menu

Quy trình làm móng nhà và cách tính chi phí xây móng chi tiết

12:10 - 07/09/2019
Phân loại, tính giá làm móng, kỹ thuật thiết kế, làm móng nhà 1, 2, 3 tầng, kết cấu móng nhà 4, 5 tầng, dùng móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc.

Móng nhà hay nền móng, móng nền là một trong những kết cấu quan trọng của một công trình xây dựng bất kể đó là móng nhà cao tầng hay nhà thấp tầng. Bởi thiết kế kết cấu làm móng nhà là giải pháp mang chức năng trực tiếp tải trọng của công trình trên các loại nền đất, đảm bảo cho công trình có được độ chắc chắn an toàn, lâu dài.

Vì vậy, ngoài trừ dựng nhà tạm sẽ thường chọn cách làm nhà không móng. Còn đối với các công trình cần tính kiên cố, lâu dài thì ít người chọn cách làm nhà không móng mà đa phần sẽ phải tính toán đến các phương án làm móng nhà phù hợp với công trình.

Dưới đây là thông tin về các loại móng nhà, cách làm móng nhà 2 tầng, 3 tầng, nhà cao tầng,  quy trình kỹ thuật làm móng nhà cấp 4 một tầng, cùng những lưu ý trong thiết kế kết cấu móng nhà bạn nên nắm rõ để đảm bảo chất lượng thi công:

1. Các loại móng cơ bản hiện nay và cách chọn móng phù hợp

Hiện nay có rất nhiều cách thiết kế móng nhà tùy theo từng loại công trình xây dựng và cách làm, quy trình làm móng nhà cũng có các phương pháp khác nhau. Vì vậy, để có cách chọn móng nhà phù hợp cho công trình nhà ở, xây dựng nhà xưởng, làm móng công nghiệp thì bạn cần nắm được các loại móng nhà cơ bản và đặc trưng của chúng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như sau:

Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng

Móng nhà có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: xây móng nhà bằng gạch nung, gạch không nung, làm móng nhà bằng đá hộc, đá thạch anh, móng nhà bằng gỗ, bê tông/bê tông cốt thép… Tùy theo từng loại vật liệu làm móng mà tên gọi của các loại móng nhà đó cũng theo đó mà thành như:

- Xây móng nhà bằng gạch: vật liệu để làm móng nhà bằng gạch có thể là gạch nhung hoặc không nung. Làm nhà móng gạch thường thích hợp với các thiết kế móng nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, các công trình phụ quy mô nhỏ với trọng tải thấp. Đồng thời, làm nhà móng gạch cần được xây móng trên nền đất chắc chắn tránh nơi có nền đất yếu như ao, hồ, ruộng, đầm, nơi ngập nước.

- Xây móng nhà bằng đá: đa phần sẽ lựa chọn xây móng nhà bằng đá hộc và ít khi chọn đá thạch anh làm móng nhà bởi chi phí cao.

Các loại vật liệu làm móng nhà ở thường dùng

Các loại vật liệu làm móng nhà ở thường dùng

- Xây nhà bằng đá hộc: là loại móng dành cho những công trình có quy mô lớn và đặc biệt phù hợp với những vùng có nguyên liệu sẵn dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển như khu vực vùng núi.

- Xây nhà móng gỗ: thiết kế móng nhà gỗ rất ít được lựa chọn và thường là từ vật liệu cọc tre, cọc gỗ. Loại móng nhà bằng gỗ thích hợp với các công trình tạm, nhỏ, ít tính kiên cố chi phí xây móng thấp. Ngoài ra có thể sử dụng để gia cố trong cách làm móng nhà trên nền đất yếu.

- Xây nhà móng thép, bê tông, bê tông cốt thép: Đây là cách làm móng nhà sử dụng đơn lẻ một loại vật liệu kết hợp vật liệu thép và bê tông (làm móng nhà khung thép).

Nếu sử dụng móng thép đơn thuần thì ít rất sử dụng bởi tính chất dễ bị gỉ do oxy hóa nhanh, không đảm bảo độ chắc chắn của công trình. Vì vậy thường sử dụng loại kết hợp thép và bê tông hay còn gọi mà móng bê tông cốt thép. Loại móng làm bằng bê tông khung thép được xem là cách làm móng nhà chắc được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm về tuổi thọ, chi phí...

