menu

Chuyên gia tư vấn cách thi công làm mái tôn đẹp, chống nóng tốt

16:47 - 07/11/2018
Tôn lợp mái loại nào chống nóng, thấm dột hiệu quả? Báo giá lợp mái tôn trọn gói rẻ, cách lợp mái tole nhà, sân thượng chuẩn kỹ thuật.

Mái tôn là một trong những loại vật liệu xây dựng làm mái nhà đang được nhiều người lựa chọn sử dụng cho công trình bên cạnh những mái ngói hay đổ bằng mái lợp ngói. Với nhiều ưu điểm trong ứng dụng xây dựng nhà ở, các công trình nhà xưởng giúp cho sản phẩm này có được thị phần tốt.

Các chuyên gia của Ancu.me sẽ tư vấn, giúp bạn tìm hiểu quá trình thi công lợp mái nhà với những hướng dẫn cụ thể về các kỹ năng chọn mái tôn khi xây nhà, lợp mái và kinh nghiệm thi công đảm bảo độ bền, đẹp, kỹ thuật chính xác, tiết kiệm:

Mái tôn là gì, ứng dụng mái tôn trong xây dựng nhà ở, nhà xưởng

Mái tôn là gì?

Mái tôn (tole) hay tôn lợp, tấm lợp là vật liệu xây dựng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và sử dụng để bảo vệ công trình trước những tác động của thời tiết như nắng mưa như làm mái nhà ở, nhà xưởng chống nóng hay mái hiên cho sân nhà, sân thượng…

Ngoài ra, hiện nay tấm lợp tôn còn được sử dụng để xây dựng nhà tạm, nhà xưởng với bức vách tường ngăn chứ không chỉ riêng chức năng làm mái lợp. Hiện nay mái tôn lợp được thiết kế với nhiều loại mẫu mã, màu sắc và tính năng khác nhau và giá mái tôn cũng phụ thuộc vào nó được làm từ loại vật liệu gì, độ bền.

Tư vấn chọn và thi công làm mái tôn đẹp, chống nóng tốt

Tư vấn chọn và thi công làm mái tôn đẹp, chống nóng tốt

Ưu điểm của mái tôn

Mái lợp tôn được sử dụng trong các công trình nhà ở thông thường, công trường, nhà xưởng bởi những ưu điểm: độ bền, tính thẩm mỹ tốt, nhẹ, thi công nhanh do dễ dàng lắp đặt, chống nóng tốt, giá rẻ hơn so với dạng mái ngói lợp.

Nhược điểm của mái tôn lợp

Mặc dù có độ bền cao nhưng thường dễ xuất hiện các vết lõm hoặc nếu không biết cách chọn tôn tốt thì dễ có hiện tượng rỉ, trọng lượng nhẹ nên nếu thi công ở những khu vực hay có gió bão mạnh dễ bị tốc mái nên cần có biện pháp phòng tránh và thi công chắc chắn, đúng kỹ thuật. Ngoài ra tôn có tính dẫn nhiệt cao nên nếu không phải là tôn chống nóng thì cần có biện pháp chống nóng phù hợp.

Hướng dẫn cách chọn vật liệu làm mái tôn bền, tốt

Mái tôn hay mái lợp như đã nói trên nó có thể được làm từ nhiều loại vật liệu và có chức năng, giá cả chênh lệch nhau. Do đó, ngoài chọn các vật liệu như gạch ốp tường đẹp thì công việc quan trọng khác nữa đố là chọn được mái tôn lợp tiêu chuẩn cần đảm bảo các tiêu chuẩn:

Tính thẩm mỹ của mái nhà tôn

Các loại tôn lợp mái nhà hiện nay cũng khá đa dang và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các mẫu mái tôn như mái dốc, nhiều sóng hay ít sóng, tôn màu xanh, đỏ, trắng, trong... để phù hợp với màu theo sở thích và phong cách của không gian căn nhà.

Nhà mái tôn đẹp và bền, chi phí rẻ

Nhà mái tôn lợp đẹp, bền, chi phí rẻ

Độ bền của mái tôn

Độ bền của mái tôn chủ yếu phụ thuộc vào chất liệu tạo nên sản phẩm. Do đó, bạn sẽ cần tham khảo các loại mái tôn trên thị trường hiện nay để đảm bảo có được lựa chọn cho công trình phù hợp, chi phí tiết kiệm.

