menu

Nên đặt cây xương rồng ở đâu trong nhà để hợp phong thủy mà không bị xui?

08:34 - 02/07/2018
Nên đặt cây xương rồng ở đâu trong nhà là tốt nhất? Ý nghĩa, tác dụng cây xương rồng trong phong thủy, phong thủy đặt cây xương rồng ko đúng dễ gặp xui.

 

Cây cối hầu hết đều mang lại phong thủy tương đối tốt cho ngôi nhà của chúng ta. Cây xương rồng cũng đóng góp một phần nào đó về phong thủy. Không chỉ đẹp, chúng còn có tác dụng trang trí nội thất và mang một ý nghĩa phong thủy lớn lao.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phong thủy cây hoa xương rồng có tác dụng gì, ý nghĩa phong thủy cây xương rồng bát tiên, xương rồng đá, xương rồng tai thỏ là gì, làm sao để tránh mặc lỗi khi trồng cây xương rồng phong thủy…

Để phát huy được hết giá trị của loài cây phong trần này, cần tuân thủ những nguyên tắc về hướng cũng như vị trí nhất định. Nếu bạn vẫn chưa biết cây xương rồng có ý nghĩa gì trong phong thuỷ và nên đặt cây xương rồng ở đâu trong nhà để phù hợp với phong thủy thì hãy xem bài viết dưới đây.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn tác dụng cây xương rồng trong phong thủy, cây xương rồng hợp với tuổi nào, nên trồng ở đâu, cùng với cách trồng, chăm sóc cây xương rồng:

Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy?

Cây xương rồng là một loài cây mọng nước hai lá mầm, có gai nhọn, có hoa sống trong môi trường khô rất tốt thường được trồng làm cảnh, được nhiều người yêu thích mua về để trồng hoặc để xương trồng trong nhà, bàn làm việc. Ý nghĩa, biểu tượng cây xương rồng trong cuộc sống rất đa dạng. Trang tin Nhà đất 24h chia sẻ cùng bạn ngay sau đây:

Nếu như ý nghĩa cây xương rồng cảnh là biểu tượng của ý chí kiên cường, vươn lên vượt qua mọi khó khăn, trở ngại thì ý nghĩa của hoa xương rồng lại là tình yêu mãnh liệt nhưng không dám thổ lộ. Ngoài ra, ý nghĩa cây xương rồng nở hoa còn mang ý chúc mừng cho những ai đạt được thành công sau quãng thời gian khó khăn, vất vả.

Có nên để xương rồng trong nhà? Đặt ở đâu hợp phong thủy không bị xui

Có nên để xương rồng trong nhà? Đặt ở đâu hợp phong thủy không bị xui

Còn trong phong thủy, cây xương rồng phát triển hướng lên trên giống biểu tượng xương con rồng, điều này chỉ đến tác dụng phong thủy của cây xương rồng đó chính là sức mạnh hóa hung thành may. Hoa xương rồng cũng mang lại ý nghĩa may mắn, giúp chúng ta làm ăn phát đạt, thuận lợi.

Tuy nhiên, cũng theo phong thủy về cây xương rồng, loài cây này bị bao bọc bởi quá nhiều gai nhọn lại mang lại sát khí, những chiếc gai nhọn chĩa vào người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Nếu không nắm rõ được ý nghĩa của việc trồng cây xương rồng cũng như các lưu ý khi cây xương rồng trồng trong nhà, bạn sẽ gặp phải không ít rắc rối.

Vậy trồng cây xương rồng có tốt không, làm sao để phát huy được tác dụng của việc trồng cây xương rồng với phong thủy hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu tiếp bạn nhé!

Tuổi nào hợp cây xương rồng?

Mặc dù ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy rất lớn nhưng không phải ai cũng phù hợp để trồng loại cây gai góc này. Nếu tuổi tác, bản mệnh của bạn không phù hợp với xương rồng thì việc trồng xương rồng trong nhà, hay để xương rồng ở bàn làm việc… sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc, sự nghiệp, sức khỏe của bạn. 

Vậy cây xương rồng hợp mệnh gì, tuổi nào?

Về mệnh, theo các chuyên gia phong thủy, cây xương rồng hợp mệnh Kim. Những người mệnh Kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui rủi, phòng trừ tiểu nhân, tiêu trừ đen đủi, mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân.

Về tuổi, vì cây xương rồng có hình dáng, bề ngoài tương tự như rồng. Do đó, loài cây này được xem là hợp nhất với những người tuổi Thìn – cầm tinh con rồng. Cây xương rồng sẽ giúp những người tuổi Thìn ngăn chặn những điều không may mắn cả về công danh, sự nghiệp, tình duyên cũng như sức khỏe. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại Cây phong thủy theo tuổi của mình để bổ sung thêm cây phong thủy hợp bản mệnh, giúp gia tăng may mắn và tài lộc.

Tuổi Thìn có hợp trồng cây xương rồng không?

Tuổi Thìn có hợp trồng cây xương rồng không?

Cây xương rồng đặt ở đâu là tốt?

Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của loài cây xương rồng, cây xương rồng hợp với tuổi gì, mệnh kim có hợp cây xương rồng không… rất nhiều người còn muốn biết cây xương rồng nên trồng ở đâu mới tốt cho phong thủy, liệu cây xương rồng có nên để trong nhà hay có nên đặt cây xương rồng trên bàn làm việc không…

Theo như chuyên gia phong thủy đã nói “hình nào thì khí nấy”, nếu chọn một cây xanh tốt vươn cao thì sẽ tạo được nhiều sinh khí tốt, đem lại may mắn và tiền tài. Ngược lại, nếu chọn cây có hình dáng gai góc, thấp xù xì thì sẽ mang đến ám khí không tốt.

