menu

Cách xử lý chống thấm dột sàn mái tôn, trần bê tông bị nứt giá rẻ

14:55 - 06/11/2019
Giải pháp, quy trình xử lý chống thấm dột mái trần nhà bê tông, mái tôn bằng băng keo, tấm miếng dán, sơn chống thấm sika tốt nhất.

Nhà đất ancu.me sẽ chia sẻ với bạn đọc những hiện tượng, nguyên nhân, vật liệu, phương pháp, quy trình, cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả và tiết kiệm giúp giải quyết các hiện tượng xấu trong công trình nhà ở.

I. Nguyên nhân thấm dột mái trần là gì?

Hiện tượng thấm dột mái nhà là gì?

Thấm dột mái trần là khái niệm dùng để chỉ các sự cố, hiện trạng các công trình xây dựng, nhà ở, nhà xưởng, bị thấm nước mưa, các các loại nước bể trên mái đọng lại gây ra hiện tượng tường bê tông bị thấm xuống mái, trần gây dột và hư hại cấu trúc bên trong nhà ở, công trình.

Hiện tượng thường thấy của việc trần mái nhà bị thấm nước đó là xuất hiện các vết tường bị ngả ố màu vàng, mọc rêu mốc, vết nứt tường chân chim… Mái trần thấm dột càng nặng thì các hiện tượng, biểu hiện càng rõ rệt thậm chí có thể thấy nước dột từ trên mái trần nhà xuống.

Do vậy cần có các giải pháp chống thấm trần nhà phù hợp đối với từng loại mái trần, sàn nhà cũ, mới để tránh thấm nước gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, nội thất và thẩm mỹ của ngôi nhà

Chống thấm dột mái nhà giải pháp bảo bề công trình đẹp bền

Chống thấm dột mái nhà giải pháp bảo bề công trình đẹp bền

Nguyên nhân mái trần nhà bị dột

Sàn mái ngói bị dột, trần bê tông mái bằng, mái dốc bị thấm có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Chất liệu sử dụng lợp mái không tốt như mái ngói bị dột khi mưa to, gió lớn. Đặc biệt là các mái nhà lợp ngói cũ qua thời gian sử dụng bị bào mòn, chuyển dịch ngói gây rò rỉ, dột nên cần chống thấm dột mùa mưa tránh ảnh hưởng tới kết cấu nhà ở.
  • Nhà mái tôn bị dột: Do quá trình thi công đóng bắt đinh vít, phần giáp nối có khe hở mái tôn và tường không được bịt kín bằng keo hay đoạn nối tôn không đảm bảo khiến nước chảy vào theo đinh vít vào nhà…
  • Với những mái trần có bể nước hay nhà vệ sinh ở trên trần nếu xử lý chống thấm sàn trần không tốt, bị hỏng thì có thể gây ra hiện tượng mái trần bê tông bị thấm dột.
  • Hiện tượng thi công trần bị nứt đặc biệt ở vị trí trần và tường nếu xử lý chống thấm khi xây dựng không tốt rất dễ gây nên hiện tượng thấm dột và cần phải xử lý.
  • Thấm dột máng xối do có khe hở máng và tường, kết hợp máng bị tắc nghẽn thì cần xử lý chống dột máng xối và thông máng để đảm bảo dòng chảy lưu thông không thấm ngược vào nhà.

Nhìn chung, thấm dột các công trình xây dựng từ mái sàn, sàn nhà vệ sinh, tường nhà, hố thang máy, tầng hầm, bể bơi,nước ăn, sân thượng, chống thấm ngược có nhiều nguyên nhân nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ của không gian nội thất đẹp và ngoại thất, sinh hoạt gia đình… Đây là là hiện tượng thường xuyên xảy ra và gây ra những thiệt hại về chất lượng nhà ở, công trình cũng như tính thẩm mỹ, tiền bạc trong việc mua vật liệu chống thấm, thuê nhân công, thi công và để sửa chữa, xử lý chống thấm dột.

