Thủ tục, mẫu đơn xin lắp, tách, chuyển công tơ điện mới và chi phí
Bạn đang cần lắp đồng hồ điện mới hay thay thế đồng hồ cũ, nhập tách công tơ điện, ký kết hợp đồng điện…? Cùng tham khảo những thủ tục xin cấp điện cho gia đình sinh hoạt, điện sản xuất ngoài sinh hoạt, nắm rõ chi tiết hồ sơ thủ tục, đơn xin lắp công tơ điện hay tách, sang tên, di chuyển công tơ, giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan tới hợp đồng mua bán điện sản xuất và sinh hoạt đối với cơ quan đơn vị bán điện:
1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký lắp công tơ điện mới
Khách hàng có nhu cầu lắp đồng hồ điện mới sẽ cần làm các thủ tục hồ sơ làm công tơ điện mới. Phù thuộc vào mục đích sử dụng mà sẽ làm hồ sơ, thủ tục xin cấp điện sinh hoạt hay hợp đồng mua bán điện sản xuất… và dựa vào cấp điện áp, điện 1 pha, 2 pha và 3 pha…
Trong đó, cấp điện áp được phân thành các loại:
- Hạ áp: điện lưới đến1000V;
- Trung áp: điện lưới trên 1000V - 35kV;
- Cao áp: điện lưới trên 35kV - 220kV;
- Siêu cao áp: điện lưới trên 220kV;
Căn cứ vào từng cấp hạ áp, đối tượng mua điện, mục đích sử dụng điện mà hồ sơ thủ tục xin lắp đặt công tơ mới sẽ khác nhau. Dưới đây là hồ sơ và thủ tục xin cấp điện sinh hoạt, sản xuất theo từng loại điện lưới, đối tượng hợp đồng mua bán điện.
Hướng dẫn hồ sơ thủ tục xin cấp điện sinh hoạt, sản xuất theo quy định
Hồ sơ xin cấp điện sinh hoạt
Quy định thủ tục bắt công tơ điện sinh hoạt có thể lắp điện 3 pha hoặc 1 pha từ lưới hạ áp với hình thức riêng hoặc chung công tơ điện.
Thủ tục hồ sơ lắp công tơ điện mới từ lưới hạ áp cho sinh hoạt gia đình riêng
Hồ sơ lắp công tơ điện riêng bao gồm:
- Giấy, mẫu đơn đề nghị lắp, xin cấp lắp công tơ điện (hay còn gọi là mẫu đơn xin cấp điện sinh hoạt cho gia đình, mẫu đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt mới trong gia đình… ).
- Giấy tờ về địa điểm mua điện: Có một trong các giấy tờ chứng minh về địa điểm mua, xin lắp đồng hồ điện phải là bản sao có công chứng và mang theo bản gốc để đối chiếu, bao gồm:
- Số hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất
- Đối với thủ tục lắp công tơ điện cho người thuê nhà thì phải có: Hợp đồng thuê nhà ở
- Giấy tờ xác nhận nhân thân người mua điện
- Cá nhân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân;...
- Tổ chức: giấy tờ chứng minh minh người, người đại diện hợp pháp cho tổ chức…, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Nếu không có các loại giấy tờ trên thì cần trên đơn đề nghị lắp công tơ điện phải có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.
Hồ sơ thủ tục lắp công tơ điện 3 pha, 1 pha dùng chung công tơ từ lưới hạ áp
Nếu trường hợp khách hàng là đại diện cho khu tập thể, khu cụm dân cư thì hồ sơ xin cấp lắp đặt công tơ mới ngoài các giấy tờ trên sẽ cần phải có giấy ủy quyền ký tên của các hộ sử dụng điện và có công chứng chứng thực hay xác nhận của UBND phường, xã nơi đăng ký mua điện.
Trong đó, giấy đề nghị mua điện là mẫu đơn xin dùng chung công tơ điện của các hộ có chữ ký của đại điện các hộ gia đình. Nếu không có các loại giấy tờ trên thì cần trên đơn đề nghị lắp công tơ điện phải có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.
