menu

Các nghi thức làm đám giỗ: Cách bày mâm lễ, bài cúng, thủ tục

17:29 - 17/04/2019
Thủ tục, văn khấn đám giỗ cha mẹ, ông bà tổ tiên, bà cô, mâm cúng 49, 100 ngày, giỗ đầu 1 năm, giỗ hết tang 2 năm, giỗ thường.

Đám giỗ của người Việt không chỉ là một ngày mà con cháu thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo đối với tổ tiên ông bà cha mẹ, mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa với truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt mình.

Cúng giỗ vào ngày nào là đúng?

Ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật, là ngày hàng năm người sống làm đám giỗ mời gia tiên cùng với người thân đã khuất trở về nhà. Đồng thời cũng là dịp để con cháu tụ họp bày tỏ sự thương nhớ, hiếu kính đến cha mẹ ông bà và cầu mong sự phù hộ che chở đến toàn thể con cháu dòng họ mình.

Có nhiều ngày cúng giỗ dành cho người khuất như: cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, ngày giỗ đầu, giỗ cuối hay giỗ thường. Liệu có thể cúng giỗ trước 2 ngày có được không hay phải đúng ngày? Nên cúng giỗ lúc mấy giờ và nên làm món gì là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Nếu như ngày giỗ thường có thể tổ chức cúng giỗ trước 1 ngày, hoặc 2 ngày thì những đám giỗ còn lại buộc phải tuân thủ những nghi thức cúng giỗ theo thọ mai gia lễ hoặc sắm cúng giỗ đầu theo phật giáo với những bài văn khấn ngày giỗ kiểu mẫu.

Cúng giỗ là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình

Cúng giỗ là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình

Cúng 49 ngày sau ngày mất là gì?

Theo quan niệm của phật giáo, sau khi chết linh hồn đi xuống địa ngục sẽ trải qua 7 quan môn địa ngục, mỗi cửa sẽ được xét hỏi trong 7 ngày bởi Diêm vương, vì thế sau 7x7 là 49 ngày, linh hồn mới được siêu thoát. Cúng giỗ trước hay sau ngày mất giúp người đã khuất được nhận hương quả để trải qua những kiếp nạn cõi âm.

Trong thời gian 49 ngày này, người nhà của người đã khuất phải cúng kiếng hoa quả, tìm hiểu cách bày mâm cúng giỗ đúng lễ nghi, dọn mâm cơm cúng hàng ngày mời người chết về nhà. Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng đối với tang gia, giúp người thân đã khuất của mình được thanh thản, thoát tục. Về phần con cháu, họ thường tụng đọc kinh Phật hoặc bài văn khấn cúng ông bà tổ tiên bằng âm hán vào ngày giỗ 49 ngày này.

Ngoài những nghi lễ cúng giỗ trên ban thờ gia tiên, thông thường người nhà hay làm những mâm cơm đãi khách rất to. Một mặt để thể hiện lòng thành với người chết, mặt khác để cảm ơn anh em, bạn hữu, hàng xóm đã đến tiễn đưa thân nhân của họ trong tang lễ trước đó. Đây là một cách  đáp lễ vô cùng ý nghĩa và tế nhị, thường thấy ở người Việt.

Đám giỗ 100 ngày

Theo thông lệ người ta cúng 49 ngày để giúp người mất thanh thản siêu thoát sau khi trải qua quãng thời gian xét xử nơi cửa ngục, thì đến 100 ngày, việc cúng giỗ sẽ giúp phúc phần của người đã khuất thêm sâu dày hơn.

Không tổ chức linh đình như các ngày giỗ khác, ngày giỗ 100  ngày thường tổ chức trong phạm vi gia đình. Mâm cỗ cúng bày gia tiên vẫn được sửa soạn chu đáo, các bài văn khấn, kinh chú tụng dành cho người mất được con cháu cầu đọc. Thậm chú gia chủ có thể mời các nhà sư về để cúng dường tăng trai cho người mất. Dù không khí bi thương đã bớt đi phần nào nhưng tình cảm và lòng thành dành cho người đã khuất không hề mất đi.