II. Các loại vật liệu chống thấm dột mái trần nhà tốt

Có rất nhiều các loại vật liệu chống thấm nhà ở và tùy theo vị trí thấm dột để lựa chọn các loại hóa chất, vật liệu chống thấm phù hợp đảm bảo hiệu quả. Về cơ bản có thể thấy hiện nay có 2 nhóm vật liệu chống thấm cơ bản đó là:

  1. Các tấm, miếng dán chống dột, chống thấm mái
  2. Cách loại chất chống thấm dột mái trần.

Trong đó, cách thi công các loại vật liệu này sẽ khác nhau, chi phí, yêu cầu kỹ thuật, cho nên phụ thuộc vào vị trí hiện tường thấm dột hay mong muốn phòng chống thấm dột mái trần nhà đẹp và bền có thể lựa chọn phương án là các tấm dán chống dột mái tôn, trần nhà bê tông… thích hợp. 

Nếu đang tìm kiếm chống thấm sàn mái bằng vật liệu gì tốt để phòng và xử lý trần nhà bị trần nhà bị thấm nước có thể tham khảo một số các vật liệu chống thấm trần, chống dột đặc dụng bao gồm cả phương pháp dùng miếng dán đến hóa chất chống thấm dưới đây để có giải pháp cách chống thấm trần nhà bị nứt, xử lý khe hở giữa mái tôn và tường…hiệu quả, tiết kiệm công sức và chi phí chống thấm dột tốt nhất.

Các vật liệu chống thấm mái sàn nhà tốt nhất thông dụng nhất hiện nay

Các vật liệu chống thấm mái sàn nhà tốt nhất thông dụng nhất hiện nay

Keo chống thấm trần nhà giá rẻ, tốt, thi công nhanh

Băng keo chống dột mái ngói, mái tôn, mái bằng là một trong những vật liệu thông dụng đơn giản trong cách xử lý chống thấm mái nhà và giá keo chống thấm trần nhà không cao nên được ưu tiên lựa chọn.

Vật liệu keo chống thấm dột trần, mái nhà này thích hợp với các trường hợp: Mức độ thấm dột mái trần không nhiều, không ở toàn diện tích mà chỉ xuất hiện rải rác do những vị trí này khi thi công chất lượng chống thấm không tốt. Vì vậy giải pháp xử lý trong các trường hợp này thường không xử lý toàn bộ trần gây tốn kém mà tốt nhất là sử dụng các loại băng keo chống dột mái tôn (tole), mái ngói hay còn gọi là keo silicon chống dột mái tôn để sửa chữa là tốt nhất.

Sử dụng băng keo dán tôn chống dột hay dán ngón rất đơn giản bằng cách tác động trực tiếp và khu vực có các vết nứt trần, khe hở mái để ngăn chặn việc nước mưa có thể xâm nhập đơn giản, không cần kỹ thuật cao, không ảnh hưởng tới xung quanh.

Tấm keo dán chống thấm mái trần hữu ích, hiệu quả

Tấm keo dán chống thấm mái trần hữu ích, hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại keo chống thấm mái nhà nên cần chọn loại keo tốt, có giá keo chống dột mái tôn, mái ngói rẻ như:

- Băng keo chống thấm trần nhà Selleys No More Gaps: Keo gốc nước, đàn hồi tốt, chống nứt gãy.

- Băng keo chống dột mái trần Hawa CT02: Keo gốc gốc Polymer, cách dùng trộn cùng vữa để tạo thành khối có khả năng kết dính cao và dùng như chất phụ gia chống thấm thích hợp cho nhiều loại công trình từ: Xử lý chống thấm trần sàn mái bê tông, tầng hầm, bể bơi, hồ nước, bể cá,...

- Keo chống thấm dột mái trần nhà TX911: Keo có gốc Polyurethane, dạng lỏng, có tính đàn hồi, bán dính và ngăn nước hiệu quả đối với công trình như: chống thấm sàn mái bê tông, khe nứt trên trần, xử lý khe hở giữa mái tôn và tường...

- Keo chống dột mái tôn, sàn trần bê tông AS – 4001SG: Là keo thành phần biến tính, không chứa dung môi, silicon giúp mang lại đàn hồi tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

- Keo silicon chống thấm dột NEOMAX 820: Là keo dạng lỏng với 1 thành phần, gốc nhựa copolyme, chứa dung môi giúp tăng độ bám dính, chống mài mòn, va đập và che phủ các vết nứt mái trần gây thấm dột. Thi công chống thấm mái trần đơn giản bằng chổi, máy phun hoặc con lăn.