Ngoài ra, vẫn có trường hợp làm nhà bằng móng bê tông không có khung cốt thép thì khả năng chịu lực không cao, bền chắc giảm so với bê tông cốt thép.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Căn cứ vào cách tạo nên nền móng nhà có thể phân thành các loại sau:

- Làm móng nhà đổ khối: đây là phương pháp làm móng nhà chắc chắn, độ bền cao và sử dụng rộng rãi trong xây dựng và thường sử dụng các vật liệu đá hộc, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

- Làm móng lắp ghép: đây là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi cần làm móng nhà sẽ cần vận chuyển đến và lắp ghép lại. Loại móng này có ưu điểm về chất lượng, độ bền cao nhưng hạn chế trong việc vận chuyển tới nơi có địa hình không tốt khó khăn và chi phí làm móng sẽ cao.

Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh: là móng thích hợp với các loại móng nhà ống, nhà phố hay các công trình công cộng như bệnh viện, trường học… Đây là móng phổ biến trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Móng nhà chịu tải trọng động: là loại móng đặc trưng sử dụng cho các công trình có trọng tải lớn, tính giao động cao như: làm móng nhà cao tầng, công trình cầu, trục cầu. Móng này có độ chịu trọng tải tốt, đặc biệt là trọng tải động nhưng chi phí cao nên không thích hợp trong xây dựng nhà ở dân dụng.

Phân loại theo phương pháp làm móng nhà

Móng nhà 2, 3, 4 tầng hay móng nhà cao tầng sâu bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô công trình để có phương pháp chọn móng nông hay sâu thích hợp:

- Thi công làm móng nông: Thích hợp với công trình trọng tải nhỏ với nền đất cứng, tốt.

Móng nông có 3 loại móng: móng đơn, móng bè, móng băng:

+ Móng đơn là gì? Là móng thường được sử dụng làm móng bệ đỡ ở chân cầu, cột điện và đứng độc lập một mình và có độ chịu lực ở giới hạn trung bình, có thể sử dụng  móng đơn nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng,... 

+ Móng băng là gì? Là loại móng có độ sâu xuống mặt đất 2, 3m và có dạng 1 dải dài, độc lập hoặc giao nhau kiểu chữ thập để đỡ hàng cột, tường. Cách làm móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng,... thường là đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Khả năng chịu lực của loại móng này khá tốt và là loại móng hay dùng nhất do có độ lún đều và dễ thi công hơn móng đơn.

+ Móng bè là gì? Móng bè hay còn gọi là móng bản với vai trò là giảm áp lực của công trình trên nền đấy. Đây là loại móng có kết cấu trải rộng toàn bộ mặt công trình và thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm.

Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản: phẳng, vòm ngược, có sườn, hộp và thường có độ dày từ 0,5 đến 2 tùy theo từng loại công trình và được bố trí thép chịu lực 2 lpứ, được cố định bởi các giá đỡ.

Cấu tạo cơ bản của móng đơn, móng băng, móng bè trong xây dựng

Cấu tạo cơ bản của móng đơn, móng băng, móng bè trong xây dựng

- Thi công móng sâu: Hay còn gọi là móng cọc với ưu điểm chịu tải trọng lớn trên loại đất nền tốt giúp truyền trọng tải của công trình xuống dưới lớp đất sâu bên dưới. Phương pháp làm móng cọc có thể sử dụng cọc và cọc đài để tăng sức chịu cho móng và thường sử dụng cọc bằng tre.

2. Chi phí, thời gian làm móng nhà

Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu tiền?

Chi phí làm móng nhà 2, 3, 4 tầng, nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều chủ đầu tư trước khi xây dựng bởi giá xây móng nhà thường tách riêng với báo giá xây dựng nhà ở (không tính phần móng). Trong khi đó, móng là là phần quan trọng và có nhiều cách thi công khác nhau phụ thuộc vào loại công trình và chất lượng nền đất yếu hay tốt…

Vậy chi phí xây móng nhà thường chiếm mất bao nhiêu % tổng chi phí xây dựng nhà ở tùy từng loại công trình. Dưới đây là cách tính chi phí làm móng nhà chính xác giúp bạn dự trù kinh phí xây dựng nhà ở sát nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây móng nhà

- Diện tích móng nhà: Thường diện tích xây móng nhà dao động từ 30 đến 50% diện tích mặt sàn tầng một. Ngoài ra, đối với công trình nhà có tầng hầm thì diện tích móng nhà sẽ tính bằng 200% diện tích sàn xây dựng.

