1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP năm 2000,
- Nghị định số 07/2003/NĐ-CP năm 2003 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng…
Luật xây dựng năm 2003 đến trước năm 2014
Năm 2003 là dấu mốc quan trọng đối với ngành xây dựng khi ban hành: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003, là văn bản đầu tiên điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Đồng thời trong giai đoạn này hệ thống luật liên quan đến xây dựng như: Luật Nhà ở (năm 2005), Luật Kinh doanh BĐS (năm 2006), Luật Quy hoạch Đô thị (năm 2009) giúp mang đến một hệ pháp luật quy định về xây dựng hoàn thiện.
Đồng thời với luật là hệ thống thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật (VBPL) hướng dẫn luật xây dựng chi tiết như: Nghị định hướng dẫn luật xây dựng năm 2003 (Nghị định 16/2005/NĐ-CP: về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 12/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP)
Luật xây dựng năm 2014 đến nay
Hệ thống pháp luật xây dựng được hoàn thiện và có những thay thế luật xây dựng 2003 nằm đảm bảo tính phù hợp và điều chỉnh các quan hệ pháp sinh trong hoạt động xây dựng. Năm 2014 Quốc hội ban hành Luật xây dựng số 50/2014/qh13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện như:
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Năm 2018, ban hành Luật 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật xây dựng 2014
Và các quy định luật xây dựng cũ và mới nhất năm 2018 được tổng hợp bằng: Văn bản hợp nhất 48/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Xây dựng.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống luật xây dựng từ năm 1960 đến nay đã gần 60 năm và có nhiều thay đổi với nhiều luật ra đời và thay thế luật xây dựng 2003, 2014 bằng các văn bản cũ và sẽ tiếp tục được kiện toàn trong thời gian tới.
Hệ thống văn bản luật xây dựng cũ và mới nhất hiện hành
Luật xây dựng 2003, 2014 còn hiệu lực không? Dưới đây là tổng hợp luật xây dựng cũ và mới và các văn bản hướng dẫn luật xây dựng và thông tin về hiệu lực giúp bạn đọc nắm rõ luật xây dựng hết và còn hiệu lực thi hành hiện nay.
Các văn bản pháp luật xây dựng còn hiệu thực thi hành
Luật xây dựng 2014 có hiệu lực từ ngày có hiệu lực từ 01/01/2015 gọi tắt là Luật Xây dựng 50/2014/QH13.
Căn cứ Luật xd số 50/2014/QH13 được sửa đổi bổ sung bởi:
- Luật số 03/2016/QH14 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017
- Luật xây dựng số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Hiện nay, luật xây dựng hợp nhất 2018 đã hợp nhất các nội dung luật xây dựng 2014 và các luật sửa đổi, bổ sung tại: văn bản hợp nhất luật xây dựng 2018 48/VBHN-VPQH 10 tháng 12 năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 hết liệu lực.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin Tư vấn luật nhà đất miễn phí đầy đủ tại bất động sản ancu.me.
Luật xây dựng hiện hành và các văn bản hướng dẫn mới nhất
Ngoài ra, có rất nhiều văn bản hướng dẫn luật xây dựng theo các chuyên đề ở các nghị định, thông tư mới nhất về xây dựng như:
- Luật xây dựng quy định về hợp đồng xây dựng, đấu thầu, mời thầu xây dựng mới nhất
- Quy định về phân cấp công trình xây dựng
- Quy định về đảm bảo an toàn trong xây dựng
- Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng
- Quy định về định mức dự toán, đơn giá thiết kế xây dựng công trình; quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án
- Quy định về kiểm toán, giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Quy định về quản lý vật liệu xây dựng thi công công trình
- Quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
- Quy định về thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam
- Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:
- Quy định về quy chế quản lý công trình xây dựng
Các văn bản pháp luật xây dựng hết hiệu lực thi hành
- Luật xây dựng năm 2003 (hết hiệu lực)
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 (gọi tắt Luật xây dựng cơ bản năm 2009)
- Các thông tư, nghị định, chỉ thị, quyết định hướng dẫn thi hành luật xây dựng 2003, luật xây dựng cơ bản 2009.
2. Nội dung cơ bản luật xây dựng mới nhất 2020 và văn bản hướng dẫn
Điểm mới luật xây dựng năm 2014, 2018 sửa đổi so với luật xd 2003
So sánh luật xây dựng 2003 và 2014, 2018 (gọi tắt là luật xây dựng hợp nhất) cho thấy các luật xây dựng mới nhất hiện nay có các nội dung nổi bật hơn so với luật xây dựng cũ 2003 hết hiệu lực đó nhận thấy các điểm mới luật xây dựng hợp nhất 2014 và 2018 hiện hành là:
Miễn cấp phép xây dựng
Khoản 17 điều 3 luật xây dựng năm 2014 xác định về điều kiện khởi công xây dựng công trình là xin giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình trước khi tiến hành khởi công.