Vật liệu sika chống thấm sàn mái

Sika chống thấm hay sika latex là một loại vật liệu chống thấm hữu hiệu cho nhiều công trình từ chống thấm sàn, chống thấm mái trần bê tông. Đây là chất chống thấm dạng dung dịch có chất phụ gia chống thấm cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, công nghiệp nhà xưởng từ sàn, mái trần, bể nước (bể bơi, hồ cá…) hiệu quả và phổ biến của tập đoàn Sika AG Thụy Sỹ.

Sản phẩm có nhiều tính năng hoàn hảo về chống thấm nên là vật liệu được lựa chọn để chống thấm sàn mái bằng sika như:

  • Khả năng kết dính bền vững, hoàn hảo nhất
  • Hạn chế, giảm thiểu được sự co ngót vật liệu trong quá trình sử dụng công trình, phòng chống hiện tượng rạn nứt gây thấm đột
  • Sika latex có khả năng chịu được áp lực ở cường độ cao, độ đàn hồi co giãn siêu tốt.
  • Là chất không bị mài mòn, ăn mòn bởi môi trường khí hậu, kể cả kiềm qua thời gian
  • Không độc hại với con người.

Vì vậy, lựa chọn chống thấm sàn mái loại nào tốt chắc chắn không thể bỏ qua vật liệu sike với khả năng phòng thấm dột cũng như xử lý các hiện tượng nứt, khe hở thấm dột hiệu quả nhất hiện nay. Thêm vào đó mức giá sika chống thấm sàn mái sẽ theo từng loại sika có các công trình nhưng không quá cao nên có thể lựa chọn để thi công các công trình chống thấm mái sàn trần nhà, sân thượng tốt nhất.

Có nhiều vật liệu chống thấm mái trần nhà bằng sika và cũng nhiều chủng loại. Về cơ bản chống thấm sàn mái, trần sân thượng bằng sika có các loại cơ bản sau:

- Hóa chất chống thấm sàn mái Sika (Sơn xịt chống dột thấm trần): Sử dụng phương pháp quét như sơn chống thấm lên bề mặt bê tông để tạo thành lớp ngăn chặn nước thẩm thấu qua phù hợp với nhiều công trình, đặc biệt là sàn mái.

- Màng chống thấm sika: Có loại màng khò nóng dùng chống thấm cho sàn mái bê tông và màng dán lạnh.

+ Chống thấm trần nhà bằng Sika màng khò nóng: Áp dụng phương pháp nhiệt khò thổi hơi nóng để ép chặt lên bề mặt tường, bê tông, sàn gạch. Cách thi công cầu kỳ và hao phí vật tư lớn, kỹ thuật thi công cao nhưng cho chất lượng tống thấm rất tốt và thường là giải pháp cuối cùng khi mà các phương pháp chống thấm khác không đạt được hiệu quả.

Màng chống thấm sika Bituseal T130SG cho mái trần hiệu quả cao

Màng chống thấm sika Bituseal T130SG cho mái trần hiệu quả cao

+ Màng chống thấm sika lạnh (Sikaproof Membrane - Chống thấm sàn mái bằng sika dạng sơn): Loại vật liệu chống thấm trong thi công nguội bằng cách rải đều lên mặt bê tông để ngăn chặn hiện tượng dấm dột. Đây là giải pháp chống thấm sàn mái sân thượng trồng cây, đặt bể nước thích hợp.

Phương pháp này thích hợp chống thấm bề mặt nằm ngang, thẳng đứng phẳng, thi công nhanh, giảm chi phí và giúp công trình sàn mái trần sân thượng có được hiệu quả chống thấm tốt, tăng tuổi thọ công trình, không lo thấm, dột, mọc rêu mốc khi mùa mưa đến. Sản phẩm chống thấm sàn mái bằng sika nguội nổi bật Sikalastic 632R:

- Băng cản nước chống thấm sika: Là vật liệu chống thấm bằng nhựa PVC nguyên sinh thường dùng chống thấm hồ nước đặc biệt là các hồ lớn như thủy điện, thủy lợi.

- Phụ gai bê tông Sika

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Phương pháp chống thấm trần nhà bằng nhựa đường là cách sử dụng nhựa đun nóng chảy để tạo nên lớp kết dính màng dày, ngăn nước thẩm thấu. Việc sử dụng cách chống thấm mái trần bê tông bằng nhựa đừng thích hợp là sau khi dùng keo bít hết các khe hở, nứt của trần và tường. Đây là phương pháp xử lý chống thấm trần nhà bị nứt, có khe hở, xử lý chống thấm sân thượng.

Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote

Ngoài các vật liệu là các tấm - miếng dán chống thấm hóa chất chống thấm như keo, sika, nhựa đường thì cách chống thấm mái nhà bằng Flinkote dũng được xem là giải pháp tốt cho việc xử lý chống thấm bê tông trần mái bị nứt với cách dùng trực tiếp, tiết kiệm công sức, chi phí.

Ngoài các loại vật liệu chống thấm tốt bằng miếng dán, hóa chất cho mái tôn hay mái trần bê tông còn có vật liệu giấy dầu chống dột mái tôn, bột chống thấm trần nhà cũng khá được nhiều người lựa chọn nhờ chi phí thấp, dễ thi công.

III. Cách chống thấm mái trần nhà bị nứt, thấm dột hiệu quả, giá rẻ

Có rất nhiều cách chống thấm trần, mái nhà đang gặp các sự cố nứt, dột hiện nay. Tuy nhiên để, có cách chống thấm mái nhà, cách chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay thì sẽ căn cứ vào từng loại mái nhà, trần nhà bê tông, tôn, ngói hay dạng trần nhà chung cư đặc thù, tình trạng thấm nhà cũ hay là xử lý chống thấm trần nhà, sân thượng đối với các công trình xây dựng mới.

Nhà đất ancu.me sẽ chia sẻ một số phương pháp xử lý chống thấm mái trần nhà đẹp cơ bản bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp chống thấm mái nhà cũ, trần nhà mới cho công trình của mình dưới đây:

Các giải pháp xử lý chống thấm mái sàn trần nhà bề tông hiệu quả

Các giải pháp xử lý chống thấm mái sàn trần nhà bề tông hiệu quả

Cách chống thấm trần nhà bê tông

Hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm nước rất thường xuyên xảy ra do quá trình thi công chống thấm sàn trần không tốt hoặc hiện tượng dịch chuyển sau nền móng gây ra nứt tường, mái trần. Vì vậy, khi các sự cố này xảy ra thường gây ra hiện tường trần nhà bị thấm, dột và cần được xử lý.

Cách chống thấm mái bê tông bị nứt hiệu quả

Hiện nay có thể thực hiện theo cách xử lý trần nhà bị nứt với màng chống thấm dạng lỏng gốc bitum polyme cải tiến với lớp vữa trát xi măng dùng cho sàn mái không có tấm cách nhiệt ở bên trên.

Quy trình cách xử lý vết nứt trần nhà như sau:

Bước 1:  Chuẩn bị các loại dụng cụ: Băm, đục sạch các lớp hồ vữa trát hoàn thiện, sơn bả… Đồng thời, dọn vệ sinh mái sạch sẽ hết bụi đất bám trên bề mặt mái trần bê tông bằng chổi sát, cọ hay máy thổi, hút bụi công nghiệp.

Bước 2: Xử lý mái bê tông bị nứt bằng cách gia cố chống thấm các lỗ rỗng của gạch, học bọng, đường nứt, các hốc râu thép... trên trần sân thượng. Sử dụng cách chống thấm mái trần bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH + xi măng cát vàng để vá các lỗ thủng, khe nứt mái trần bê tông.

Bước 3: Khi lớp vá vết nứt trần bê tông khô thì tiếp tục thi công cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách sử dụng phun, quét sơn chống thấm sàn mái bê tông (chất chống thấm).

Lưu ý: Trường hợp các vết nứt rộng nên đục lại vị trí nứt dùng hồ dầu xi măng, cát có pha chất chống thấm để đắp khe hở nứt. Nếu như khó xử lý có thể sử dụng miếng dán sika chống thấm bằng nhiệt để khò lấp trán nứt hiệu quả nhất, nhưng lưu ý chi phí cao và thi công khí.

Cách khò nóng miếng dán chống thấm mái trần bê tông tốt nhất hiện nay

Cách khò nóng miếng dán chống thấm mái trần bê tông tốt nhất hiện nay

Cách chống thấm mái trần nhà không bị nứt

Với trường hợp gia cố chống thấm trần nhà cũ hoặc có thể phòng ngừa ngay từ khi thi công trần nhà xây mới cũng có thể áp dụng biện pháp xử lý chống thấm bằng vật liệu hóa chất chống thấm như sơn hồ dầu các loại.