Ngày giỗ đầu, hay còn gọi là ngày giỗ Tiểu Tường

Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Câu trả lời là: ngày đầu tiên sau một năm mất. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.

Trong ngày cúng giỗ 1 năm đầu này, người nhà thường làm đám giỗ rất trang nghiêm và đủ lễ. Khách mời đến cũng phải ăn mặc kín đáo lịch sự,mang theo lễ vật cúng giỗ, bày tỏ sự kính lễ đối với người đã khuất.

Cách bày mâm cúng giỗ

Cách bày mâm cúng giỗ

Ngày giỗ hết tang (lễ Đại Tường)

Tròn 2 năm sau ngày mất là lễ cúng giỗ hết, là ngày đánh dấu sự kết thúc của tang kỳ. Một thời gian dài trước đây, sau ngày giỗ hết, người nhà phải để tang thêm 3 tháng nữa mới là chính thức hết tang. Khi đó thân nhân của họ được bỏ ban thờ vong để chuyển bài vị lên ban thờ chung với gia tiên ông bà.

Tuy nhiên ngày nay nhiều gia đình sau đúng 2 năm đã chức thức chuyển bát hương người mất lên ban thời, chấm dứt để tang. Sau ngày lễ đại tường này, gia đình người đã khuất có thể trở lại sinh hoạt, tham gia hội hè, giao lưu văn hóa như bình thường. Gia chủ cũng có thể bày trí đồ đạc lại cho hợp phong thủy mà không sợ bất kính với người mất như lúc còn tang kỳ.

Ngày giỗ thường, ngày giỗ năm thứ 3 trở đi.

Sau khi chấm dứt tang kỳ, đến ngày giỗ năm sau của người mất gọi là ngày giỗ thường. Cách làm đám giỗ hay thủ tục sắm lễ cúng, văn khấn nôm ngày giỗ thường cho ông bà, cha mẹ cũng khác hơn so với những năm trước.

Vào ngày giỗ thường (Cát Kỵ), gia chủ sắm sửa chuẩn bị đồ lễ cúng giỗ bày ban thờ, lên thực đơn nấu nướng những món mặn đãi khách, chuẩn bị những bài văn khấn gia tiên ngày giỗ, bài văn khấn ngày cúng giỗ bố mẹ, cúng giỗ cụ là những việc cần phải làm.

3 năm sau khi người thân mất, sự đau đớn tiếc thương cũng đã vơi đi phần nào, vì vậy ngày giỗ không chỉ là nghi lễ dành cho người mất mà còn là dịp để con cháu họ hàng tề tựu đông đủ với nhau. Chính những dịp như vậy đã giúp cho sợi dây tình thân được đan kết bền chặt hơn.

Đôi khi người ta cũng tự hỏi liệu làm cúng giỗ trước 1, 2 ngày có được không? Hay cúng giỗ vào giờ nào thì tốt nhất? Với ý nghĩa của ngày giỗ cộng với nếp văn hóa hiện đại, việc làm đám giỗ đúng ngày cũng không quá cứng nhắc nữa. Nhiều gia đình làm ngày giỗ sớm cho trùng với ngày nghỉ để con cháu có cơ hội được tham dự đông đủ hơn cũng không có gì sai. Vì vậy làm giỗ sớm trong nhiều nhà là điều dễ chấp nhận.

Tổ chức đám giỗ cho người đã khuất là cách thể hiện lòng hiếu kính

Tổ chức đám giỗ cho người đã khuất là cách thể hiện lòng hiếu kính

Giỗ họ

Trong các dòng họ lớn, thường có ngày giỗ họ. Ngày giỗ này thường được tổ chức hàng năm với sự tham gia của tất cả các con cháu trong dòng tộc. Việc giỗ họ thường được trưởng họ đứng lên đảm nhiệm và các thành viên trong họ có trách nhiệm đóng góp. Có họ chỉ tính suất đóng góp theo đinh, tức là nhà có con trai mới phải đóng, nhưng cũng có họ yêu cầu góp giỗ bình đẳng.