Hồ sơ, mẫu đơn xin cấp điện sản xuất
Hợp đồng mua bán điện sản xuất sẽ khác với hợp đồng mua bán điện sinh hoạt bởi điện sản xuất thường là điện lưới có công suất lớn. Đối với thủ tục mua điện sản xuất hay là điện phục vụ chính cho mục đích ngoài sinh hoạt thủ tục hợp đồng mua bán điện sản xuất bao gồm những gì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cần công suất lớn như thế nào.
Hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất công suất dưới 40kw từ lưới hạ áp
- Mẫu đơn xin lắp công tơ điện sản xuất hoặc hoặc công văn đề nghị mua điện (Tải tại đây)
- Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.
- Giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng) tương tự như hồ sơ thủ tục bắt công tơ điện sinh hoạt mới.
- Có 1 trong các giấy tờ nhân thân khách hàng mua điện yêu cầu bản sao công chứng gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay chi nhánh, văn phòng đại diện
- Giấy phép đầu tư;
- Quyết định thành lập đơn vị.
Trường hợp không có phải có các giấy tờ trên thì cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.
Hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất công suất trên 40kw từ lưới hạ áp
Trường hợp người mua điện đăng ký sử dụng cực đại từ 40kW trở lên thì ngoài hồ sơ lắp đặt điện sản xuất trên thì sẽ cần bổ sung biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.
Ngoài ra, nếu người mua điện có bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên phải đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng tối đa là 15 ngày tiền điện dựa trên sản lượng tiêu thụ điện trung bình hàng tháng đăng ký trước khi hợp đồng điện có hiệu lực.
Hồ sơ xin lắp công tơ điện sản xuất ngắn hạn
Đối với những khách hàng có nhu cầu ký kết hợp đồng mua bán điện ngắn hạn (dưới 12 tháng). Trong trường hợp này hợp đồng mua bán điện sản xuất sẽ ký có thời hạn không quá 3 tháng và hết hạn người mua điện sẽ phải làm thủ tục gia hạn. Hồ sơ đăng ký lắp đặt công tơ điện ngắn hàng cần:
- Mẫu giấy đề nghị mua điện (đơn xin mua điện) hoặc Công văn đề nghị mua điện;
- Một trong các giấy tờ (bản sao có chứng thực hoặc công chứng): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập. Nếu không có các giấy tờ này thì phải có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.
Đồng thời, đối với thủ tục mua điện ngắn hạn thì khách hàng cần đặt cọc tiền thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là 1,5 tháng tiền điện theo công suất trung bình đăng ký sử dụng hoặc có giấy bảo lãnh của Ngân hàng.
Ngoài ra, đối với các trường hợp ký hợp đồng mua bán điện từ điện lưới Trung áp, cao áp và siêu cao áp sẽ cần hồ sơ và thực hiện các thủ tục về thông tin đăng ký đấu nối, giấy phép hoạt động Điện lực nếu mua buôn điện có công suất lớn.
Tìm hiểu thêm các tư vấn về quy định liên qua tới nhà đất, sử dụng nhà ở, công trình phục vụ cuộc sống trên trang Bất động sản ancu.me.
Nắm rõ các hồ sơ và thủ tục lắp đặt công tơ điện mới đối với từng trường hợp sử dụng điện
Thủ tục đăng ký mắc công tơ điện mới
Mời các bạn tham khảo thủ tục lắp công tơ điện mới tại Hà Nội và các tỉnh thành, khu vực khác theo quy định của pháp luật, đơn vị bán điện công ty Điện lực Việt Nam.
Phương thức đăng ký mắc công tơ điện mới
Với người có nhu cầu ký kết hợp đồng điện sẽ thực hiện theo 2 cách sau:
- Cách 1: Thực hiện thủ tục xin lắp công tơ điện mới trực tiếp tại sở giao dịch điện lực của khu vực để đăng ký.