Trong đó, quy định khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 xác định các trường hợp được miễn cấp phép xây dựng đó là:
- Nhà ở có quy mô xây dựng dưới 7 tầng
- Xây dựng nhà ở nông thôn riêng
- Sửa chữa, cải tạo công trình nhà ở
- Sửa chữa, cải tạo thay đổi mặt ngoài công trình không tiếp giáp đường trong khu đô thị có quản lý kiến trúc
- Các công trình xây dựng dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...
Bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
Luật xây dựng đã bổ sung thêm 4 hành vi bị cấm trong xây dựng tăng tổng số hành vi cấm lên 14 thay vì 10 như trước đây đó là:
- Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây hại cho môi trường, sức khỏe cộng động
- Vi phạm quy định an toàn lao động, tài sản phòng chống cháy nổ, trật tự, bảo vệ môi trường.
- Khởi công khi chưa đủ điều kiện khởi công theo luật xây dựng 2014
- Sử dụng công trình tái mục đích, công năng, cơ nới, lấn chiếm...
Điều kiện cấp phép xây dựng theo luật xây dựng 2014 đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị
Luật xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất được quy định phải xin giấy phép xây dựng theo điều 93 Luật Xây dựng 2014 là phải:
- Phù hợp mục đích sử dụng đất theo quy hoạch phê duyệt
- Đảm bảo an toàn cho công trình lân cận và bảo vệ môi trường.
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nếu có
- Nhà ở riêng lẻ dưới 3 tầng có dưới 250m2 sàn có thể tự thiết kế
Quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân
- Thời hạn chứng chỉ: 5 năm
- Chứng chỉ hạng 1: phải có trình độ đại học, kinh nghiệm từ 7 năm trở lên
- Chứng chỉ hạng 2: phải có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên
- Chứng chỉ hạng 3: có trình độ chuyên môn phù hợp, ít nhất 02 năm kinh nghiệm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng hoặc trung cấp…
Tham khảo thêm: Cách tính thuế, lệ phí xây dựng hoàn công nhà ở tư nhân.
Các điểm mới luật xây dựng 2014 sửa đổi so với luật xd năm 2003
Luật xây dựng về bảo hành công trình
Điều 113, 125 Luật Xây dựng 2014 quy định về nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng như sau:
- Đối tượng có trách nhiệm bảo hành: Nhà thầu bảo hành đối với công trình do mình thi công. Nhà thầu cung ứng bảo hành đối với thiết bị công trình, thiết bị công nghệ do mình cung cấp. Nhà đầu tư nhà ở bán, cho thuê có trách nhiệm bảo hành nhà ở.
- Thời gian bảo hành công trình xây dựng
- Tối thiểu 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;
- Tối thiểu 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại.
- Tối thiểu 24 tháng đối với nhà ở riêng lẻ từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng;
- Tối thiểu 60 tháng đối với nhà chung cư
- Mức tiền bảo hành công trình xây dựng: Nếu công trình sử dụng vốn Nhà nước là 3% hoặc 5% giá trị hợp đồng, tùy từng cấp công trình, các công trình sử dụng vốn khác, có thể áp dụng mức trên.
Quy định luật bảo hiểm xây dựng
Điều 9 Luật Xây dựng 2014 đã bổ sung thêm một số loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng so với 2 loại bảo hiểm xây dựng so với luật xây dựng 2003 là:
- Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
- Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
Trong đó trách nhiệm mua bảo hiểm xây dựng đó là:
- Chủ đầu tư: mua bảo hiểm trong thời gian xây dựng cho công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, có kỹ thuật đặc thù, thi công xây dựng phức tạp.
- Nhà thầu tư vấn: mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng cho việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình từ cấp II trở lên.
- Nhà thầu thi công xây dựng: mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Quy định nhà thầu nước ngoài phải xin cấp phép hoạt động
Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 quy định các nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xin cấp giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
Quy định an toàn trong thi công công trình xây dựng
Theo Điều 107 Luật Xây dựng 2014, điều kiện khởi công xây dựng công trình chỉ được tiến hành khi đã có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Tăng quyền cho hoạt động quản lý xây dựng theo quy hoạch
Theo quy định việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, thẩm quyền cấp Giấy phép quy hoạch xây dựng như sau:
- UBND cấp tỉnh: Cấp phép giấy phép quy hoạch cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;
- UBND cấp huyện: Cấp phép giấy phép quy hoạch cho dự án đầu tư xây dựng thuộc các khu vực còn lại.
