Quy định về điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, thổ cư
1. Quy định tách thửa đất nông nghiệp và thổ cư là gì?
Các quy định tách thửa đất chính là quy trình phân chia lại quyền sở hữu đất đai từ 1 người đứng tênm chịu trách nhiệm có quyền sử dụng đất đó sang cho nhiều đối tượng khách. Hay nói các khác đó là quá trình tách sổ đỏ, chia quyền sử dụng đất từ một người sang nhiều người độc lập.
Hiện nay, việc tách thửa đất sẽ phải thực hiện theo các quy định về điều kiện và thủ tục tách thửa đất cụ thể. Việc tách thửa đất hiện nay bao gồm tách thửa đất nông nghiệp và tách thửa đất thổ cư.
Do điều điện và chính sách về các loại đất khách nhau nên các quy định về tách sổ đỏ cũng sẽ khác nhau. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cho phép tách thửa đất khi người có nhu cầu thực hiện các thủ tục tác thửa đất đất nông nghiệp hay thổ cư đảm bảo các điều kiện mà pháp luật hiện hành cho phép.
Dưới đây là những giải đáp chi tiết liên quan tới điều kiện tách thửa đất, diện tích tối thiểu tách thửa đất, các trình tự thủ tục tách thửa đất nông nghiệp và thổ cư chi tiết. Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi những quy định của pháp luật về tách thửa đất cụ thể dưới đây:
Quy định tách thửa đất nông nghiệp và thổ cư
2. Quy định về điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư
Quy định về tách thửa đất nông nghiệp, tách thửa đất thổ cư bao gồm những điều kiện, thủ tục tách thửa đất đất nông nghiệp để người có quyền sử dụng đất nếu có nhu cầu tách thửa các loại đất nông nghiệp, đất thổ cư thực hiện đúng quy trình nhất.
Theo luật định thì mỗi loại đất nông nghiệp, đất thổ cư đều có những quy định riêng về tách thửa đất theo loại và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm sẽ khác với đất trồng cây hàng năm về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa…
Chi tiết về điều kiện tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư hiện hành như sau:
2.1. Điều kiện tách thửa đất thổ cư và nông nghiệp
Để được cho phép tách thửa đất nông nghiệp, tách sổ đổ thổ cư thì mảnh đất phải thỏa mãn các điều kiện diện tích tối thiểu sau khi tách.
Diện tích tối thiểu tách thửa sẽ tuân thủ theo quy định của từng địa phương nhằm đảm bảo quy hoạch chung với quỹ đất của đơn vị đó.
Tuy nhiên, từng địa phương lại có quy định về diện tích tối thiểu tách thửa khác nhau đó là:
- Diện tích tối thiểu trước khi tách thửa
- Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa
Do vậy khi xác định điều kiện để tách thửa đất nông nghiệp mà chủ có quyền sử dụng đất sang cho 1 hay nhiều người khác thì bạn sẽ phải tìm hiểu Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư cụ thể.
Đồng thời, ở nhiều địa phương hiện nay theo chính sách về đất đai riêng mà nhiều nơi chỉ giảiquyết thủ tục tách thửa đất nông nghiệp khi có kèm việc chuyển mục đích sử dụng thành đất ở. Do vậy để điều kiện để tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương có quy định này thì người cần tách sử sẽ phải thực hiện thêm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Quy định về điều kiện tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư
2.2. Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất nông nghiệp và đất thổ cư
2.2.1. Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp và đất thổ cư
Về thủ tục tách thửa đất nông nghiệp và thủ tục tách thửa đất thổ cư sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất.
Hiện tại các trình tự thủ tục đề nghị tách thửa đất không phân biệt là tách thửa đất nông nghiệp hay đất thổ cư mà áp dụng chung quy trình căn cứ vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Điều 75 Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất như sau:
“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”
Trong trường hợp nếu tách thửa đất nông nghiệp mà ở nơi có thẩm quyền cho phép tách thửa chỉ thực hiện việc tách thửa đất nông nghiệp khi đã chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì khi này người cần tách thửa sẽ thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất bạn có thể tham khảo tại nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Hay tìm hiểu kỹ về vấn đề này trong bài viết: Thủ tục, phí, bảng giá chuyển mục đích sử dụng đất.
Đồng thời, lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp bạn phải nộp tiền sử dụng đất theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và cách tính phí theo từng trường hợp cụ thể.
Quy định thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư
2.2.3. Hồ sơ đề nghị tách thửa đất
Theo quy định về tách thửa thì người cần tách thửa đất sẽ phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa. Trong đó hồ sơ đề nghị tách thửa đất bao gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa đất theo mẫu có sẵn trong quyết định quy định về tách hợp thửa đất của tỉnh đó.
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
- Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất;
3. Chi phí tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư
Người có đề nghị tách thửa đất sẽ phải thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí bên chuyển nhượng phải nộp.
Thứ nhất, Thuế thu nhập cá nhân: căn cứ vào thuế suất và thu nhập của người đó. Cụ thể theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng sẽ là 2%tính trên tổng giá trị mua bán chuyển nhượng trên hợp đồng nhưng không thấp hợp giá theo khung giá nhà đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hàng năm.
Thứ hai, các khoản phí, lệ phí bên nhận chuyển nhượng phải nộp:
- Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng
- Lệ phí trước bạ nhà đất: 0,5%
Trên đây là những quy định của pháp luật đất đai hiện hành về vấn đề tách thửa đất nông nghiệp, thổ cư. Hy vọng, sẽ giúp những ai có nhu cầu tách thửa đất dễ dàng trong việc chuyển đổi mục đích.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết về pháp luật đất đai giúp tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ hợp pháp tại ancu.me.