menu

25 mẫu thiết kế tiểu cảnh mini, giếng trời nhà ống đẹp không tưởng

16:19 - 02/11/2018
Cách làm tiểu cảnh, giếng trời trên cầu thang, trong nhà ống, các mẫu thiết kế giếng trời thông minh, chậu cây cảnh mini đẹp khó cưỡng.

Cuộc sống càng hiện đại, công nghệ càng phát triển thì con người càng mong muốn gần gũi với thiên nhiên, tìm cho mình sự yên bình, thư thái sau những áp lực của cuộc sống. Đây cũng chính là lý do mọi người hướng đến việc thiết kế cây tiểu cảnh trong nhà, một góc tiểu cảnh bên phòng khách, dưới cầu thang hay góc nhà,...có thể đem đến một chút hơi thở của thiên nhiên nhằm tạo ra không gian thư giãn tinh tế nhất.

Ngoài ra, việc thiết kế làm giếng trời thông minh trong nhà cũng khá phổ biến giúp không gian thông thoáng hơn.

Sẽ thật tuyệt vời nếu như có một khu vườn tiểu cảnh mini trong nhà hay giếng trời đơn giản cho ngôi nhà nhỏ đúng không? Sau đây Thông tin nhà đất ancu.me sẽ là chia sẻ cho bạn đọc một số nguyên tắc, lưu ý, cách trang trí thiết kế các mẫu tiểu cảnh trong nhà và các mẫu giếng trời đẹp, độc đáo nhất hiện nay. Giúp bạn có thêm ý tưởng thiết kế một tiểu cảnh, giếng trời đẹp sang trọng cho ngôi nhà của mình thêm sức sống hơn.

Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp trong nhà

Thiết kế tiểu cảnh trong nhà đẹp, độc đáo sẽ tạo nên không gian vô cùng hữu ích cho gia chủ, giúp gia đình thư giãn và giải trí cực tốt. Để thiết kế tiểu cảnh trong nhà đẹp và sang trọng bàn cần phải có cho mình những nguyên tắc và lưu ý nhất định cần tuân thủ sẽ giúp bạn dễ dàng biến những góc tối trong nhà trở nên tươi sáng, thổi luồng gió mới cho cuộc sống tuyệt vời hơn.

Sau đây sẽ là một vài nguyên tắc, lưu ý khi thiết kế những mẫu tiểu cảnh đẹp trong nhà phố, ống, chung cư, biệt thự,....giúp bạn có được một tiểu cảnh mini trong nhà đẹp như ý.

Lựa chọn loại tiểu cảnh

Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện của mỗi gia chủ có thể lựa chọn thiết kế chậu tiểu cảnh mini cây cảnh nước hoặc tiểu cảnh khô trong nhà.

Có hai cách làm tiểu cảnh mini đẹp trong nhà như sau:

  • Tiểu cảnh khô
  • Tiểu cảnh nước bao gồm tiểu cảnh động (Tiểu cảnh động là gồm vòi nước, thác nước) và tiểu cảnh tĩnh (Tiểu cảnh tĩnh là mặt nước yên bình, tĩnh lặng).

Vị trí của tiểu cảnh trong nhà

Khi đã lựa chọn được tiểu cảnh khô hay nước thì việc xác định vị trí vườn tiểu cảnh trong nhà vô cùng quan trọng. Vị trí rất đa dạng từ phòng khách, gầm cầu thang, giếng trời hay thậm chí là phòng tắm.

Tuy nhiên để tiết kiệm được diện tích và mang tính thẩm mỹ cao thì việc thiết kế tiểu cảnh trong tổng thể nội thất nhà ở nên chọn điểm tựa vào tường hoặc nằm tại gầm cầu thanh. Chú ý nơi mảng tường đặt tiểu cảnh cần được ốp đá hoặc gỗ phù hợp.

Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp trong nhà

Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp trong nhà

Chọn cây trồng cho tiểu cảnh

Góc tiểu cảnh mini sân vườn trong nhà cũng giống như sân vườn trước nhà, gia chủ nên chọn những loại cây thường sử dụng để trang trí tiểu cảnh cây xanh trong nhà mang ý nghĩa phong thủy tốt như cây trúc nhật, dương xỉ, phong lan, trầu bà, cỏ lan chi, xương rồng, kim phát tài, cây chuối rẻ quạt, cỏ nhung, cây cau đỏ, cây mai vạn phúc, cây cọ ta, vạn tuế, ....

Không nên trồng hoa cho tiểu cảnh trong nhà vì hoa thường không bền, mất công chăm sóc, dọn dẹp, dễ gây dị ứng.

Các loại cây phù hợp tiểu cảnh nước trong nhà như cây thủy sinh, sen, rong, rêu,...

Bài trí lấy ánh sáng cho tiểu cảnh

Ánh sáng được coi là yếu tố quan trọng cho nội thất tiểu cảnh nhỏ trong nhà, giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Vì vậy, khi thi công tiểu cảnh trong nhà nên đặt ở gần nơi gần cửa sổ, có nhiều ánh sáng giúp cây dễ quang hợp mang không khí trong lành, giàu oxy, tốt cho sức khỏe.

Đối với tiểu cảnh nước mini, hồ nước trong nhà có thể lắp đặt thêm đèn dưới đáy hoặc sát thành hồ, thành bể tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo vào ban đêm.

Vật trang trí cho tiểu cảnh

Cách trang trí tiểu cảnh thác nước mini, bể cá,... tiểu cảnh khô trong nhà vô cùng đơn giản mà còn giúp tăng thêm phần thư thái, sinh động cho không gian nhà ở.

Các phụ kiện tiểu cảnh mini, trang trí tiểu cảnh trong nhà như tượng chú mục đồng, ngư ông, ngôi chùa, thuyền nan...với số lượng vừa phải, không nên tham lam đặt quá nhiều sẽ làm mất mất vẻ đẹp tự nhiên của tiểu cảnh và khiến không gian bị thu hẹp, rối rắm.

Ngoài ra, sử dụng vỏ sò, vỏ óc, sỏi màu, sỏi trắng cũng là một cách tuyệt vời để làm đẹp cho tiểu cảnh.

Phòng ngừa côn trùng cho tiểu cảnh

Để đối phó được với những loại côn trùng như muỗi, rết, kiến,....bằng cách thả cá trong hồ hoặc lắp đặt thêm đèn chiếu sáng.

Phong thủy tiểu cảnh trong nhà

Theo phong thủy, tiểu cảnh lên bố trí theo hướng nhà là hướng từ ngoài đường vào tiểu cảnh sân vườn, trùng với hướng và cung danh vọng bởi cung danh vọng là nơi lý tưởng để tiếp đãi khách quý, khi bố trí tiểu cảnh ở đây sẽ tạo nên sự đang dạng cũng như thể hiện thái độ niềm nở.

Nếu gia chủ thiết kế tiểu cảnh nước trong nhà, cần chú ý không nên đưa quá nhiều nước vào nhà bởi điều đó sẽ tạo thành gánh nặng cho gia chủ.

Những điều cần biết khi thiết kế giếng trời

Giếng trời là gì?

Giếng trời chính là một khoảng không thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái có thể có hoặc có thể không. Với công năng giúp lấy gió, ánh sáng, lưu thông khi khí trong không gian nhà ở và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Giếng trời là một bộ phận của ngôi nhà thêm hiện đại, thích hợp với giếng trời nhà ống, giếng trời nhà cấp 4, giếng trời trong nhà ống, giếng trời cho nhà mái tôn, giếng trời nhà 1 tầng, 2 tầng và cho nhà 3 tầng,...đặc biệt giếng trời đẹp phù hợp nhất cho những căn nhà có diện tích chật hẹp, giúp không gian thêm rộng rãi, thoáng mát, thoải mái và tăng thêm ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.

Vị trí của giếng trời thông minh

Có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau như giếng trời cuối nhà, thiết kế giếng trời trong nhà, giếng trời giữa nhà, phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, giếng trời giữa cầu thang hay thậm chí thiết kế giếng trời sau nhà,....

