menu

Quy trình chống thấm sàn vệ sinh, nhà tắm bền đẹp, có báo giá

14:36 - 11/11/2019
Vật liệu, biện pháp, quy trình chống thấm nhà vệ sinh, sàn nền, tường, trần, cổ ống bằng keo, sika, sơn, lưới chống thấm nhà tắm hiệu quả.

I. Tầm quan trọng chống thấm nhà vệ sinh

Tại sao cần xử lý chống thấm nhà vệ sinh

Công trình vệ sinh (nhà tắm, toilet) là một trong những không gian không thể thiếu đối với các công trình nhà ở, văn phòng,... Đặc trưng của loại công trình vệ sinh đó là tiếp xúc với nước thường xuyên, liên tục dưới  mặt sàn có thể tiếp xúc với nền hoặc có thể là các công trình vệ sinh ở tầng 2, 3… tiếp xúc với trần của các tầng phía dưới.

Vì vậy, việc chống thấm nhà vệ sinh là một trong những quy trình vô cùng quan trọng khi xây dựng nhà ở bởi nó là nhân tố quyết định đến chất lượng, bền và đẹp của công trình.

Nếu như quá trình thi công chống thấm nhà vệ sinh khi xây dựng nhà ở, công trình có nhà vệ sinh không được đảm bảo tốt nhất, đúng tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh, quy trình kỹ thuật không đảm bảo có thể dẫn tới hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh (thấm trần, thấm tường, thấm sàn…), và gây ra những tác động xấu tới thẩm mỹ vì gây hư hỏng tường, sàn, trần dưới nhà vệ sinh…

Phải sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh cũ và khu vực tường nhà xung quanh khi bị ảnh hưởng gây thiệt hại về chi phí xử lý: tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền và làm đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình.

Do đó, vấn đề xử lý chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh bị thấm hay thực hiện kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh chung cư, nhà ở... ngay từ khi mới xây là vô cùng cần thiết, quan trọng không được bỏ qua nếu muốn công trình bền đẹp, sử dụng ổn định, an toàn.

Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc hết sức quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình xây nhà. Vì nhà vệ sinh là nơi thường xuyên có nước, nếu không chống thấm nhà vệ sinh sẽ dẫn đến trần và tường nhà bị thấm, dột, gây nấm mốc và rất khó xử lý.

Chống thấm nhà vệ sinh đảm bảo công trình bền đẹp

Chống thấm nhà vệ sinh đảm bảo công trình bền đẹp

Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh cơ bản

Để có các biện pháp, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh (wc, toilet), phòng tắm hiệu quả cần nắm được các nguyên nhân cơ bản thường gây ra các hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột để có biện pháp xử lý phù hợp với tường nguyên nhân, vị trí thấm dột.

Sau một thời gian sử dụng bắt đầu xuất hiện các hiện tượng bị thấm nước từ nhà tắm, vệ sinh vào tường, sàn trần… Và nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh đa phần là do:

- Với đặc điểm là tiếp xúc với nước liên tục và thường xuyên và nước thẩm thấu qua các lớp mạch chát, sàn bê tông, các vết nứt sàn do kết cấu nhà bị lún từ những dịch chuyển, thép sàn vệ sinh không đan đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém…

- Công trình chưa xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó hoặc chống thấm phòng tắm những biện pháp không phù hợp, không triệt để, thi công với kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh không đảm bảo.