Cách xử lý chống thấm sàn mái trần nhà này đơn giản hơn so với xử lý trần nhà bê tông bị nứt và có thể thực hiện theo quy trình sau:

Thứ nhất, bão hòa nước để tránh bề mặt trường háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu để tạo liên kết.

Thứ hai, Thi công sơn chống thấm vết nứt mái. Tùy theo loại chất chống thấm để quét 2 - 3 lớp với đồ dày trung bình 1mm. Cần đảm bảo phủ kín bề mặt trần nhà cần chống thấm. Đặc biệt khi quét các lớp chống thấm trần cần làm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới và chỉ quét lớp tiếp theo khi lớp trước đã khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ và loại sản phẩm).

Lưu ý:

  • Nên chia vật liệu chống thấm thành nhiều thùng và dùng nhiều nhân công thi công chống thấm để kết dính đồng đều, chờ đợi thời gian khô nhanh.
  • Bảo dưỡng theo yêu cầu vật liệu chống thấm đối với các sản phẩm gốc xi măng nhanh chóng ninh kết hết, có được khả năng kết dính chống thấm tốt nhất.
  • Tránh trộn quá nhiều vật liệu chống thấm một lúc tránh thi công không kịp ảnh hưởng tới chất lượng hồ dầu sơn chống thấm.
  • Với chống thấm mái trần bằng bê tông nên lưu ý phù thêm lên bề mặt lớp vữa xi măng + cát + Sika Latex/ Sika Latex TH) lên bề mặt lớp chống thấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giải pháp sử dụng hóa chất sơn chống thấm trần nhà nhanh, giá rẻ, hiệu quả tốt

Giải pháp sử dụng hóa chất sơn chống thấm trần nhà nhanh, giá rẻ, hiệu quả tốt

Cách chống thấm, chống dột mái tôn lạnh hiệu quả, tự làm đơn giản

Đa phần các mái nhà bằng tôn bị thấm dột là do mái có khe hở với tường hoặc từ các vị trí bắn vít rò rỉ nước hay sau thời gian sử dụng các vị trí vít không được xử lý chống gỉ tốt nên bị hở, thủng gây ra tình trạng thấm dột mái tôn, khe hở giữa các tấm tôn. Vì vậy, tùy theo nguyên nhân gây ra hiện tượng mái tôn bị thấm dột để có biện pháp xử lý tốt.

Bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp xử lý chống thấm mái tôn thường gặp dưới đây để có giải pháp cho công trình của mình với các vật liệu chống thấm dột mái tole đơn giản:

  • Khoan có đầu bắn vít tôn lạnh, vít lạnh
  • Keo silicon chuyên dụng cho tôn
  • Sơn chống rỉ
  • Một vài miếng tôn nhỏ nếu mái tôn bị thủng
  • Keo silicon chuyên dụng cho tôn

Cách chống thấm xử lý khe hở giữa mái tôn và tường

Cách xử lý chống thấm mái tôn giáp tường đơn giản và phổ biến nhất hiện nay đó là dùng băng keo dán chống thấm mái tôn. Cách này dễ làm và chi phí thấp, không phải đục tường, hàn cắt mái tôn mà chỉ cần có keo silicon dán tôn chống thấm chuyên dụng hoặc nếu không có có thể dùng nhựa đường để chống thấm mái tôn cũng khá tốt.

Cách xử lý mái tôn bị dột như sau:

- Làm vệ sinh bề mặt tường bằng chổi sắt để tăng độ kết dính khi dán keo. Dùng chổi quét thường để quét mái tôn sạch sẽ.

- Bơm keo chống thấm mái trần tại vị trí có khe hở giữa tường và mái tôn để bít lỗ hở. Nên cho thêm keo ở vị trí mái tôn đang kê tiếp giáp với tường để chống thấm và cũng tránh côn trùng chui vào làm tổ.

- Tạo lòng máng mái tôn để tránh thấm dột xối mái tôn: Làm cong miếng tôn dạng dốc 30 - 35 độ tính từ phía tường về mái. Sau đó kẻ đường thẳng trên tường và mái tôn để làm cho độ dốc đều, nước chảy tốt. Vị trí cuối tiếp giáp với tôn ở vị trí sóng âm để việc thoát nước tốt nhất.