Ngày nay để duy trì những dòng họ lớn còn sinh hoạt với nhau là điều hiếm thấy, vì vậy, việc giỗ họ không chỉ nằm trong phạm vi của họ mà còn còn là một nét văn hóa đặc sắc cần được duy trì và kế tục.

Hướng dẫn sắm lễ, cách cúng đám giỗ đúng cách

Đám giỗ là cách mà con cháu thể hiện sự hiếu kính, tôn trọng đối với ông bà cha mẹ đã khuất, vì thế việc chuẩn bị lễ cúng giỗ gồm những gì, bài văn khấn thế nào, cách ghi sớ, cách ghi giấy cúng giỗ sao cho đúng là việc cần phải lưu ý.

Cúng 49 ngày

Từ ngày mất cho đến 49 ngày, việc cúng lễ cần phải sửa soạn thường xuyên và đầy đủ hàng ngày. Bao gồm mâm cơm với các món mặn và hoa quả, hương nến trên ban thờ. Cho đến ngày thứ 49,gia chủ có thể chưa biết lễ vật cúng giỗ cần những gì? Mua đồ cúng giỗ chay gồm những gì? Chỉ cần chuẩn bị những thứ sau:

+ Mâm lễ cúng trong nhà và cúng giỗ ngoài mộ: gồm các món cúng giỗ dễ làm như gà luộc cánh tiên, xôi, các món ăn mặn tùy theo cách làm mâm cơm cúng giỗ với các món cúng giỗ miền Bắc, Trung, Nam mà các món này sẽ khác nhau. Hoa quả, bánh kẹo cũng được bày biện gọn gàng.

+ Tiền vàng mã,hình nhân, cách viết sớ cúng giỗ.

+ Bài văn khấn nôm cho 49 ngày, bài cúng giỗ tại nhà.

Chuẩn bị các bài văn khấn cho đám giỗ là điều cần thiết

Chuẩn bị các bài văn khấn cho đám giỗ là điều cần thiết

Thông thường, cúng trong nhà trước, sau đó mới ra mộ cúng, đọc văn khấn cáo giỗ ngoài mộ và hóa vàng ngay cạnh mộ. Theo tín ngưỡng thì như vậy người đã khuất mới nhận được các lễ vật mà người ở trên gửi xuống. Nếu đơn giản, gia chủ đứng trước ban thờ, đọc văn khấn cho người đã khuất, đợi hết 3 tuần hương là có thể hạ lễ mời khách ăn cỗ. Nhưng cũng có gia đình mời các vị sư thầy trong chùa đến để tụng kinh siêu thoát cho người đã mất rồi mới được hạ lễ.

Cách cúng giỗ 100 ngày

Như đã nói ở trên, cúng 100 ngày là ngày giỗ đơn giản hơn so với 49 ngày và các ngày giỗ khác. Lễ vật cúng cũng tương tự như 49 ngày nhưng thường không mời khách ăn uống mà chỉ hạ lễ cho con cháu nhận lộc.

Cách cúng cũng đơn giản hơn, gia chủ ăn mặc chỉnh tề trang nghiêm, các con cháu đứng đằng sau chắp tay lễ 3 vái để gia chủ đọc văn khấn. Sau khi khấn thì lễ tạ 4 lễ là xong.

Cách cúng giỗ đầu

Ngày giỗ đầu dù ở gia đình nào, địa phương nào cũng rất được chú trọng, không kém gì lễ 49 ngày. Các lễ vật gia chủ cần chuẩn bị là mâm cơm cúng gồm xôi, gà, 2 mặn, 2 canh, hoa quả, hương nến, tiền vàng, quần áo giấy, ngựa giấy, hình nhân,v..v..

Đám giỗ cúng mấy mâm? Vì là ngày giỗ đầu nên cũng phải làm vài mâm cơm ít nhiều phụ thuộc vào gia cảnh của chủ nhà để mời khách. Khách có lòng sẽ tự đến đặt lễ thắp hương cho người đã mất.

