Cách thiết kế phong cách nội thất công nghiệp đẹp ấn tượng kèm mẫu
Thiết kế nội thất phong cách công nghiệp tạo được nét cá tính riêng cực kỳ thu hút trong các công trình nhà ở, căn hộ, quán cà phê, nhà hàng hiện đại hay cổ điển ngày nay. Nếu bạn yêu thích sự phá cách, độc đáo và muốn tìm cảm hứng thiết kế không gian sống của mình thêm phần độc đáo, hay đơn giản muốn tìm hiểu về phong cách nội thất Industrial công nghiệp là gì thì xem ngay những chia sẻ trong bài viết sau, biết đâu bạn sẽ thực sự yêu thích phong cách ấn tượng này:
1. Phong cách công nghiệp là gì?
Lịch sử phong cách công nghiệp (Industrial) được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi kết thúc cuộc cải cách công nghiệp lần hai đã xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, nhiều nhà máy ở Tây Âu không còn hoạt động và bị bỏ hoang vì xu thế chuyển xưởng sản xuất đến những đất nước chi phí lao động thấp hơn.
Và những tòa nhà công nghiệp này được chuyển thành khu dân cư khi dân số ở các thành phố tăng nhanh khiến diện tích nhà ở càng trở nên hạn hẹp. Các kiến trúc sư và người dân không muốn thay đổi kiến trúc của những ngôi nhà này mà muốn tôn vinh chúng. Vì vậy, các bức tường, sàn thô ráp và cửa sổ kính rộng trở thành đặc trưng của phong cách Industrial trong thiết kế nội thất đến bây giờ.
2. Cách thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp
Để thiết kế nội thất phong cách công nghiệp, hãy cùng xem những đặc trưng của nhà phong cách Industrial như thế nào nhé:
Thiết kế tường
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp thường sử dụng các chất liệu thô, không cầu kỳ, hướng đến sự nguyên bản vì vậy thường để các bức tường gạch đỏ thêm màu sắc cho ngôi nhà hoặc tường bê tông hay ốp gỗ tự nhiên.
Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất chú trọng chất liệu tường thô
Sàn bê tông hoặc sàn gỗ
Đây là lựa chọn phổ biến trong các thiết kế nội thất công nghiệp thay cho gạch lát, cũng giống như tường gạch, chất liệu bê tông hoặc gỗ mang lại vẻ thô mộc và dang dở đặc trưng của công nghiệp. Bạn có thể lựa chọn kết hợp tường bê tông sàn gỗ hay ngược lại để không gian không nhàm chán.
Lộ dầm và đường ống trên trần nhà
Phong cách công nghiệp khá tiết kiệm chi phí khi trần nhà dường như được để trần, dầm thép và đường ống không cần che đi mà thậm chí còn được nhấn mạnh. Hiện các thiết kế nhà phong cách công nghiệp thường để hệ thống ống dẫn và đèn chiếu như mô phỏng lại nhà máy cơ khí ngày xưa. Trần nhà có thể sơn đen mang lại chiều sâu và sự bí ẩn.
Cầu thang bằng thép
Một đặc điểm khác của phong cách này là cầu thang nối lên gác xép được làm bằng thép, kim loại đơn giản sơn đen.
Nội thất phong cách Industrial style đặc trưng với nội thất kim loại đen
Nội thất phong cách công nghiệp tối màu
Bạn nên chú ý tránh những màu chói nếu yêu thích phong cách nội thất công nghiệp, thay vào đó sử dụng màu xám, đen, trầm. Ghế da cũng là một lựa chọn hoàn hảo để thiết kế nhà phong cách công nghiệp hiện đại. Đồ vật kim loại thường được sơn đen tạo nét khỏe khoắn.
Một ý tưởng khá hay ho là sử dụng lại các món đồ cũ và hơi mòn mang lại nét độc đáo riêng. Chẳng hạn sử dụng bàn gỗ cũ cho phòng khách hoặc tận dụng tủ cổ điển bằng kim loại đã tróc sơn.
Không gian mở
Một đặc trưng nữa của phong cách thiết kế công nghiệp là không gian mở, đặc biệt những căn hộ dạng loft vô cùng lý tưởng cho phong cách Industrial. Không gian mở khiến thiết kế được đồng bộ, rộng và thoáng hơn, rất phù hợp với phong cách công nghiệp.