Các nội dung cơ bản luật xây dựng hiện nay
Các nội dung cơ bản hay mục lục luật xây dựng mới nhất hiện nay đang điều chỉnh các vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định các nội dung, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật xây dựng
Thứ hai, quy định về các vấn đề quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng như: pháp luật xây dựng quy hoạch đô thị, nông thôn, chức năng đặc thù, trách nhiệm, thẩm quyền quy hoạch…
Thứ ba, quy định các nội dung liên quan đến quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Nguyên tắc và hình thức quản lý
- Thẩm định
- Thẩm quyền
- Điều chỉnh dự án
Thứ tư, các quy định về giấy phép xây dựng đối với nhà ở khu đô thị, luật xây dựng nhà ở nông thôn, biệt thự, khách sạn, sửa chữa nhà ở… bao gồm các trường hợp được miễn và trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép trước khi khởi công…
Quy định rõ trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với việc cấp giấy phép xây dựng từ điều kiện, hồ sơ, thẩm quyền, cấp mới, điều chỉnh, gia hạn giấy phép...
Thứ năm, quy định về thực hiện hoạt động xây dựng công trình bao gồm: nghiệm thu, kiểm tra, bàn giao cho từng loại công trình cụ thể. Đồng thời có các quy định về bảo hiểm xây dựng.
Thứ sáu, các nội dung chi tiết về hợp đồng xây dựng, chi phí đầu tư công trình xây dựng, thanh toán, quyết toán công trình
Thứ bảy, các quy định về phân hạng năng lực hoạt động xây dựng nhằm xác định được tổ chức hoạt động xây dựng phù hợp với từng loại công trình.
Ngoài các vấn đề trên nội dung luật xây dựng hiện hành còn đề cập tới các vấn đề giám sát cộng đồng đối với hoạt động xây dựng, cách thức chuyển giao dịch vụ công, hợp tác quốc tế trong xây dựng, tiêu chuẩn của công trường xây dựng, thi công, bàn giao công trình xây dựng…
Mời bạn đọc tải download luật xây dựng mới nhất số 50/2014/qh13 năm 2014 bản file word doc và sửa đổi bổ sung 2018 đầy đủ fdf Tại đây.
3. Dự thảo luật xây dựng mới nhất hiện nay
Những bất cập trong luật xây dựng 2014 và các văn bản pháp luật xây dựng thay thế luật xd 2014, sửa đổi bổ sung tại văn bản hợp nhất luật xây dựng 2018 hiện nay đang được đánh giá luật xây dựng 2014 và kiến nghị luật sửa đổi bổ sung luật xây dựng 2014.
Dưới đây dự thảo luật xây dựng sửa đổi 2020 mới nhất với nội dung sửa đổi 46/168 điều luật đang được Bộ Xây dựng lấy ý góp ý luật xây dựng rộng rãi để dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật xây dựng năm 2020 trong thời gian sắp tới.
Cập nhật dự thảo luật xây dựng mới năm 2020 mới nhất hiện nay
Các nhóm nội dung cơ bản dự thảo luật xây dựng sửa đổi bổ sung mới nhất tập trung vào các vấn đề sau:
1. Đồng bộ các chính sách pháp luật quy hoạch kiến trúc, đầu tư công, quảng cáo, an toàn vệ sinh lao động.
2. Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng: rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy phép xây dựng từ 30 xuống 20 ngày, phân cấp phân quyền trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng… Mục đích cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng, phiền hà cho nhân dân...
Ví dụ:
- Mở rộng các đối tượng được cấp pháp theo từng giai đoạn theo cấp quản lý địa phương nhưng không tách rời quản lý nhà nước
- Tách quyền, trách nhiệm thẩm định của người quyết định đầu tư với cơ quan chuyên môn xây dựng khi phê duyệt. Phân quyền thẩm định của chủ đầu tư với cơ quan quan chuyên môn xây dựng khi phê duyệt khi thẩm định thiết kế xây dựng.
- Thủ tục hành chính với tích hợp công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết Dự thảo Luật xây dựng mới nhất năm 2019 đang lấy ý kiến rộng rãi và công khai hiện nay Tại đây.
Trên đây là toàn bộ những tư vấn luật xây dựng 2014 mới nhất và những thông tin về hệ thống luật xây dựng mới và cũ để bạn đọc nắm rõ những thay đổi, tìm kiếm thông tin tư vấn luật xây dựng phù hợp với nhu cầu và đúng luật đang có hiệu lực, đúng nội dung mong muốn.