Các loại mái tôn

Có những loại mái tôn nào và các ứng dụng của chúng là điều bạn nên tìm hiểu nếu muốn chọn mái tôn bền, chống thấm dột tốt. Hiện nay các loại mái tôn gồm có: kẽm mạ màu, nhôm kẽm mạ màu với chiều dày từ 0,4 đến 0,6mm cho từng loại để thích hợp cho từng công năng sử dụng của công trình.

- Tôn sóng lợp mái: Thường các sóng của mái tôn sẽ có dạng tôn 5 sóng, 6 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng. Tôn 5 sóng thường sử dụng cho mái với chiều cao sóng lớn nên có khả năng chống tràn nước tốt.

Loại tôn càng nhiều sóng thì độ cao của các sóng càng thấp, chiều rộng của các sóng giảm thì khả năng chống tràn càng thấp. Do đó phụ thuộc và nhu cầu, độ dốc của mái mà bạn có thể chọn mái tôn có số lượng sóng ít hay nhiều.

- Tôn Kliplock: Đây là loại tôn sử dụng không dùng ốc viết và dùng cho lợp mái khá tốt với chiều cao sóng lóng giúp thoát nước nhanh, chống tràn, chống thấm dột tốt.

- Tôn seamlock: Tôn có ưu điểm là không sử dụng vít nên không bị rò rỉ nước qua mối vít và chiều cao sóng lớn khoảng 84mm nên chống thấm dột tuyệt đối.

- Tôn sáng: Đây là loại mái tôn trắng trong suốt, chịu nhiệt và áp lực có thể lấy sáng tốt thường thích hợp lợp mái ở khu vực hiên, sân thượng để giúp chắn mưa và vẫn đảm bảo lấy ánh sáng cho không gian, nhìn xuyên thấu.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu tấm lợp tôn như: tôn lợp mái nhà Hoa Sen, Việt Nhật, Phương Nam với nhiều loại tôn chống nóng hoặc không chống nắm để khách hàng có nhu cầu lựa chọn cho các công trình khác nhau.

Chọn mái tôn đẹp, bền và giá rẻ

Chọn mái tôn đẹp, bền và giá rẻ

Giá tôn lợp mái

Thị trường hiện nay có nhiều loại mái tôn và để chọn mái tôn bền thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn so với mái tôn giá rẻ. Do đó, phụ thuộc và tài chính của bạn, nhu cầu sử dụng lâu dài hay ngắn hạn, loại công trình mà lựa chọn mái lợp tôn giá rẻ hay có chất lượng tốt, độ bền cao.

Mức giá tôn lợp mái hiện nay khá chênh lệch nhau phụ thuộc vào từng loại tôn, độ dày, vật liệu tạo tôn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bảng giá mái tôn lợp cơ bản với khung thép theo độ dày tôn/m2 và thương hiệu tôn trên thị trường.

- Khung thép mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40 xà gồ V4, loại tôn Việt Nhật hoặc tôn Hoa Sen giá:

  • Dày 0,3mm: 290.000/m2
  • Dày 0,35mm: 310.000/m2
  • Dày 0,4mm: 300.000/m2
  • Dày 0,45mm: 350.000/m2

- Khung thép mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V50x50 xà gồ V5, loại tôn Việt Nhật hoặc tôn Hoa Sen giá:

  • Dày 0,3mm: 350.000/m2
  • Dày 0,35mm: 370.000/m2
  • Dày 0,4mm: 390.000/m2
  • Dày 0,45mm: 410.000/m2

- Khung thép mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo V40x40 xà gồ V4, loại tôn SSC giá:

  • Dày 0,3mm: 310.000/m2
  • Dày 0,35mm: 330.000/m2
  • Dày 0,4mm: 350.000/m2
  • Dày 0,45mm: 370.000/m2

Bạn có thể dựa vào tính toán chi phí báo giá làm mái tôn giá bao nhiêu trên đây để tính toán xem nên lợp ngói hay lợp mái tôn. Ngoài ra, giá chi phí lợp mái tôn giá rẻ hay cao còn phụ thuộc vào hình dáng mái đơn giản hay mái vòm, loạt tôn xốp hay tôn không vít...

