San lấp ao xây nhà có phải xin phép không? Quy trình thủ tục các bước
Lấp ao có phải xin phép không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất cần: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 cho biết việc chuyển mục đích sử dụng đất ao sang đất ở cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (hộ gia đình cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện).
Lấp ao có phải xin phép không? Khi tiến hành lấp ao xây nhà tức là đã chuyển từ đất ao sang làm đất ở thì người thực hiện hành vi trên phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
San lấp ao xây nhà có phải xin phép không? Làm trái xử phạt sao?
San lấp ao trái phép xử phạt bao nhiêu?
Các loại đất nông nghiệp quy định sẽ không được xây nhà, công trình. Nếu bạn san lấp ao trái phép, bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Dù đã bị xử phạt hành chính mà bạn vẫn cố tình tiếp tục xây dựng thì có thể bị buộc phá dỡ công trình hoặc bị thu hồi đất.
Theo Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính khi san lấp ao hồ như sau:
San lấp ao trái phép xử phạt hành chính bao nhiêu?
“2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
….
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai là 2 năm. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính sẽ không được ra quyết định xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính.
Trình tự thủ tục chuyển đổi từ đất ao sang đất làm nhà
Theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, thủ tục cho phép lấp ao xây nhà chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
- Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Sau khi diện tích đất ao, vườn xin chuyển mục đích sử dụng của gia đình phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, đề nghị nộp 1 bộ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa và thông báo kết quả
Trong 8 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, trình UBND cùng cấp quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Trình tự thủ tục chuyển đổi từ đất ao sang đất làm nhà
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính
Theo quy định của Nghị định số 45/2014/NĐ – CP thì trường hợp chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất, nếu bạn không đủ khả năng chi trả tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất thì có thể ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Khoản 1, Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất có quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất.”
Trên đây là những quy định về việc san lấp ao xây nhà có phải xin phép không, mức xử phạt nếu làm trái phép cùng quy trình, thủ tục để bạn tham khảo. Đừng quên xem thêm nhiều thông tin luật nhà đất khác trên ancu.me.