- Đơn giá xây dựng: Đây cũng là yếu tố chi phối đến chi phí xây dựng móng nhà là bao nhiêu. Vì vậy, cần phải xem đơn giá xây dựng bao gồm vật tư, nhân công là bao nhiêu cho 1m2 móng. Qua đó mới có thể dự trù được kinh phí, báo giá làm thi công công móng nhà chính xác.

Hướng dẫn cách tính chi phí xây móng nhà chính xác

Về cơ bản cách tính chi phí xây dựng móng nhà, công trình sẽ phụ thuộc vào loại móng lựa chọn làm phương pháp thi công, kích thước, hình dạng, vật liệu, độ sâu móng nhà là bao nhiêu… Do đó phụ thuộc vào lựa chọn loại móng nào (xây móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… và loại vật liệu thích hợp cho phương pháp đó mà sẽ có chi phí khác nhau. Dưới đây là cách tính chi phí làm móng cơ bản thông dụng trong xây dựng:

  • Cách tính chi làm móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Chi phí làm móng cọc (ép tải) bằng: công ép (250.000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)
  • Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi) = (công ép 450000/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

Tham khảo cách xem phong thủy xây nhà để hút lộc tài, mang an khang đến cho gia chủ, tránh điều không may.

Bảng giá chi phí làm móng tham khảo theo các phương pháp

Bảng giá chi phí làm móng tham khảo theo các phương pháp

Thời gian làm móng nhà mất bao lâu?

Làm móng nhà trong bao lâu, thời gian để hoàn thành một móng nhà tiến hành các công việc xây dựng trên nóng là mất bao nhiêu ngày cũng là vấn đề cần quan tâm để tính đến tiến độ thi công nhà cửa, công trình phù hợp. Và đây cũng là yếu tố tác động đến kết cấu, độ chắc bền của nền móng và công trình nhà ở.

Thời gian làm móng nhà phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích và tiến độ đan sắt thép, kè móng, xây gạch… theo từng phương pháp. Phương pháp làm móng nhà càng đơn giản, diện tích nhỏ, nhiều nhân công, không sử dụng bê tông thì thời gian thi công sẽ nhanh hơn

Tuy nhiên, đa phần sử dụng phương pháp làm móng nhà bê tông cốt thép và vì vậy ngoài thời gian chuẩn bị trước khi đổ móng bê tông thì còn cần có thời gian chờ, bảo dưỡng sau khi đổ móng để đảm bảo bê tông đông cứng đúng kỹ thuật trước khi tháo dỡ cốp pha và xây dựng trên nền móng.

Thông thường, mất khoảng 3 - 4 tuần nếu là mùa hè và hơn một chút nếu là mùa đông để đảm bảo bê tông móng đông cứng lại và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.

3. Quy trình, cách làm móng nhà chuẩn

Tùy thuộc vào loại công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng… để lựa chọn phương pháp thi công làm móng nhà thích hợp đảm bảo độ bền chắc, tiết kiệm chi phí.

Lựa chọn các bản vẽ thiết kế móng đơn, móng cọc, móng móng băng cho phù hợp từng loại nhà như kết cấu móng nhà 4 tầng khác với nhà 2, 3 tầng, móng nhà chung cư, cao ốc hay nhà dân sẽ có yêu cầu bản vẽ, thi công cũng khác nhau.

Dưới đây là quy trình làm móng nhà đơn giản, cơ bản mang lại công trình bền chắc đối với một số loại nền móng nhà thông dụng:

Quy trình làm móng cọc xây dựng nhà ở

Móng cọc là giải pháp tối ưu cho công trình lớn, đất nền yếu. Kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân và cách làm móng cọc nhà 2 tầng, 3 tầng… với loại móng cọc ép cột bê tông thay cho cọc gỗ tre nứa bởi độ bền cao, chịu được móng dưới nước:

Bước 1: Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng...

Bước 2: Đóng cọc (nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc (tre, cừ tram, bê tông đúc sẵn) cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu .

Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước...