Phổ biến nhất khi thiết kế giếng trời trên cầu thang, đây được coi là khu vực thích hợp nhất bởi vì cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp, nếu thiết kế giếng trời cầu thang sẽ bổ sung ánh sáng đều cho toàn bộ không gian nhà ở, đồng thời giúp cho khu vực cầu thang bớt tăm tối.

Hoặc có thể thiết kế giếng trời phía sau nhà đẹp lại không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà, không phá vỡ đi cấu trúc của ngôi nhà (phải đảm bảo yếu tố phong thủy).

Dù cho bố trí giếng trời ở đâu thì vẫn phải đảm bảo quá trình lưu thông khí thuận tiện. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà lựa chọn vị trí thích hợp nhất. Chú ý không đặt giếng trời ở vị trước nhà.

Những điều cần biết khi thiết kế giếng trời

Những điều cần biết khi thiết kế giếng trời

Cấu tạo và kích thước giếng trời hợp lý

Giếng trời có mục đích ánh sáng tự nhiên nhất, tạo ra sự thông thoáng cho không gian nhà của mình. Nhưng với việc thiết kế, cách làm giếng trời phải tuân thủ theo đúng kích thước về diện tích tối thiểu và tối đa để tạo ra không gian thông thoáng nhất, phát huy được đúng mục đích sử dụng của giếng trời.

Theo các chuyên gia kiến trúc Ngoại thất đẹp, kích thước giếng trời hợp lý không được quá lớn chỉ khoảng từ 4 - 6m2, tránh gây ảnh hưởng đến diện tích toàn diện của ngôi nhà.

Thường kích thước giếng trời hợp lý so với không gian diện tích của ngôi nhà là khi nhỏ hơn 5% diện tích của sàn nhà với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% diện tích của sàn nhà với không gian ít cửa sổ để tăng cường được nhiều ánh sáng tự nhiên.

Khi thiết kế nhà ống có giếng trời, nhà cấp 4 có giếng trời ở quê thì cần phải tuân thủ các quy định diện tích tối thiểu khoảng 450x450 đủ để một cơ thể người lên xuống được.

Đối với cấu tạo của giếng trời cũng là một trong những yếu tố cần phải quan tâm, giúp hoàn thiện không gian giếng trời trong ngôi nhà một cách chuẩn nhất.

Cấu tạo bao gồm đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.

Trong đó:

  • Đáy giếng ở tầng dưới dùng để trang trí tiểu cảnh và bố trí cây hoa, hòn non bộ để làm đẹp thêm cho không gian của mình.
  • Thân giếng dùng để chiếu sáng lên các tầng trên.
  • Đỉnh giếng có hệ khung của mái và mái kính, có thể trang trí hệ khung mái, hoa sắt giúp giếng trời thêm đẹp.

Những vị trí nên thiết kế giếng trời cho nhà ống

Giếng trời có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau khi thiết kế giếng trời nhà ống, thường giếng trời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy vì vậy gia chủ cần chú ý đến vị trí sao cho chuẩn nhất vừa đảm bảo tính phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.

Cách làm giếng trời thông minh cho nhà ống có thể đặt giếng trời ở cầu thang, giếng trời phòng khách, giếng trời trong nhà vệ sinh,....tùy theo kiến trúc của ngôi nhà.

Thiết kế nhà ống có giếng trời, vị trí thích hợp nhất để đặt đó là cung tài lộc, cung thiên mạng. Chú ý kiêng đặt giếng trời ở hướng Bắc ngôi nhà.

Cách làm giếng trời trong nhà phổ biến nhất đó là khu vực cầu thang, đây là vị trí thích hợp nhất bởi vì cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp, nếu thiết kế giếng trời cầu thang sẽ bổ sung ánh sáng đều cho toàn bộ không gian nhà ở, đồng thời giúp cho khu vực cầu thang bớt tăm tối.

Trong trường hợp nhà có cầu thang đi một bên, dạng lệch tầng và đổi tầng thì sẽ tạo dạng giếng trời xiên để thuận tiện cho tầm nhìn giúp cầu thang luôn thông thoáng, tạo được độ sâu cho ngôi nhà.