Cho nên, có rất nhiều các nguyên nhân có thể gây thấm nhà vệ sinh nhưng đa phần từ kỹ thuật thi công chống thấm nhà tắm ở các vị trí kết nối mạch và mặt sàn không đảm bảo tiêu chuẩn. Đa phần có 4 vị trí thường xuyên bị thấm ở nhà vệ sinh và luôn cần phải tiến hành xử lý đó là:

  • Chống thấm sàn nhà vệ sinh: Sàn bê tông của nhà tắm
  • Chống thấm cổ ống nhà vệ sinh: Các cổ ống đi xuyên sàn vệ sinh
  • Chống thấm chân tường nhà vệ sinh: Vị trí chân tường nơi tiếp giáp giữa sàn và tường
  • Chống thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh: Là khu vực hộp chứa các đường ống kỹ thuật như: ống cấp nước sinh hoạt, ống cấp nước nước chữa cháy, ống thoát nước cũng như hệ thống điện và hệ thống cáp viễn thông … Tất cả những đường ống, hệ thống này được gọi chung là hộp gen nay hay còn gọi là hộp kỹ thuật nhà vệ sinh.

Vì vậy, giải pháp chống thấm toilet hiệu quả đó là áp dụng các cách chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm ngay từ khi xây dựng thay vì việc sửa chữa, xử lý chống thấm nhà vệ sinh cũ đã xảy ra sự cố. Đồng thời, lưu ý chọn các giải pháp xử lý với các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh là yêu cầu quyết định đến chất lượng nhà vệ sinh cũng như tổng thể công trình xây dựng.

II. Vật liệu, giá chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm

Các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh và báo giá tham khảo

Để có thể chống thấm nhà tắm, phòng vệ sinh thì cần đến các các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt phù hợp với từng cách, biện pháp thi công xử lý chống thấm khác nhau. Vậy, vật liệu chống thấm nhà vệ sinh loại nào tốt và báo giá vật liệu chống thấm khu vệ sinh, nhà tắm như thế nào?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh để người dùng lựa chọn, nhưng đa phần có các loại vật liệu được đánh giá là tốt nhất hiện nay bao gồm:

Keo chống thấm nền nhà vệ sinh

Đây là vật liệu chống thấm được làm từ hợp chất silicon có khả năng đàn hồi tốt và chịu được va đập và bám dính tốt mọi bề mặt, bền ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt nước. Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh bằng cách bôi trực tiếp vào các vết nứt và khu vực lân cần để ngăn hiện tượng nước thấm, xâm nhập vào khu vực xung quanh.

Sử dụng keo chống thấm nền nhà vệ sinh là rất phù hợp và cách thi công đơn giản chỉ cần xác định vị trí cần chống thấm trần nhà vệ sinh tầng 2, 3… bị nứt sau đó dùng súng bắn keo, chờ 7 ngày để khô 100% và sơn phủ hoàn thiện là đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Màng hay còn gọi là tấm lót chống thấm nhà vệ sinh được sử dụng trong nhiều hạng mục thi công chống thấm bởi hiệu quả cao. Hiện nay có 02 loại tấm chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò chất lượng tốt bao gồm:

- Màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum: Là vật liệu màng chống thấm bitum sử dụng phương pháp khò nhiệt và cho hiệu quả cao khi thi công các công trình cần có chống thấm tốt và ứng dụng được với nhiều loại công trình từ chống thấm sàn nhà vệ sinh, tường, cổ ống, hộp kỹ thuật.

Bạn có thể tham khảo: Bảng báo giá các loại màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum

Bảng báo giá các loại màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum

Bảng báo giá các loại màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum (Nguồn: chongthamnguochanoi)

- Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh bằng sika: Sika là thương hiệu vật liệu chống thấm của tập đoàn Sika AG, Thụy Sĩ với nhiều các sản phẩm cho khả năng chống thấm dột cao như: Sika chống thấm sàn vệ sinh, sàn mái trần, bể nước… với nhiều chủng loại từ phụ gia, vữa, màng, keo, miếng dán chống thấm nhà vệ sinh.