Phong cách Industrial trong thiết kế nội thất cũng chú ý đến không gian mở
Cửa sổ lớn
Trong thời công nghiệp, cửa sổ thường lớn, có nhiều khung nhỏ và làm bằng thép và kính để đón được nhiều ánh sáng, vì vậy trong các phong cách nội thất Industrial thường sử dụng những khung cửa sổ lớn khung thép. Cũng bởi nội thất phong cách này thường màu tối nên nếu thiếu ánh sáng thì sẽ rất tối.
Giảm thiểu trang trí nội thất
Đối với phong cách thiết kế Industrial, bạn cần phải giảm thiểu các chi tiết trang trí như khung tranh, cây cối, các đồ lưu niệm,... bởi nguyên tắc của phong cách này là càng ít càng tốt.
3. Mẫu thiết kế nội thất phong cách Industrial công nghiệp sáng tạo
Từ những đặc trưng phong cách công nghiệp trong bài, bạn hãy tham khảo ngay những mẫu thiết kế phong cách kiến trúc nội thất công nghiệp đẹp ấn tượng sau đây để có những ý tưởng tốt nhất cho không gian sống của mình nhé:
Mẫu 1.
Một căn hộ phong cách công nghiệp nhỏ mà vô cùng hút mắt, có nét cá tính riêng, mang những đặc điểm của phong cách Industrial kết hợp hiện đại với tông màu chủ đạo là tường và trần xám, nội thất bằng da, tông cam kết hợp đen, gỗ sậm và sàn gỗ, đồng thời không quên trang bị hệ thống đèn chiếu. Như vậy, có thể thấy không chỉ nhà diện tích rộng mới có thể áp dụng được phong cách cá tính này mà không gian nhỏ hoàn toàn có thể nếu bạn biết cách bố trí và thiết kế nội thất phù hợp.
Phòng khách có một khung cửa kính một bên tường đậm chất công nghiệp
Tường và trần xám vốn là đặc trưng của phong cách Industrial
Bếp và phòng khách chung không gian khiến nội thất đồng nhất
Căn hộ phong cách công nghiệp nhỏ nhưng thiết kế vô cùng ấn tượng
Tủ để giày lớn ở lối ra vào cũng tông đen đồng bộ
Ngôi nhà sử dụng một vài bình lọ trang trí làm mới mẻ không gian
Thiết kế phòng ngủ theo phong cách công nghiệp
Một chiếc nôi xinh xắn trong phòng ngủ bố mẹ
Bàn làm việc cùng hệ thống tủ âm tường gọn gàng
Nhà vệ sinh phong cách công nghiệp ốp tường xám giả bê tông
Bố trí không gian các phòng trong căn hộ chung cư
Mẫu 2.
Cùng khám phá thêm một mẫu nhà phong cách Industrial công nghiệp với những nét khá riêng và mới lạ. Những đèn chữ trang trí và poster kiểu đường phố mang lại nét thú vị giống như bạn đang ở trong nhà hàng vậy. Vẫn là tường gạch xám, bộ ghế da, nội thất khung sắt đen đậm chất công nghiệp và những chiếc đèn chiếu,... tất cả tạo nên một không gian sống cực chất mà không lẫn với ai.
Bếp được bố trí ở lối vào nhà tiết kiệm không gian
Chữ viết tường độc đáo cùng đèn chiếu tạo cảm giác như ở rạp phim
Căn bếp phong cách công nghiệp xinh xắn tạo cảm giác ấm áp và gần gũi
Phòng khách cùng bếp và bàn ăn không gian mở xuyên suốt
Đèn chữ và các poster trang trí tạo điểm nhấn thú vị cho phòng khách
Một bức tường với hình vẽ hoạt hình thể hiện cá tính riêng của chủ hộ
Cửa kính lớn hướng ra ngoài để không gian luôn tươi sáng
Trang trí phòng ngủ Industrial sáng tạo với tường gạch đỏ cùng dòng chữ và các bức hình
Tủ kệ chứa đồ có rèm kéo nhỏ gọn
Phòng vệ sinh với lối bài trí không kém phần tinh tế
Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Industrial công nghiệp là gì và những đặc trưng trong thiết kế kiến trúc nội thất của nó. Hi vọng với những gợi ý mẫu nội thất công nghiệp trong bài sẽ giúp bạn có nguồn cảm hứng sáng tạo hơn để bài trí không gian sống của mình thêm phần ấn tượng và độc đáo. Đừng quên theo dõi thêm nhiều mẫu thiết kế nội thất xu hướng mới với phong cách khác vô cùng ấn tượng trên ancu.me.