Kinh nghiệm thi công mái tôn bền, đẹp, chống thấm tốt

Kinh nghiệm thi công mái tôn bền, đẹp, chống thấm tốt

Kinh nghiệm thi công mái tôn bền, đẹp, chống thấm tốt

Mái tôn với ưu điểm là có kích thước dài rộng lớn nên không mất nhiều công để xếp như mái ngói, tiết kiệm chi phí công thợ lợp mái tôn và thời gian thi công. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền, không thấm dột và thi công nhanh, tính toán tiết kiệm nhất thì cũng cần nắm được các kinh nghiệm thiết kế, thi công mái tôn.

Để có thể thi công lợp mái nhà công nghiệp, nhà xưởng hay nhà ở với loại mái tôn thì bạn phải hiểu về cấu tạo của hệ thống mái tôn để có thể thi công đúng kỹ thuật.

Cấu tạo của hệ thống mái tôn

Cấu tạo của hệ thống mái tôn bao gồm:

- Phần khung chịu lực: làm từ sắt hộp và các ống sắt. Công trình có diện tích càng rộng thì các khung càng phải được làm lớn và chắc chắn.

- Phần kèo, mái dầm: phụ thuộc vào mục đích sử dụng, công trình rộng không để làm hệ thống kèo giúp hợp với loại tôn.

- Phần vít: để cố định các tấm tôn lại với nhau, tạo độ khít. Nên chọn vít có độ bền cao như bằng inox để tránh rỉ, hư hại bởi thời tiết và có độ cứng tốt. Nên có các gioăng cao su để tạo sự đàn hồi và chống thấm.

Việc thi để có mái nhà đẹp và bền cần tính toán từ chọn loại tôn, vít, chống thấm tới hoàn thiện về kết cấu mái tôn.

Cách đo lượng làm mái tôn chính xác

Đo diện tích mái cần làm giúp bạn có thể chọn mua mái lợp và các vật liệu làm khung, kèo, vít chính xác, tránh lãng phí.

- Xác định độ dốc của mái nhà

Lấy khoảng cách từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất để tính toán vật liệu cần thiết khi thi công tránh lãng phí, cắt khung thép mái tôn chính xác. Mái dốc càng lớn thì thoát nước càng nhanh và chọn tôn có ít sóng để chống thấm tốt, nhưng tốn vật liệu làm mái.

Cách tính độ dốc mái tôn về cơ bản theo công thức chung I (độ dốc)  = H (chiều cao mái) /L chiều dài mái. Thường mái dốc sẽ <8%.

- Đo diện tích mái che tôn

Việc đo diện tích mái chính xác sẽ giúp tính toán mua tôn và cắt tôn chuẩn. Diện tích của mái nhà cần làm mái tôn sẽ là: (chiều dài ngôi nhà)x (chiều rộng ngôi nhà) x (độ dốc của mái).

Chuẩn bị vật liệu và vị trí thi công

Chuẩn bị các vật liệu thi công làm mái nhà ngoài mái tôn lợp, thép làm khung, vít thì còn cần có cưa hoặc thiết bị cắt kim loại, súng bắn ghim, máy khoan, đinh vít các loại… Và không thể thiếu một khu vực để đặt giàn giáo, thang, không gian cắt khung…để thi công chuẩn bị vật liệu.

Tháo bỏ nhà cũ, vị trí hư hại

Mái tôn có thể sử dụng lợp cho nhà mới xây, xưởng mới lắp ráp nhưng nó cũng có thể để thay thế mái lợp cũ. Cho nên nếu là nhà cũ thì sẽ cần tháo bỏ mái cũ, hư hại trước khi thi công để việc làm mái hay sửa chữa mái tôn đảm bảo tốt nhất.

Lắp đặt mái tôn đúng kỹ thuật

Việc lắp đặt mái tôn sẽ cần đảm bảo đúng kỹ thuật nhằm: đảm bảo chất lượng toàn bộ công trình mái, giảm thiểu sửa chữa về sau, tăng độ bền công trình và đặc biệt là chống thấm dột hiệu quả và độ an toàn khi thi công, sau khi sử dụng. Thi công mái tôn phải đảm bảo đúng quy trình các bước

Bước 1: Lắp đặt các viền bao quanh

Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp từ cao xuống đến mép mái, đảm bảo có xếp chồng nhau một khoảng cách an toàn ít nhất là 1 inch để tránh thấm dột. Dù là tôn xốp, tôn lạnh chống nóng thì cách thi công này đều đảm bảo công có chất lượng tốt nhất.