Tham khảo bảng báo giá sika chống thấm nhà vệ sinh dưới đây:

Bảng báo giá sika chống thấm nhà vệ sinh

Bảng báo giá sika chống thấm nhà vệ sinh (Nguồn: chongthamnguochanoi)

Vữa chống thấm nhà vệ sinh

Ngoài các sản phẩm màng, tấm lót chống thấm nhà vệ sinh thì còn có có loại vữa chống thấm là nguyên liệu sử dụng phổ biến trong quy trình kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn chống thấm như:

  • Vữa chống thấm Sotin (240.000/1 bao 25kg)
  • Vữa chống thấm Mapei: 835.000/20kg/Bộ 2 thành phần
  • Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus sàn: Lon 1kg (180.000 đồng), thùng 4kg (400.000 đồng), thùng 20kg (2 triệu đồng)

Sơn chống thấm nhà vệ sinh:

Có nhiều loại sơn chống thấm dùng cho nhiều công trình khác nhau như tường, mái trần và sơn chống thấm nhà tắm, vệ sinh. Mỗi loại sơn sẽ sử dụng cho các vị trí nhất định theo chỉ dẫn mới có thể đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả chống thấm.

Đối với chống thấm phòng tắm, vệ sinh ngoài sử dụng các loại keo, tấm màng khò, vữa thì kéo chống thống nhà vệ sinh cũng được sử dụng khá phổ biến. Sơn chống thấm nhà vệ sinh được làm từ hợp chất chống thấm pha xi măng, phụ gia chống thấm, dung dịch chống thấm tinh thể thẩm thấu, chất chống thấm tạo màng, hợp chất chống thấm 2 thành phần, vữa chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm… và có nhiều loại với quy trình khác nhau. Vì vậy, nếu sử dụng vật liệu chống thấm là sơn cần lưu ý chọn đúng loại, thi công đúng kỹ thuật yêu cầu.

Lưới chống thấm nhà vệ sinh:

Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm cho nhà vệ sinh là cách để tăng khả năng chịu lực, tính năng chống nứt tường, sàn, loại bỏ các nguyên nhân về kết cấu gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột. Đa phần sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh cho các công trình xây mới hiệu quả hơn so với công trình sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh cũ.

Lưới chống thấm nhà vệ sinh được dùng kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng ở các vị trí, cấu trúc xây dựng có giao động, dịch chuyển thường xuyên và gia cố thâm cho lớp chống thấm mỏng ở những vị trí xung yếu (chân tường, góc tường có đặc trưng dễ nứt, lún khi giao động nhẹ).

Ngoài ra, có thể xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường cũng khá hiệu quả.

Các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm chuyên dụng

Các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm chuyên dụng

Báo giá chống thấm nhà vệ sinh

Bên cạnh giá các loại vật liệu chống thấm thì cũng cần quan tâm tới đơn giá chống thấm nhà vệ sinh (giá dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh). Hiện nay, cách tính giá chống thấm nhà vệ sinh bao gồm: giá nhân công, vật liệu chống thấm và các chi phí khác (tháo dỡ, đục, chát lại…)

Tham khảo bảng báo giá chống thấm nhà vệ sinh chi tiết:

Bảng báo giá chống thấm nhà vệ sinh

Bảng báo giá chống thấm nhà vệ sinh (chongthamnguochanoi)

III. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để

Để có thể xử lý chống thấm nhà vệ sinh một cách triệt để thì cần phải có quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, toàn diện khu vực nhà tắm, toilet. Dưới đây là một số hướng dẫn quy trình chống thấm nhà vệ sinh cơ bản, mang lại kết quả triệt để nhất bạn đọc tham khảo và ứng dụng cho công trình vệ sinh tương thích.

Đánh giá, kiểm tra trước khi chống thấm nhà vệ sinh

Nếu muốn chống thấm cho nhà tắm, vệ sinh triệt để sẽ cần kiểm tra, đánh giá hiện trạng mới có thể lựa chọn các biện pháp để xử lý chống thấm nhà vệ sinh phù hợp, mang lại hiệu quả triệt để nhất. Việc kiểm tra cần thực hiện tại các vị trí cơ bản, thường gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột bao gồm:

+ Kiểm tra hệ thống ống thoát nước sàn: Đây là nơi được xem là dễ bị thấm dột nhất của nhà vệ sinh bởi khi thi công nếu miệng ống không đảm bảo thì nước bị rò rỉ tại đây và thấm vào mạch công trình. Đồng thời, kiểm tra hệ thống đường ống nước: đánh giá chất lượng ống xem có bị rò rỉ hay nứt vỡ.