Trước ngày giỗ 1 ngày bày 1 mâm lễ mời người mất và gia tiên về dự lễ, ngày hôm sau mới chính thức tổ chức đám giỗ,

Cúng giỗ hết

Giỗ hết cũng sắm sang đồ cúng tương tự như giỗ đầu, chỉ có một điều khác là trong ngày giỗ sẽ hóa hết những đồ tang như quần áo, khăn tang, phướn, cờ, gậy chống, rèm xô. Như một cách thể hiện rằng tang kỳ đã kết thúc.

Cúng giỗ hết là dấu hiệu của kết thúc tang kỳ

Cúng giỗ hết là dấu hiệu của kết thúc tang kỳ

Cúng giỗ thường

Ngày giỗ thường được tổ chức hàng năm, còn gọi là cũng giỗ 3 năm sau khi mất, quy mô vì thế cũng nhỏ gọn đơn giản hơn. Chủ yếu là lòng thành của con cháu là chính. Thông thường sẽ chia ra 2 ngày, 1 ngày trước giày giỗ gọi là lễ tiên thường, và ngày hôm sau là lễ chính kỵ.

Ngày tiên thường, gia chủ cùng với mâm lễ vật đã sắm sửa đầy đủ, đứng nghiêm trang chắp tay lễ 3 lần rồi đọc văn khấn mời gia tiên trước, sau mới đến người đã mất về dự lễ chính kỵ vào hôm sau. Đọc xong lễ 3 lễ kết thúc.

Ngày hôm sau lễ chính kỵ thì khấn mời người đã mất trước, rồi đến mời tổ tiên về dự giỗ. Sau 3 tuần hương thì hạ lễ cho con cháu thụ lộc. Cúng giỗ buổi sáng hay chiều tùy thuộc thời gian của chủ nhà.

Cùng là một ngày giỗ nhưng mỗi miền lại có cách làm cơm cúng và đãi khách khác nhau. Cúng giỗ nên cúng chay hay mặn đều được, phụ thuộc vào lệ mỗi nhà.

Như ở miền bắc, cơm cúng không thể thiếu con gà luộc và đĩa xôi, có thể là xôi trắng, xôi gấc hay xôi vò đều được. Tiếp đến là khoanh giò lụa hoặc giò bò, miếng bánh chưng xanh, một đĩa nem rán và một món xào thập cẩm. Tùy hoàn cảnh kinh tế từng nhà có thể làm thêm nhiều món hơn như các món nộm, món rau. Cách xới cơm cúng ngày giỗ phải xới đầy ắp chén cơm để thể hiện âm dương hòa hợp. Khi cúng giỗ xới 1 chén cơm là đủ.

Mâm cơm cúng miền Bắc tiêu biểu

Mâm cơm cúng miền Bắc tiêu biểu

Mâm cơm miền Trung có đôi chút khác so với miền Bắc. Người miền Trung thay bánh chưng bằng bánh tét, không dùng các loại nộm mà thay bằng đồ muối chua như hành kiệu.

Cơm cúng giỗ miền Trung chỉ có đôi chút khác biệt so với 2 miền Nam Bắc

Cơm cúng giỗ miền Trung chỉ có đôi chút khác biệt so với 2 miền Nam Bắc

Còn cơm cúng miền Nam thường giản dị hơn vì người ta quan niệm người đã khuất thì cũng đã khuất rồi, người ở lại quan trọng là lòng thành. Vì vậy dù mâm cơm có giản dị, nhưng khi đã đến ngày giỗ của ông bà cha mẹ, các con cháu dù ở xa cũng phải tề tựu cho đông đủ.

Mâm cơm cúng của người miền nam giản dị nhưng chân thành

Mâm cơm cúng của người miền nam giản dị nhưng chân thành

Tham khảo thêm: Cách cắm hoa cúng bàn thờ tổ tiên, loại hoa tối kỵ không nên chưng

Các bài văn khấn cúng giỗ

Khi tổ chức các nghi thức cúng giỗ không thể thiếu các bài văn khấn, bài cúng giỗ cha  mẹ, bài cúng ông bà tổ tiên cũng như cách viết sớ cúng giỗ đúng đủ theo nguyên tắc. Có sự khác nhau giữa văn khấn cúng giỗ cha mẹ, vợ, chồng với văn khấn cúng giỗ ông bà nội ngoại, khác nhau giữa văn khấn giỗ bà cô tổ, ông mãnh với văn khấn cúng giỗ cậu bé đỏ, trẻ sơ sinh. Thậm chí, bài cúng giỗ em gái, em trai, trẻ sơ sinh cũng cần riêng biệt. Sau đây là một số bài khấn nôm, văn cúng giỗ theo từng dịp.