Tìm hiểu thêm cách  cúng động thổ giúp nhà ở sinh lộc tài, tránh vận xui trên ancu.me.

Quy trình làm móng đơn trong xây dựng nhà ở 1 tầng hoặc nhiều tầng

Quy trình làm móng đơn trong xây dựng nhà ở 1 tầng hoặc nhiều tầng

Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng) và đầm phẳng

Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng (đổ lăm le) nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.

Bước 6 Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng

Bước 7:  Đổ bê tông móng

Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng

Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 – 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và pủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt.

Về quy trình không quá phức tạp khi làm móng cọc tre hay cọc bê tông giống nhau nhưng chất lượng 2 loại cọc cũng như chi phí chênh lệch.

Thiết kế và quy trình làm móng băng

Quy trình làm móng băng nhà 2, 3, 4, 5 tầng, nhà phố không quá khó. Thiết kế làm móng băng sẽ là đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong phần xây dựng, kết nối các điểm cọc lại với nhau để tăng tính chịu lực.

Cụ thể quy trình, phương pháp làm móng băng nhà dân dụng hay công trình cao tầng như sau:

  1. Đào đất hố móng theo thiết kế và làm phẳng mặt hố
  2. Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc
  3. Ghép cốp pha móng
  4. Đổ bê tông móng
  5. Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng

Quy trình làm nhà móng băng trong xây dựng cơ bản

Quy trình làm nhà móng băng trong xây dựng cơ bản

Quy trình thiết kế và thi công làm móng bè

Thiết kế móng bè nhà dân thích hợp với đất xây dựng có địa hình yếu, trúng, đọng nước, dễ bị lún để tăng sức nét và giảm trọng lượng nhà lên nền đất yếu. Quy trình thi công làm móng bè nhà 2, 3, 4 tầng, nhà cao tầng…sau khi chuẩn bị bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu, san lấp mặt bằng đầy đủ như sau

  1. Chuẩn bị nhân công, vật liệu, bản vẽ...
  2. Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình
  3. Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
  4. Đổ bê tông móng, xây tường móng
  5. Làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
  6. Bảo dưỡng và nghiệm thu. Lưu ý làm móng nhà gặp trời mưa thì việc bảo dưỡng phụ thuộc vào lượng mưa nếu mưa nhỏ không kéo dài không cần phải bơm thêm nước, nếu mưa to, kéo dài thì cần che chắn, nếu ngập móng sẽ cần hút bơm tránh để ứ nước khi mới đổ móng.

Quy trình làm móng bè cơ bản trong xây dựng nhà ở dân dụng và cao tầng

Quy trình làm móng bè cơ bản trong xây dựng nhà ở dân dụng và cao tầng

Như vậy quy trình thi công làm móng nhà mỗi loại sẽ khác nhau và tùy thuộc vào thiết kế móng để thi công. Tuy nhiên,dù thi công móng nào thì cũng cần thận trọng và được chuẩn bị đầy đủ từ nhân công có thuật, vật liệu phù hợp và bản vẽ chuẩn kỹ thuật, bảo dưỡng sau thi công tốt mới có thể giúp công trình hoàn thiện, an toàn.

4. Những lưu ý thi công móng nhà ở cần nắm rõ

Các sai lầm thường gặp khi thi công móng

Móng nhà kết cấu quan trọng và cần đảm bảo có được kỹ thuật thi công móng nền nhà. Trong quá trình thi công nền móng nhà rất dễ mắc phải các sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng kiến trúc, độ bền đẹp của công trình như:

- Khảo sát không kỹ địa chất, dẫn đến việc lựa chọn loại móng nhà thi công không phù hợp công trình gây lãng phí, sửa chữa và giảm chất lượng, mất an toàn.

- Bản vẽ thiết kế móng nhà không tốt, không phù hợp sẽ khiến cho việc làm móng nhà không đúng kỹ thuật, dễ xảy ra các sự cố, tốn kém không cần thiết hoặc có thể là tiết kiệm không đúng chỗ.

- Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà: có nhiều vật liệu và giá cũng như yếu tố thích hợp với biện pháp phương án làm móng vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn để tránh làm hỏng công trình của mình ngay từ phần nền móng.