+ Kiểm tra mặt sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà là vị trí gây ra thấm dột diện rộng và thường bề mặt sàn thường được lát gạch nên sẽ cần kiểm tra xem gạch lát có kín, độ dốc sàn có đảm bảo thoát nước tốt, không ứ đọng hay bị hỏng hay không để xác định tình trạng thấm dột sàn nhà vệ sinh.

+ Kiểm tra khu vực hộp kỹ thuật xem có rò rỉ, nứt…

+ Kiểm tra vị trí tiếp giáp tường và sàn nhà vệ sinh xem có rạn nứt, mức độ để xử lý.

Sau khi kiểm tra sẽ xác định được tình trạng cần sửa chữa để có biện pháp chống thấm dột nhà vệ sinh thích hợp, hiệu quả.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các mẫu  thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp cho không gian sống thêm tiện nghi.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh có nhiều cách và mỗi cách có những quy trình khác nhau. Tuy nhiên để chống thấm wc thường bao gồm các quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị, xử lý bề mặt thi công

Đây là một trong các bước chống thấm nhà vệ sinh quan trọng đầu tiên phải làm và quyết định đến chất lượng, độ bền của lớp chống thấm sau thi công. Để chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm phòng vệ sinh, nhà tắm cần làm các công việc:

  • Loại bỏ sạch bụi bẩn, rác thải tạp chất, vữa thừa bằng cách chặt vữa thừa và máy mài, chổi sắt để đánh sạch lại bề mặt, tăng độ ma sát và kết hợp với máy hút hoặc thổi bụi, tạp chất để bề mặt sạch nhất.
  • Các hốc, túi đá,... cần được loại bỏ các phần bám dính không chắc chắn, đục rộng và sâu đến kết cấu bê tông đặc. Sau đố trát lại bằng vữa có trộn chất phụ gia kết nối.
  • Nếu có các vết nứt sàn, khu vực cổ ống cần phải trám lại bằng keo chống thấm sika flex construction

Cuối cùng là tưới ẩm bề mặt bằng nước sạch để tránh tình trạng háo nước giúp tăng độ độ bền của các tấm lớp chống thấm khi thi công với sàn, tường…

Sơ đồ cách chống thấm nhà vệ sinh toàn diện, triệt đề

Sơ đồ cách chống thấm nhà vệ sinh toàn diện, triệt đề

Bước 2: Tiến hành chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Bước 3: Thi công chống thấm tường và sàn nhà vệ sinh

  • Trát bo dốc ở chân tường với vữa xi măng, cát vàng tỉ lệ 1:1.
  • Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng chống thấm sika latex TH (quét lớp lót ở chân tường giáp ranh sàn và tường gạch bằng vữa hồ dầu Latex + xi măng + nước.
  • Xử lý bằng màng chống thấm đàn hồi để ngăn thấm do lún, nứt với 2 lớp Sikaroof membrain bằng chổi quét lên trên toàn bộ mặt sàn nhà vệ sinh bê tông, khu vực chân tường quét lên tường cao khoảng 30 đến 50cm. Việc quét màng chống thấm phải đảm bảo lớp sau vuông góc với lớp trước để không sinh lỗ bọt khí, tốt nhất khoảng cách 2 - 3 giờ sau khi quét lớp 1.

Bước 4: Nghiệm thu thử khả năng chống thấm nước nhà vệ sinh. Việc thực hiện nghiệm thu có thể tiến hành sau 24h hoàn thành thi công chống thấm để các lớp chống thấm khô. Nếu đạt thì láng thêm lớp vữa bảo vệ chống thấm và lát gạch nền nhà vệ sinh.