Kinh nghiệm làm và trang trí giếng trời đẹp

Hiện nay, có rất nhiều cách để trang trang trí thiết kế giếng trời đẹp vừa giúp tăng thêm diện tích sinh hoạt vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Khi thi công giếng trời, cần quan tâm đến vật liệu làm giếng trời nên được sử dụng kích cường lực để tăng thêm ánh sáng tự nhiên vào nhà.

Bên cạnh đó, vật liệu ốp lát xung quanh giếng trời cũng vô cùng quan trọng, không nên sử dụng gạch bóng kiếng cho không gian này bởi có thể phản chiếu ánh sáng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Việc trang trí nhà có giếng trời đẹp cần quan tâm đến 3 khu vực đó là đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng như sau:

+ Đỉnh giếng có thể sử dụng hệ hoa sắt, khung mái kết cấu thép khi ánh nắng chiếu xuống đổ bóng lên tường sẽ trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp. Hoặc sử dụng mái che bằng kính cường lực, nhựa trong để hấp thụ trao đổi ánh sáng tốt hơn, tăng thêm công năng.

+ Thân giếng chính là diện tường có thể trang trí, treo cây xanh kết hợp với hệ thống chiếu sáng. Trên mảng tường có thể ốp gạch đá tạo điểm nhấn hoặc sử dụng những hình vẽ hoa văn trang trí sinh đẹp cho bức vách, một vài cây cảnh và vật trang trí cũng giúp không gian sống thêm ấn tượng và độc đáo.

+ Đáy giếng tiểu cảnh giếng trời trong nhà có thể thiết kế vườn khô, cây tiểu cảnh, bể cá, hòn non bộ,...chắc chắn sẽ mang đến một không gian yên bình, thư giãn tốt nhất cho gia chủ. Nếu giếng trời không có mái che thì đáy giếng cần phải bố trí thoát nước thật tốt và đáy giếng phải đủ rộng cùng hệ thống che chắn để nước không rớt xuống sàn nhà.

Gợi ý các mẫu tiểu cảnh, giếng trời trong nhà đẹp cuốn hút, ấn tượng

Tiểu cảnh giếng trời không còn xa lạ với những ngôi nhà có công trình kiến trúc hiện đại. Các mẫu giếng trời đẹp và mẫu tiểu cảnh đẹp không chỉ giúp ngôi nhà thêm ánh sáng, đón gió, thoáng khí, thoáng mát,...mà còn mang đến phong thủy cực tốt cho tổ ấm của bạn.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu các mẫu giếng trời đẹp, tiểu cảnh trong nhà độc đáo từ đơn giản cho đến công phu và cầu kỳ đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở, tạo nên sự đẳng cấp và tinh tế nhất cho ngôi nhà.

Dưới đây sẽ là một số gợi ý về các mẫu tiểu cảnh, giếng trời trong nhà đẹp cuốn hút, ấn tượng bạn có thể tham khảo để có thêm ý tưởng tạo nên một khu tiểu cảnh giếng trời sinh động, độc đáo trong tổ ấm thân yêu của mình.