- Cách 2: Đăng ký, thực hiện các thủ tục xin lắp đặt công tơ điện riêng mới trực tuyến (đăng ký mua điện online).
Hiện nay các quy định về hồ sơ thủ tục lắp đặt công tơ điện mới sẽ khác nhau tùy theo việc mua điện phục vụ cho sinh hoạt hay phục vụ cho sản xuất (ngoài sinh hoạt).
Các địa chỉ đăng ký cấp điện trực tuyến toàn quốc (nguồn: evn)
Thủ tục lắp công tơ điện mới
Khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ xong thì có thể thực hiện đăng ký mua điện, lắp cấp công tơ điện mới theo 2 cách trên (trực tiếp và trực tuyến).
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký lắp đặt công tư thì bên bán hàng sẽ tiến hành các thủ tục khảo sát, xác định phương án cấp điện, thu phí, phê duyệt đến thiết kế thi công và ký hợp đồng mua bán điện sản xuất/sinh hoạt… theo nhu cầu đăng ký mua điện.
Nhìn chung với người cần làm thủ tục xin cấp điện, xin lắp thêm công tơ điện sinh hoạt hay sản xuất chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đến cơ quan điện lực khu vực và thực hiện các khoản nghĩa vụ về chi phí... theo quy định, phần còn lại sẽ do bên bán điện thực hiện.
Nộp hồ sơ xin cấp điện, lắp đặt công tơ trực tiếp và online
Thủ tục lắp công tơ điện 2 chiều
Hiện nay ngoài lắp công tơ điện 1 pha, 3 pha cho sản xuất và sinh hoạt thì có loại công tơ điện 2 chiều dùng để đo lượng điện năng lượng mặt trời sản sinh và lượng điện bán cho công ty điện lực. Nếu điện mặt trời tại các gia đình, doanh nghiệp phát vượt mức sử dụng cả năm sao khi bù trừ sử dụng điện hàng tháng thì bên EVN mua lại với giá 2.086 đ/kWh.
Vì vậy với những đơn vị tham gia dự án sử dụng điện năng lượng mặt trời và thừa điện thì bán lại cho công ty điện lực sẽ cần lắp công tơ điện 2 chiều để đo lượng điện sản sinh và tiêu thụ đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Về thủ tục xin cấp công tơ điện 2 chiều hiện nay được hỗ trợ tại một số tỉnh thành như HCM, Đà Nẵng Cần Thơ, Đồng Tháp và hoàn toàn miễn phí. Đối với Bình Dương, Buôn Mê Thuột, Kiên Giang thì có tính phí. Vì vậy, nếu bạn ở các địa phương này và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể làm đơn xin lắp công tơ điện 2 chiều để tối ưu quyền lợi của mình.
Tìm hiểu thủ tục lắp công tơ điện 2 chiều khi sư dụng điện năng lượng mặt trời
Quy định về thời hạn cấp điện, lắp đặt công tơ điện mới
Theo quy định thủ tục lắp công tơ điện riêng thì thời hạn lắp đặt đồng hồ điện sẽ căn cứ vào mục đích, đơn xin lắp công tơ điện sinh hoạt hay sản xuất.
- Đối với thủ tục đơn xin lắp công tơ điện mới dùng trong sinh hoạt (công tơ điện 1 pha hoặc 3 pha) và thủ tục đăng ký lắp đặt công tơ điện sản xuất là công tơ điện 1 pha thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi đủ điều kiện hồ sơ:
- Nếu khách hàng thực hiện thủ tục lắp công tơ điện 3 pha dùng cho mục đích sản xuất thì thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện để được lắp công tơ điện và lưới điện hạ áp không quá tải.
Ngoài ra, trong trường hợp hồ sơ của khách hàng đầy đủ nhưng chưa đủ điều kiện do chưa có điện lưới phân phối hoặc bị quá tài thì khách hàng sẽ nhận được trả lời từ bên bán điện trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Mời bạn đọc tải mẫu hợp đồng mua bán điện sản xuất và sinh hoạt: tại đây.