Bước 3: Lắp đặt các tấm khe che nối 

Bước 4: Hoàn thành lắp đặt bằng việc kiểm tra lại mái nhà sau lợp để tránh sai sót hoặc có sai sót thì khắc phục ngay. Đồng thời dọn dẹp các mảnh lợp, định vít, vụn sắt còn lại trên hiện trường thi công giúp trả lại cho người sử dụng có được không gian an toàn.

Mẫu mái tôn lợp giả ngói đẹp và rẻ sau hoàn thiện

Mẫu mái tôn lợp giả ngói đẹp và rẻ sau hoàn thiện

Những lưu ý khi thi công lắp đặt mái tôn

Đảm bảo quy trình kỹ thuật các bước lần lượt, đặc biệt là kỹ thuật bắt vít tôn phải thành thạo và cần thận để mối vít tốt, chống thấm hiệu quả, đảm bảo sự chắc chắn.

  • Thi công, bốc dỡ không nên kéo trượt tấm lợp làm ảnh hưởng tới lớp sơn bảo vệ tấm lợp. Và chỉ tháo bỏ bao ni lông bảo vệ sau khi tấm lợp được đưa đến vị trí lắp đặt trên mái.
  • Cần sử dụng xa gồ mái có độ dài tối thiểu 1,5mm đối với nhà dân dụng và sắt hộp thép hộp màu sơn trắng để tăng thẩm mỹ.
  • Cắt tấm lợp tôn nên tránh không để phôi sắt bắn lên bề mặt tôn làm cháy lớp sơn dẫn đến rỉ và hư hại nhanh.
  • Vệ sinh mái sạch sẽ để tránh mạt sắt, định vít gây rỉ mái, thẩm mỹ, tuổi thọ và an toàn cho người dùng.
  • Không dùng các dung dịch tẩy rửa có khả năng ăn mòn bề mặt sơn và kim loại.
  • Khi hoàn thiện khung mái lợp tôn thì nên sử dụng lớp sơn chống rỉ để tăng độ bền của công trình trước thời tiết.
  • Việc thi công đảm bảo thẩm mỹ về thiết kế mái tôn lợp và an toàn, độ bền thì công trình sẽ có được giá trị sử dụng tốt.

Cách chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả

Cách chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả

Cách chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả

Đặc điểm của mái tôn là mỏng và khả năng hấp thụ nhiệt tốt nên thường khá nóng cho không gian bên trong nhà. Mặc dù trên thị trường tôn lợp mái nhà hiện nay đã có các loại tôn lạnh và tôn chống nóng nhưng đôi khi nhiệt độ lên quá cao cũng khiến cho bạn muốn tìm một giải pháp chống nóng khi lợp mái tôn. Dưới đây là một số cách chống chóng cho nhà mái tôn khá hữu hiệu bạn có thể tham khảo.

  • Sơn thêm lớp sơn chống nóng giúp giảm sự hấp thụ nhiệt từ 5 đến 10 độ C.
  • Dùng tấm lợp cách nhiệt sinh thái với giá thành cao một chút khoảng 280 - 290 nghìn đồng cho tấm lợp kích thước 2x0,95m.
  • Làm thêm trần thạch cao và trần nhựa vừa chống ồn vừa chống nóng hiệu quả.
  • Có thể trồng cây dây leo trên mái để làm mát mái, giảm hấp thụ nhiệt.
  • Lắp đặt hệ thống phun nước làm mát mái.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về loại mái nhà bằng tôn giúp bạn lựa chọn vật liệu lợp mái nhà hiệu quả về chi phí, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện trong sinh hoạt cũng như hỗ trợ bạn các chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nên xây nhà thời điểm nào trong năm? Có nên xây nhà vào mùa mưa? tại ancu.me để có thêm kinh nghiệm xây tổ ấm cho mình.

Tin nổi bật
Tin mới nhất