IV. Những cách chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm hiệu quả

Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh rất đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng thấm dột nhà vệ sinh cũ hay biện pháp chống thấm nhà vệ sinh khi xây dựng mới để dự phòng, loại vật liệu chống thấm để có các cách chống thấm khác nhau.

Ngoài ra, cách chống thấm nhà vệ sinh còn phụ thuộc vào vị trí cần chống thấm để có phương pháp và kỹ thuật, vật liệu khác nhau như: chống thấm sàn vệ sinh, nhà tắm hay chống thấm hộp kỹ thuật, cổ ống, chân tường.

Chống thấm nhà vệ sinh là việc nhất định phải làm khi thi công xây dựng mới hay sửa chữa bởi đây là vị trí dễ bị thấm nhất trong nhà tắm, toilet. Do vậy, có nhiều loại chống thấm vệ sinh, toilet nên cần lựa chọn cách làm chống thấm nhà vệ sinh phù hợp với công trình của mình.

Hãy tham khảo những cách chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm hiệu quả cho từng vị trí, loại vật liệu dưới đây giúp có những giải pháp thi công chống thấm cho nhà vệ sinh tốt nhất bao gôm cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh, tường, trần, ống cổ.

Hiện nay, cách làm chống thấm nhà vệ sinh có 3 phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất đó là:

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Quy trình, cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò cho hiệu quả tốt. Đây là cách tạo ra một lớp mạng trên bề mặt sàn vệ sinh giúp ngăn chặn việc thẩm thấu của nước xuống phần kết cấu hạn tầng (sàn nhà vệ sinh).

Ưu điểm của phương pháp chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng chống thấm: Hiệu quả ngăn nước triệt để, độ bền cao, thi công nhanh. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế đó là kích thước màng, nhiều điểm giáp mí và hiệu quả tốt với kết cấu ngang nên chỉ phù hợp với thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh và dễ gây ô nhiễm khi thi công.

Quy trình, cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò có thể sử dụng vật liệu chống thấm là sika hay màng, bitum. Cách chống thấm nền nhà vệ sinh bằng màng khò sẽ cần đến khí ga để đốt cháy mặt tấm mới dán để tạo nên lớp mạng xuống bề mặt sàn. Việc thi công cần đảm bảo đúng quy trình an toàn chống cháy nổ.

Để sử dụng màng khò, ta cần phải:

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh cần thi công theo đúng yêu cầu loại bỏ bụi bẩn, bám dầu mỡ...

Bước 2: Chuẩn bị chống thấm nhà vệ sinh màng khò có độ dày 3 - 4mm và sử dụng khí ga để đốt cháy mặt tấm mới dán được lớp màng xuống bề mặt sàn, chính điều này cũng gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường cũng như bản thân người thi công, dễ gây cháy nổ.

- Với vị trí chống thấm cổ ống nhà vệ sinh cần dán kỹ hoặc nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.

- Đối với vị trí sát chân tường thì cần dán màng chống thấm cao từ 30 - 50cm để chân tường kín không bị thấm đột.

Bước 3: Trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm và lát sàn.

Quy trình cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò sika, bitum cơ bản

Quy trình cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò sika, bitum cơ bản

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất Sika 

Đây là cách chống thấm sàn vệ sinh bằng chất chống thấm Sika dạng lòng mà không phải là dạng màng khò. Đây là chất lòng được cấu tạo từ gốc kỵ nước và phản ứng đóng rắn khi tiếp xúc với xi măng tốt.

Do đó, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika lòng giúp dễ dàng thẩm thấu vào bên trong các mao quản bề mặt lớp vữa, bê tông. Vì vậy, cách này thích hợp thi công ở nhiều bề mặt có cấu trúc phức tạp, nhiều chi tiết, độ dốc khác nhau, không gây ô nhiễm môi trường mà hiệu quả cao.