Chi phí lắp công tơ điện mới mất bao nhiêu tiền?
Đối với việc lắp đặt công tơ điện mới thì các khoản chi phí có thể do bên bán điện đầu tư hoặc do bên mua chi trả.
Chi phí lắp công tơ điện mới do bên bán đầu tư
- Đơn giá công tơ điện: các thiết bị bảo vệ sau công tơ như áp tô mát hoặc cầu chì, hộp công tơ đ
- Chi phí phụ kiện để treo công tơ điện, dây dẫn điện đến công tơ như dây dẫn, xà, sứ, ghíp...
- Nhân công lắp đặt công tơ điện từ lưới điện phân phối hạ áp đến công tơ riêng
- Thuế và chi phí khác theo quy định
Chi phí lắp công tơ điện mới do bên mua đầu tư
- Bên mua điện sẽ phải trả chi phí cho đơn giá lắp đặt công tơ điện đối với phần nhân công và các loại vật tư lắp đặt sau công tư ngoại trừ áp tô mát hay cầu chì sau công tơ;
- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
Các thủ tục liên quan đến xin cấp điện và lắp đặt công tơ điện
2. Thủ tục xin tách công tơ điện
Bên cạnh với nhu cầu lắp đặt công tơ điện mới thì việc đang sử dụng chung với công tơ điện khác có thể được tách mới nếu được yêu cầu.
Thủ tục tách công tơ điện theo 2 hộ hoặc nhiều hộ thành các hộ riêng lẻ sẽ cần chuẩn bị hồ sơ tách công tơ điện sau:
- 01 mẫu đơn xin tách công tơ điện (đơn đề nghị tách công tơ điện, đơn xin cấp thêm công tơ điện)
- Sổ hộ khẩu của hộ tách mới (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
- Bản mẫu đơn xin xác nhận công tơ điện đã thanh toán đầy đủ tiện điện theo hợp đồng mua bán điện đang dùng dung hoặc cam kết của khách hàng tách mới về nghĩa vụ thanh toán hết nợ.
Hướng dẫn thủ tục tách công tơ điện khá đơn giản chỉ cần có đơn xin lắp đặt công tơ điện tách ho và các giấy tờ về hộ khẩu mới, thực hiện đủ nghĩa vụ thanh toán tiền điện của hợp đồng mua bán điện cũ là có thể được bên bán điện cấp nhận yêu cầu xin tách công tơ điện.
3. Thủ tục, đơn xin đổi tên công tơ điện
Trong quá trình sử dụng điện bên mua điện có thể làm thủ tục sang tên công tơ điện cho người khác sử dụng khi không có nhu cầu ở đó hoặc có nhu cầu cho người khác sử dụng.
Đây là thủ tục về bản chất thay đổi người đứng tên trong hợp đồng mua bán điện sinh hoạt, sản xuất để loại bỏ trách nhiệm của người mua điện hiện tại. Hồ sơ, thủ tục đổi tên công tơ điện bao gồm:
- Đơn xin chuyển tên công tơ điện (đơn đề nghị thay đổi tên công tơ điện)
- Văn bản đồng ý của chủ hợp đồng mua bán điện cũ, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng tại nơi mua điện
- Thanh toán tiền điện nợ cũ
Đồng thời bên sử dụng điện mới có đơn kiểm tra công tơ điện cho bên bán điện để làm thủ tục kiểm định công tơ điện sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo đếm điện.
Tham khảo và tải Mẫu đơn xin chuyển tên công tơ điện.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên công tơ điện
4. Thủ tục chuyển công tơ điện
Trong trường hợp đang sử dụng điện những khách hàng có nhu cầu thay đổi di chuyển, di dời công tơ điện sang vị trí khác để đảm bảo an toàn hay thuận tiện cho việc sinh hoạt và sản xuất thì khách hàng chỉ cần thực hiện thủ tục di chuyển vị trí công tơ điện rất đơn giản đó là: Viết đơn xin chuyển công tơ điện (đơn đề nghị di dời công tơ điện) và điền các thông tin nộp cho đơn vị bán điện khu vực.