- Thợ thiếu kỹ thuật: Song song với việc khảo sát, chọn vật liệu, loại móng nhà thì một trong những sai lầm thường gặp cần lưu ý và tránh mắc phải đó là chọn thợ thi công. Thợ giỏi có kinh nghiệm làm móng nhà tốt sẽ giúp làm nhanh và đảm bảo các yếu tố kết cấu nền móng đúng thiết kế hơn. Đồng thời khi thi công cần giám sát chặt trẽ thợ để đảm không có sự cầu thả hay thiếu kinh nghiệm của thợ khiến việc thực hiện các công việc kỹ thuật như cắt, đan khung sắt thép cốp pha sai… xảy ra.

Vì vậy, để có thể xây và làm móng nhà dân cấp 4 (1 tầng) hai móng nhà hai tầng, ba tầng... hoặc các công trình cao tầng quy mô lớn thì trước hết phải khảo sát địa chất khu vực xây dựng kỹ càng để làm cơ sở lựa chọn loại móng thi công, loại vật liệu tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng lại tiết kiệm chi phí làm móng nhà hợp lý nhất.

Xem hướng dẫn:  Quy trình, kinh nghiệm các bước xây nhà tiết kiệm chi tiết nhất.

Những lưu ý khi thi công làm móng nhà không được bỏ qua

Những lưu ý khi thi công làm móng nhà không được bỏ qua

Những lưu ý khi làm móng nhà quan trọng

Những sai lầm thường mắc phải cũng là những điểm cần lưu ý khi làm móng nhà tốt, chắc chắn. Hãy nhớ kỹ các lưu ý xây móng nhà giúp nhà có được nền móng vững chắc nhất.

- Xem xét địa chất, lựa chọn loại móng phù hợp: Hãy nhớ trước khi tiến hành làm móng nhà hãy xem địa chất khu vực xây dựng như thế nào là đất cứng tốt hay là đất yếu, không vững chắc để có phương pháp, lựa chọn vật liệu làm móng phù hợp tránh các vấn đề xấu, đặc biệt là làm móng nhà trên đất yếu như ruộng, ao hồ,...

Đất làm móng nhà càng khô ráo sẽ càng tốt và tất nhiên cách làm móng sẽ dễ dàng, tốn ít chi phí hơn so với làm móng nhà trên đất yếu. Đồng thời, phụ thuộc vào loại công trình xây dựng là gì để lựa chọn loại móng có đặc tính phù hợp. Làm móng nhà cấp 1, 2, 3, tầng sẽ khác biệt so với việc làm móng nhà cho các công trình nhà cao tầng…

- Lựa chọn vật liệu làm móng nhà chất lượng và tránh ham rẻ, hay lựa chọn vật liệu không phù hợp với địa chất và phương án thi công móng.

- Thực hiện đúng quy trình, cách làm móng nhà đúng kỹ thuật để tránh việc gây nứt sàn, sụt lún… Vì vậy, lựa chọn bản vẽ thiết kế móng nhà chất lượng, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo quy trình thi công đúng thiết kế, khoa học, tránh giảm bớt các chi tiết thiết kế.

- Lựa chọn đúng đơn vị thi công móng nhà chất lượng

5. Cách làm móng nhà trên nền đất yếu

Nhận biết đất có địa chất nền yếu

Nhận biết địa chất đất có nền yếu giúp việc lựa chọn phương pháp làm móng nhà phù hợp. Cách nhận biết dựa vào các yếu tố định tính và định lượng:

  • Dựa vào những chỉ tiêu vật lý khi tiến hành phân tích đất như hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa
  • Dựa vào những chỉ tiêu cơ học đó là: sức chịu tải, độ biến dạng, hệ số nén, góc ma sát trong, lực lính

Những chi tiêu này phải được kiểm tra trên thí nghiệm mẫu đất lấy tại địa hình để xác định.

Về thực tế những loại đất được xem là nền đất yếu: đất sét yếu, đất cát chảy), đất bùn/than bùn, đất than bùn, đất bazan/đất đắp… hay xuất hiện ở các khu vực núi đất đỏ bazan, đất ruộng, đất cát bồi ven sông, khu vực ao hồ, sình lầy…

Nhìn chung, những loại đất đắp hầu hết đều phải có những biện pháp xử lý trước khi xây dựng. Mời các bạn xem thêm bài viết: Lựa chọn móng nhà phù hợp với từng loại đất.