Cuối cùng dùng khoan bắt vít cố định tôn và tường, xà gồ mái tôn để dán và giữ keo chống thấm ở vị trí tôn và tường tốt nhất. Bơm keo silicon chống thấm vào vị trí tiếp giáp tôn với xi măng và keo dán tôn với mái tôn.

Keo chống thấm dột mái tôn hiệu quả, đơn giản

Keo chống thấm dột mái tôn hiệu quả, đơn giản

Ngoài các xử lý khe hở giữa mái tôn và tường bằng keo chống thấm thì có thể sử dụng cách chống thấm khe tường với mái tôn bằng xi măng nếu trộn vữa xi măng làm hồ dầu. Tuy nhiên, cách nhanh nhất và hiệu quả đó là sử dụng các miếng dán chống thấm mái trần để sửa chữa các khe hở tường và mái tôn trần nhà.

Hoặc có thể xử lý khe hở giữa mái tôn và tường nhà với màng chống thấm: Đây là cách hiệu quả nhưng ít áp dụng vì chi phí cao, thi công khó do sử dụng miếng dán màng chống thấm mái trần bằng nhiệt độ cao (khò nhiệt) để phủ khe hở.

Chống thấm mái tôn bị khe hở ở vị trí tiếp giáp tấm tôn

Đối với mái tôn bị thấm dột do khe hở tiếp giáp các tấm tôn chồng lên nhau (khe hở tiếp giáp) có thể áp dụng cách chống thấm dột mái tôn như sau:

Trường hợp có khe hở không rỉ sét: Dùng vật liệu chống dột mái tôn là keo silicon gắn mép tấm tôn trên và dưới lại. Sau đó đặt lên trên hàng gạch để giữ cố định cho keo có thời gian kết dính rồi bỏ gạch xuống khỏi mái khi hoàn thành.

Trường hợp khe hở tiếp giáp bị rỉ sét: Cần cắt ngang tấm tôn mới đúng sóng khoảng 1m và đạt vào giữa khe hở của 2 tấm tôn cũ sau đó bắt vít và gắn keo dán tôn chống thấm để che lỗ bị rỉ sét, và bít khe hở.

Cách chống thấm tại các điểm vít bị rỉ sét hoặc bung

Cách chống thấm tole trong trường hợp này đơn giản là tháo bỏ vít lạnh cũ bị hư hỏng và bắt lại vít mới nếu lỗ cũ không bị rách rộng hơn gioăng trên vít mới.

Trường hợp lỗ vít rách rộng có thể dùng keo chống thấm silicon để bít lỗ thủng và bắn lại lỗ đó. Lớp keo sẽ là lớp gioăng mới cho vít.

Cách chống thấm đột mái tôn ở các vị trí bắt vít

Cách chống thấm đột mái tôn ở các vị trí bắt vít

Cách chống thấm dột khi bị thủng ở giữa tấm

  • Cách chống thấm tôn bị thủng ở giữa tấm tôn mà không gần xà gồ thì có thể xử lý như sau:
  • Lỗ thủng nhỏ hơn vít tôn:  bắt thêm một vít lạnh vào đó trước khi bơm keo chống thấm silicon vào lỗ hoặc đắp lại bằng xi măng

- Lỗ thủng tôn lớn hoặc rách dài: Cần làm sạch mặt tôn xung quanh khu vực bị rách, thủng và lấy miếng tôn khác lớn hơn so với miếng thủng ở các chiều khoảng 10cm để vá bằng keo miếng dán tôn chống thấm dột vào.

Lưu ý: đối với cách chống thấm mái tôn nhà ở, nhà xưởng hiệu quả nên đánh giá tình trạng chất lượng tôn sau khi sửa chữa lại các vị trí bị hư hỏng gây thấm xem mái có bị rỉ nhiều quá không và nên làm sạch, quét phun lớp sơn chống rỉ để tăng tuổi thọ và chống thấm dột mái tôn hiệu quả hơn.

Biện pháp, quy trình chống dột mái tôn xi măng

- Cách chống dột cho mái tôn xi măng bằng miếng dán chống thấm:

Đối với mái tôn xi măng bị thấm dột cũng nên xem nguyên nhân từ vít hay thủng… để xử lý. Thông thường việc chống thấm dột cho mái tôn xi măng được sử dụng đó là:

+ Dùng miếng dán chống dột, chống thấm mái tôn: Cách này giúp bít lỗ, khe hở, thủng hiệu quả nhờ khả năng kết dính tốt, chịu được nhiệt độ cao và xê dịch của bề mặt vật liệu.