Đồng thời phương pháp sử dụng chất lỏng sika chống thấm nhà vệ sinh không hững chống thấm tốt mà còn ngăn cả hiện tượng thấm ngược, đặc biệt tốt cho sàn vệ sinh nơi dễ ngưng tụ nhiều vi khuẩn khi nền sàn luôn ẩm. Ngoài chất chống thấm sàn sika thì hiện nay chất chống thấm Flintkote cũng là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt có thể lựa chọn nếu áp dụng biện pháp sử dụng chất chống thấm.

Tham khảo quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

- Chuẩn bị vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

  • Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi : chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107 (Sikatop Seal 107)
  • Chất trám nhét khe đàn hồi:  Sikaflex Construction
  • Vữa rót không co ngót: Sikagrout 214-11
  • Keo vữa dán gạch nền nhà: Sikatilebond Gp
  • Vữa trám khe gạch Sika Tile Grout

Tham khảo thêm những hướng dẫn cách chống thấm trần nhà và mái nhà hiệu quả.

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sika tốt nhất hiện nay

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sika tốt nhất hiện nay

    - Quy trình thi công sika chống thấm nhà vệ sinh

    Bước 1: Trộn 5 lít nước với 1 bao bột 20kg Sikatop Seal 107 để thi công lên bề mặt vữa và sàn nhà vệ sinh bê tông để ngăn chặn thấm nước.

    Bước 2: Bơm trám khe Sikaflex Construction loại 600ml (dùng 6m dài) xung quanh cổ ống thoát nước sàn vệ sinh. Cần đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa và rửa sạch cổ ống với nước sạch và tiếp tục chèn kín cổ ống. Quét kết dính hồ dầu Sika Latex trộn với xi măng nước sạch theo tỷ lệ lên phần miệng ống.

    Bước 3: Trộn SikaGrout 214-11 với nước sạch và đổ vào cổ ống (Dùng bao bột 25kg Sikagrout 214-11 với 13,1 lít nước để làm vữa không co ngót chống thấm cổ ống. Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.

    Sau đó, tạo bền mặt phẳng cho sàn trước khi lát gạch với vữa sika 10, chờ khô 24h kiểm tra chống thấm và lát nền.

    Bước 4: Ốp gạch và lát nền nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sika tilebond Gp. Dùng Sikatilebond Gp keo vữa dán gạch loại bao 25kg màu xám trộn với nước để thi công khoảng 7-8m2 sàn với độ dày nhỏ nhất 2mm.

    Bước 5: Thi công vữa trít mạch khe gạch lại bằng Sika Tile Grout.

    Sơ đồ quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sika

    Sơ đồ quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm sika

    Xử lý chống thấm sàn vệ sinh bằng màng tự dính

    Màng tự dính là vật liệu chống thấm đa năng có thể sử dụng cho nhà vệ sinh với ưu điểm dễ thi công, kết dính tốt và lấp được các vết nứt với lớp phù linh hoạt ở các vị trí nứt thấm khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này là giải pháp tạm thời và hiệu quả thấp hơn so với màng khò và chất chống thấm. Thêm vào đó chi phí cao cũng như đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mĩ mới giúp công trình bền đẹp. Vì vậy cách này ít được sử dụng hơn so với các phương pháp cách chống thấm sàn trần nhà vệ sinh khác.

    Nhìn chung, cách chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt đề phải là cách chống thấm toàn diện bao gồm toàn bộ các vị trí chống thấm cổ ống nhà vệ sinh, sàn với tường, hộp kỹ thuật.

    Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh nào tốt nhất, cũng như nắm được quy trình cơ bản và những cách chống thấm nhà vệ sinh ưu việt tốt hiện nay. 

    Xem thêm:  Tổng hợp hướng phong thủy nhà vệ sinh: Lỗi bố trí và mẹo hóa giải.

    Tin nổi bật
    Tin mới nhất