Bài cúng ngày giỗ 49 ngày

Con cháu đứng trang nghiêm đọc bài cúng giỗ ông bà, giỗ chú bác như mẫu sau:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ): ……………..

Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thấtt heo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của …tên người đã khuất…

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy;

Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!

Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;

Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);

Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).

Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;

Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.

Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.

Bài cúng 100 ngày

Gia chủ đứng nghiêm trang, cách xưng hô khi cúng giỗ phải trịnh trọng.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mâm lễ cúng giỗ và văn khấn cần chuẩn bị cẩn thận, tránh thất lễ với người đã mất

Mâm lễ cúng giỗ và văn khấn cần chuẩn bị cẩn thận, tránh thất lễ với người đã mất

Bài cúng giỗ đầu (Tiểu tường)

Bài cúng giỗ ngoài sân hay trong nhà đều dùng được. Cách vái cúng đám giỗ thường là 3 vái chào, 4 vái tạ. Ghi sớ cúng giỗ theo mẫu chữ hán hoặc nôm.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:.......................................................... Tuổi....................................................

Ngụ tại:...........................................................................................................................................

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:..................................................................................................................

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:.......................................................................................................................

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):..........................................................................................................

Mộ phần táng tại:..............................................................................................................................

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài cúng giỗ thường ( ngày Cát Kỵ)

Đây là bài văn cúng giỗ hàng năm thường được sử dụng:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ……………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm…………
Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………
Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ………………
Mất ngày …………….. tháng …………. năm ……………
Mộ phần táng tại: ……………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây là những bài khấn tại nhà, còn cúng giỗ ở chùa tụng đọc kinh gì sẽ tùy theo nhà chùa quyết định.

Những kiêng kị trong ngày giỗ cần tránh

- Không nếm thức ăn. Khi chuẩn bị mâm cỗ cho đám giỗ, không nêm nếm trước thức ăn rồi mới bày lên, như vậy là tỏ ý bất kính với người mất.

- Không đặt lên mâm cúng các món sống như gỏi cá, món tanh như lươn, cũng không nên cúng các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt… Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người mất khi còn sống không ăn được.

- Bày chén bát riêng.  Khi cúng giỗ, cần chuẩn bị bát đũa mới, không dùng những đồ mà người sống đang dùng.

- Không cúng hoa quả giả. Chuẩn bị hoa tươi quả ngọt để thắp hương cho người đã khuất là bày tỏ lòng thành kính với họ, vì thế đại kị dùng hoa giả, quả giả thắp hương trong ngày giỗ.

- Đám giỗ cho người chết trẻ (chết yểu) theo tập quán thường không được tổ chức. Sau khi hết tang, chuyển di ảnh lên ban thờ coi kết thúc việc cúng giỗ. Tuy nhiên ngày nay các gia đình vẫn làm giỗ cho con cháu không may chết trẻ để bày tỏ lòng thương xót.

- Không làm cúng giỗ online nếu ở xa, càng không nên dùng văn khấn giỗ bằng tiếng Anh nếu bạn là Việt kiều, đó là sự bất kính rất lớn với người đã khuất.

Làm đám giỗ, cúng gia tiên là phong tục thuần Việt hàng ngàn năm. Ngày nay, tuy đã có nhiều điều đơn giản hơn trong các  nghi thức cúng giỗ, nhưng cơ bản vẫn giữ được những bản sắc riêng cần có. Việc thờ cúng cần được duy trì và tiếp nối qua nhiều thế hệ hơn nhằm lưu giữ nét văn hóa tâm linh của dân tộc. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thủ tục làm lễ, văn khấn các ngày lễ trong năm trên mục Phong thủy của ancu.me.

Trang Lê
Tin nổi bật
Tin mới nhất