Mẫu giếng trời trong nhà ống đẹp cuốn hút người nhìn

Mẫu giếng trời trong nhà ống đẹp cuốn hút người nhìn

Mẫu giếng trời tiểu cảnh tuyệt đẹp, mang tới không gian thoáng đãng cho ngôi nhà

Mẫu giếng trời tiểu cảnh tuyệt đẹp, mang tới không gian thoáng đãng cho ngôi nhà

Giếng trời tiểu cảnh khô, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo

Giếng trời tiểu cảnh khô, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo

Một tiểu cảnh khô nhỏ dưới cầm thang, xinh xắn mang đến không gian xanh mát

Một tiểu cảnh khô nhỏ dưới cầm thang, xinh xắn mang đến không gian xanh mát

Mẫu tiểu cảnh giếng trời ấn tượng

Mẫu tiểu cảnh giếng trời ấn tượng

Mẫu tiểu cảnh giếng trời giữa không gian phòng khách thêm trong lành

Mẫu tiểu cảnh giếng trời giữa không gian phòng khách thêm trong lành

Giếng trời cùng tiểu cảnh khu vực nhà tắm thêm thông thoáng

Giếng trời cùng tiểu cảnh khu vực nhà tắm thêm thông thoáng

Thiết kế giếng trời cùng tiểu cảnh giữa nhà, 1 ý tưởng tuyệt vời

Thiết kế giếng trời cùng tiểu cảnh giữa nhà, 1 ý tưởng tuyệt vời

 

Mẫu tiểu cảnh trong nhà ống đẹp tinh tế, gần gũi với thiên nhiên

Mẫu tiểu cảnh trong nhà ống đẹp tinh tế, gần gũi với thiên nhiên

Tiểu cảnh nước chảy trong nhà giúp mang lại không gian mát dịu cho ngôi nhà

Tiểu cảnh nước chảy trong nhà giúp mang lại không gian mát dịu cho ngôi nhà

Cách thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố đẹp tinh tế, trong lành

Cách thiết kế tiểu cảnh trong nhà phố đẹp tinh tế, trong lành

Thiết kế tiểu cảnh ban công với nhiều màu sắc nổi bật

Thiết kế tiểu cảnh ban công với nhiều màu sắc nổi bật

Bài trí tiểu cảnh giếng trời cho nhà phố thêm đẹp

Bài trí tiểu cảnh giếng trời cho nhà phố thêm đẹp

Mẫu tiểu cảnh giếng trời ở cầu thang tuyệt đẹp, hút mắt người nhìn

Mẫu tiểu cảnh giếng trời ở cầu thang tuyệt đẹp, hút mắt người nhìn

Tiểu cảnh giếng trời phong cách đơn giản, đồng quê được nhiều người yêu thích

Tiểu cảnh giếng trời phong cách đơn giản, đồng quê được nhiều người yêu thích

Mẫu trang trí giếng trời tiểu cảnh phòng khách trong nhà độc đáo

Mẫu trang trí giếng trời tiểu cảnh phòng khách trong nhà độc đáo

Mẫu tiểu cảnh giếng trời đẹp, hiện đại và tinh tế

Mẫu tiểu cảnh giếng trời đẹp, hiện đại và tinh tế

Tiểu cảnh khô dưới gầm cầu thang đẹp hút mắt

Tiểu cảnh khô dưới gầm cầu thang đẹp hút mắt

Tiểu cảnh giếng trời thay thế cho bức tường khô khan

Tiểu cảnh giếng trời thay thế cho bức tường khô khan

Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời giao hòa không gian trong nhà với bên ngoài

Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời giao hòa không gian trong nhà với bên ngoài

Tiểu cảnh giếng trời bên cạnh cầu thang độc đáo và bắt mắt

Tiểu cảnh giếng trời bên cạnh cầu thang độc đáo và bắt mắt

Tiểu cảnh giếng trời trong nhà đơn giản không quá cầu kỳ

Tiểu cảnh giếng trời trong nhà đơn giản không quá cầu kỳ 

Một số mẫu tiểu cảnh tạo điểm nhấn của ngôi nhà

Một số mẫu tiểu cảnh tạo điểm nhấn của ngôi nhà

Các mẫu tiểu cảnh giếng trời đơn giản nhưng vô cùng tinh tế

Các mẫu tiểu cảnh giếng trời đơn giản nhưng vô cùng tinh tế

Với các tiểu cảnh nước, mẫu tiểu cảnh khô trong nhà, mẫu giếng trời cho nhà ống, cấp 4,... cùng các nguyên tắc thiết kế giếng trời tiểu cảnh ở trên đã giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp trong việc thiết kế giếng trời tiểu cảnh cho ngôi nhà của mình.

Xem thêm: Mãn nhãn 55+ mẫu thiết kế sân vườn, vườn hoa nhỏ đẹp cực mới lạ

Huê Nguyễn
Tin nổi bật
Tin mới nhất