Quy định hiện nay về đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Khái niệm đất di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh có được cấp sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau:
Quy định về đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Quy định đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Theo Điều 158 Luật Đất đai 2013, những quy định về đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh:
“1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:
a) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
c) Lấn chiếm đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Xem thêm hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xin giấy phép xây dựng cụ thể, chi tiết nhất.
Trách nhiệm quản lý đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Chuyển mục đích sử dụng đất di tích, danh lam thắng cảnh
Căn cứ Khoản 2 Điều 158 Luật Đất đai 2013, trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất danh lam thắng cảnh, đất có di tích vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Tham khảo quy định sử dụng đất công trình công cộng hiện nay trên ancu.me.
Cấp sổ đỏ đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ theo quy định sau đây:
- Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.
- Trường hợp di tích, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó.
Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trong quá trình quản lý, sử dụng.
- Việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng không đúng mục đích trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trước ngày 1-7-2004 chỉ được thực hiện sau khi xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định cấp sổ đỏ đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
Thế chấp đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật Đất đai thì không quy định người sử dụng đất có di tích lịch sử- văn hóa không được thế chấp quyền sử dụng đất, chỉ quy định chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi sử dụng quyền sử dụng đất của đất có di tích lịch sử văn hóa thì bị hạn chế trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác đất làm nguyên liệu cho gạch ngói, làm đồ gốm. Do đó, bạn vẫn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất.
Trên đây là thông tin quy định về đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh để bạn tham khảo, tìm hiểu thêm nhiều thông tin luật nhà đất khác trên ancu.me.
Xem thêm: Điều kiện, đối tượng, quy định sử dụng đất kinh tế trang trại.