Yếu tố ảnh hưởng thiết kế xây nhà trên nền đất yếu

Cách xây móng trên nền đất yếu là kỹ thuật khó, rất quan trọng cần đảm bảo tiêu chuẩn để có thể tăng khả năng chịu trọng lực nhà lên móng giúp nhà vững chắc, không nghiêng, lệch, nứt, lún… Nền đất yếu không phải là địa chất tốt để xây nhà vì vậy chi phí làm móng nhà sẽ cao để gia cố độ vững chắc.

Vì vậy, khi khảo sát trước xây dựng nếu như bạn sẽ xây nhà trên nền đất yếu như đất ruộng, đất ao, đất đầm, ngập nước… thì cần tính kỹ trong việc lựa chọn cách xây móng nhà trên đất yếu. Bởi chọn kiểu móng nhà sẽ phụ thuộc vào: Điều kiện nền đất và trọng tải nhà là nhà cấp 4,  hay nhà cao tầng…

Đối với thiết kế móng nhà trên nền đất rộng, đất cát, đầm lầy… thì cần tính toán thêm việc loại nhà cần xây dựng là nhà gì để xác định trọng tải nền: Thiết kế, xây móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu khác với cách làm móng nhà 2 tầng, 3 tầng hay những tòa nhà cao ốc.

Do đó, để có thể thiết kế móng nhà trên nền đất yếu cần xác định: mẫu nhà, chiều cao nhà, mặt sàn xây dựng, vật liệu… để chọn vật liệu, loại móng thích hợp.

Các biện pháp xử lý làm móng trên nền đất yếu

Để có thể xử lý làm nhà trên nền đất yếu sẽ cần đến biện pháp xử lý kết cấu công trình và xử lý nền móng nhà. Trong đó, đối với phần làm kết cấu móng trên đất yếu như:

- Thay nền: tốn kém về chi phí và thời gian

- Phương pháp cơ học: được sử dụng phổ biến, bao gồm: Làm chặt nền đất bằng sử dụng tải trọng tĩnh (đầm chấn động), dùng lướt nền cơ học, vải địa, đệm cát…  Trong đó xem trọng việc áp dụng các phương pháp làm móng nhà phù hợp với nền đất yếu đó là làm móng bè hoặc móng cọc.

 Ép cọc là phương pháp thi công làm móng nhà trên nền đất yếu phổ biến, hiệu quả

Ép cọc là phương pháp thi công làm móng nhà trên nền đất yếu phổ biến, hiệu quả

+ Đối với làm móc cọc trên đất yếu sẽ tùy theo mức địa chất yếu ở mức độ nào để lựa chọn vật liệu cọc tre, bê tông và kích thước, chiều sâu, mật độ đóng cọc thích hợp.

Trong đó:

  • Cọc tre: thích hợp với nhà nhỏ, làm nhà cấp 4 trên nền đất yếu
  • Cọc đất vôi và đất xi măng: phù hợp với những khu vực đất rất yếu cần gia cố sâu và tăng hiệu quả thoát nước ở nơi có nhiều mạch nước ngầm, vùng bị đọng, trũng nước. Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.
  • Loại cọc bê tông: là loại phổ biến giúp gia cố nền móng yếu hiệu quả
  • Cọc đá và cọc cát đầm chặt: thích hợp với địa chất dễ bị sụt lún hay đất mền.

+ Đối với làm móng bè trên nền đất yếu: thích hợp với công trình nằm trên vùng nước rộng, địa chất rất yếu, dễ bị sụt lún, và các công trình xây dựng lớn. Loại móng bè có chi phí xây dựng cao nhưng hiệu quả gia cố móng vững chắc nhất.

- Phương pháp nhiệt học: Sử dụng khí nóng trên 800 độ để làm thay đổi các đặc tính lý hóa của nền đất yếu thích hợp với đất sét, đất cát mịn

- Các phương pháp thủy lực: dụng cọc thấm, lưới thấm, sử dụng vật liệu composite thấm, bấc thấm, sử dụng bơm chân không, sử dụng điện thẩm. 

Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn có thể lựa chọn thiết kế, cách làm móng nhà an toàn, kiên cố,  móng nhà cao bao nhiêu phù hợp với từng quy mô công trình xây dựng đảm bảo an toàn, đẹp và tiết kiệm chi phí làm móng hợp lý.

Tin nổi bật
Tin mới nhất