+ Hàn miếng kim loại bao xung quanh vị trí tôn bị dột thủng: Đây là cách thông dụng được nhiều đơn vị sử dụng  để chống dột ngăn không cho nước thấm vào vị trí bị dột.

+ Sử dụng vật liệu chống thấm mái trần Polyseal: Độ bền cao bất chấp nhiệt độ và ánh sáng, chống thấm tốt.

Miếng dán vá lỗ thủng chống đột cho mái tôn xi măng giá rẻ

Miếng dán vá lỗ thủng chống đột cho mái tôn xi măng giá rẻ

- Quy trình các chống thấm mái tôn xi măng thấm dột bằng hóa chất:

+ Dọn sạch mái tôn và quét lớp lót lên bề mặt mái tôn xi măng bị thấm dột

+ Tiếp tục dán tấm trải chống dột mái tôn thường lớp lưới thủy tinh lên lớp lót

+ Quét lớp chống thấm lần 1, khi khô tiếp tục quét lớp chống thấm lần 1

+ Sau khi hoàn thiện việc chống thấp cần dùng máy bơm nước lên mái để kiểm tra hiệu quả.

IV. Bảng báo giá chống thấm trần nhà, sàn mái

Để đảm bảo cho việc chống thấm được hiệu quả và tiết kiệm thời gian bạn có thể tính toán lựa chọn các giải pháp thi công phù hợp và đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm dột sàn mái trần, sân thượng có uy tín, giá rẻ.

Chống thấm dột giá rẻ hay không phụ thuộc và giá thi công chống thấm sàn mái 2019 hiện nay và theo từng loại vật liệu chống thấm (giá sơn, miếng dán, keo dán, tấm trải, màng chống thấm).

Tham khảo báo giá thi công chống thấm sàn mái 2019:

Bảng báo giá thi công chống thấm mái trần 2019
(Nguồn: tkavietnam)

STT
Hạng mục công trình
Đvt

Đơn giá (vnđ)

1 Chống thấm sàn, mái bê tông phương pháp cũ: Giải pháp phủ màng chống thấm dạng lỏng gốc bitum TKA Membrane + màng khò nóng;Hoặc vật liệu chống thấm gốc Polyurethane, acrylic 1 thành phần m2

260000

2 Chống thấm sàn mái, sàn bê tông phương pháp hiện đại: Dùng chống thấm 2 thành phần masterseal 02 gốc xi măng + polyme. Hoặc dạng tinh thể thẩm thấu (kém hơn). (Chưa bao gồm chi phí tạo lớp gia cố bề mặt) m2 150000

* Tham khảo báo giá xử lý chống thấm sàn mái chi tiết (Nguồn: tkavietnam)

Bảng báo giá chống thấm chi tiết mái sàn trần (Nguồn: tkavietnam)
STT Hạng Mục Chủng loại VT ĐVT Đơngiá vật tư (vnđ) Đơngiá nhân công (vnđ) Tổng đơn giá
I Công tác tháo dỡ
1 Tháo dỡ mái tôn   m2   27,000 27,000
2 Tháo trần la phong, thạch cao   m2   15,000 15,000
II Công tác chống thấm nhà (chưa bao gồm phá dỡ, xây lại)
1 Chống thấm tường, sàn, trần, Lô gia, ban công TKA MasterSeal 02, TKALatex, Grout 101S m2 90,000 60,000 150,000
2 Khắc phục hiện tượng nứt, khe nứt, sàn, mái bê tông Grout 101S và TKA Latex m 80,000 100,000 180,000

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách thấm sàn mái, trần nhà tốt nhất hiện nay cũng như chia sẻ các vật liệu cơ bản, phương pháp sử dụng vật liệu, quy trình chống thấm, chống dột cho nhà ở, nhà xưởng. Mong rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được vật liệu, phương pháp xử lý sự cố thấm dột mái trần hoặc có biện pháp chống thấm mái tôn, trần nhà bê tông hiệu quả ngay tư xây dựng, tránh gặp sự cố mái nhà bị dột, trần nhà bị thấm nước.

Tham khảo:  Các loại gạch mát cách nhiệt chống nóng hiệu quả kèm bảng giá.

Tin nổi bật
Tin mới nhất