Nếu không biết cách viết mẫu đơn đề nghị xin chuyển công tơ điện thì có thể tải tại đây: Mẫu đơn xin di dời công tơ điện
5. Thủ tục đề nghị thay công tơ điện
Thay công tơ điện có thể được thực hiện khi bị hư hỏng, theo định kỳ thay thế và phải được thực hiện bởi đơn vị cung cấp điện. Trong quá trình sử dụng có thể công tơ điện bị hỏng và người sử dụng điện có mẫu đơn đề nghị xin kiểm tra công tơ điện 3 pha, 1 pha....
Bên cung cấp điện sẽ thực hiện việc kiểm tra độ chính xác khi hoạt động dựa theo công suất tiêu thụ của một thiết bị điện có chính xác hay không. Lưu ý trong công tơ điện thì kwh là đơn vị đo lượng lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ là bao nhiêu. Đồng thời chi phí đơn giá kiểm định công tơ điện do bên yêu cầu chi trả.
Trong trường hợp xác định công tơ điện bị hỏng thì có thể làm đơn xin cấp lại công tơ điện, đơn đề nghị thay công tơ điện để được thay thế. Về chi phí nếu khách hàng làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định và nếu không xác định được nguyên nhân thì bên bán điện sẽ có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay mới.
Ngoài ra, trong trường hợp công tơ điện bị quá tải thì có thể làm thủ tục chuyển đổi công tơ điện, bằng cách làm đơn xin đổi công tơ điện, đơn xin nâng cấp công tơ điện (thay đổi cấp điện áp mua điện) gửi tới đơn vị bán hàng để được xem xét yêu cầu.
6. Thủ tục thay đổi định mức điện
Bên cạnh các nhu cầu làm đơn lắp xin lắp điện 3 pha, 1 pha cho sinh hoạt, sản xuất hay đơn xin chuyển công tơ điện 3 pha sang 1 pha… hay từ 1 pha sang 3 pha, di chuyển vị trí công trơ điện… thì người sử dụng điện có thể xin tăng định mức điện sử dụng. Bởi lẽ định mức điện sẽ ảnh hưởng tới cách tính giá điện tiêu thụ trên một công tơ.
Hiện nay, theo quy định nếu khách hàng muốn thay đổi định mức số điện trong trường hợp dùng chung công tơ thì cần đảm bảo các điều kiện về thay đổi định mức là: Tại địa chỉ đăng ký mua điện đã có công tơ và khách hàng tách riêng hộ khẩu tại địa điểm đó.
Khi đủ điều kiện về thay đổi định mức điện thì người có nhu cầu sẽ làm mẫu đơn, download: Mẫu đơn xin định mức điện
Thời gian giải quyết đơn xin định mức điện là 3 ngày và miễn phí.
7. Thủ tục xin cắt điện
Trong trường hợp người sử dụng điện không có nhu cầu sử dụng nữa thì có thể làm thủ tục ngừng dùng điện. Hãy làm mẫu đơn xin cắt điện hay đơn xin thanh lý công tơ điện gửi đến bên bán điện để thanh lý hợp đồng.
Để được chấp thuận đơn xin cắt điện thì bên mua điện sẽ cần thanh toán hết các khoản nợ tiền điện hay chi phí sửa chữa cam kết trong hợp đồng mua bán điện.
Tham khảo bảng giá chi phí xin cắt điện
Mức phí ngừng và cung cấp điện trở lại
Trên đây là những chia sẻ về thủ tục, đơn xin cấp công tơ điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất cùng những thủ tục thay đổi nội dung về thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện để đảm bảo quyền lợi của người mua điện, giảm chi phí thời gian thủ tục, chi phí xin cấp điện hiện nay.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về cách làm mẫu đơn xin sửa chữa nhà chung cư và nhiều chia sẻ tư vấn các thủ tục liên quan đến đất đai nhà ở tại ancu.me giúp bạn nắm rõ và bảo vệ quyền lợi của mình.