Do đó, câu trả lời cho các câu hỏi trồng cây xương rồng trong nhà có tốt không, có nên trồng , để xương rồng trong phòng ngủ, đặt cây xương rồng trên bàn làm việc không… là KHÔNG NÊN. Mọi gia chủ không nên bày cây xương rồng trong nhà, phòng khách, phòng làm việc, bàn làm việc,… Bởi nó sẽ mang lại những điềm không tốt như sau:

  • Cây xương rồng để trong nhà tại phòng khách không tốt. Vì phòng khách là nơi thoáng, hội tụ năng lượng rất tốt để gia đình chúng ta thư giãn, tụ họp nếu đặt hoa xương rồng sẽ làm mất đi nguồn năng lượng đó.

Đặt cây xương rồng ngoài sân mang lại may mắn

Đặt cây xương rồng ngoài sân mang lại may mắn

  • Trồng cây xương rồng để trên bàn làm việc hay phòng làm việc, cạnh máy tính sẽ khiến công việc của chúng ta gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi.
  • Trồng cây xương rồng để trong phòng ngủ là điều cấm kỵ bởi những chiếc gai của cây xương rồng sẽ khiến cho vợ chồng bất hòa, không bao dung, mang ý nghĩa của sự đối đầu.
  • Nếu đặt ở công ty thì nó lại mang ý nghĩa khó phát triển, công ty dễ bị mất mát. Nó còn là điềm báo xấu khiến người đứng đầu không sáng suốt.

Vậy nên trồng, đặt xương rồng ở đâu?

Nhiều người thắc mắc có nên trồng xương rồng trước nhà không? Phong thủy của cây xương rồng chỉ phù hợp đặt và trồng ở ngoài như trước cửa nhà, sân trước nhà, sân sau nhà hoặc ngoài cửa đóng, ban công bởi nó vai trò là canh gác, bảo vệ ngôi nhà khỏi những năng lượng xấu giúp cho gia chủ chống được trộm cắp rất hữu hiệu. Đó là lý do tại sao treo xương rồng trước cửa nhà sẽ khá tốt.

Ngoài ra còn một cách đặt xương rồng theo phong thủy nữa đó chính là đặt cây xương rồng trong phòng tắm bởi nó sẽ tiêu diệt đi những không khí xấu, ám vào nhà. Nếu bạn chưa biết cây xương rồng nên để ở đâu trong nhà thì có thể tham khảo thông tin này.

Bên cạnh việc tìm hiểu xem cây xương rồng nên đặt ở đâu là tốt, bạn còn cần quan tâm đến hướng đặt cây xương rồng. Theo quan niệm phong thủy đặt cây xương rồng, xương rồng có thể hóa giải, tiêu diệt những nguồn năng lượng xấu nên thích hợp để ở hướng Tây Bắc – hướng xấu trong phong thủy.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc trồng cây xương rồng trước mộ vì cây xương rồng có sức sống mãnh liệt, không sợ ngập úng, khô hạn hay rắn rết. Do đó, nếu trồng cây xương trồng ở khu nghĩa trang sẽ có ý nghĩa cầu mong cho người quá cố bên kia thế giới có được cuộc sống khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây xương rồng cảnh

Xương rồng là một trong những loại cây trồng có tính thích nghi cao chính vì vậy cách trồng, chăm sóc cây hoa xương rồng cảnh khá đơn giản, không tốn kém nhiều thời gian, công sức của bạn. phương pháp, quy trình trồng và chăm sóc cây xương rồng không quá phức tạp nhưng nếu bạn biết trồng xương rồng đúng cách thì xương rồng sẽ mau lớn, mau ra hoa và sống lâu hơn.

Hướng dẫn trồng cây xương rồng đúng kỹ thuật để cây mau lớn

Hướng dẫn trồng cây xương rồng đúng kỹ thuật để cây mau lớn

- Các loại xương rồng cảnh dễ trồng

Trước hết, bạn có thể tham khảo danh sách các loại xương rồng cảnh khá được yêu thích hiện nay như xương rồng bát tiên, xương rồng tròn, xương rồng sen đá, xương rồng tai thỏ, xương rồng Gymno, xương rồng Aster, xương rồng 3 cạnh…

Nếu bạn chưa biết xương rồng nào đẹp dễ trồng thì có thể tham khảo các loại xương rồng trên vì cách trồng xương rồng 3 cạnh, rồng aster, xương rồng gai, xương rồng gymno, xương rồng khế bụi, xương rồng kim hổ… rất dễ.

Về cách chọn đất trồng xương rồng, kỹ thuật làm đất, pha đất trồng xương rồng sao biển, xương rồng tai thỏ, xương rồng đá, xương rồng bát tiên… cũng như cách nhân giống cây xương rồng, nuôi cây xương rồng kiểng, xương rồng mini… bạn có thể tham khảo dưới đây!

- Trồng cây xương rồng bằng đất gì?

Trong số các nguyên liệu trồng xương rồng, đất trồng cây xương rồng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, đặc biệt là với các cây xương rồng nhỏ. Vậy nên trồng xương rồng trên đất gì?

Theo hướng dẫn trồng cây xương rồng, khi mua đất trồng cây xương rồng, bạn cần đảm bảo đất phải đầy đủ dưỡng chất, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Nếu không mua được đất, sỏi trồng xương rồng, bạn có thể áp dụng cách làm đất trồng cây xương rồng từ các nguyên liệu như tro, mùn cưa, xỉ than, trấu hun, phân bò đã qua xử lý…

Đất trồng xương rồng cảnh cần tơi xốp, thoáng khí

Đất trồng xương rồng cảnh cần tơi xốp, thoáng khí

- Cách trồng xương rồng bằng hạt như thế nào?

Với cách ươm trồng xương rồng mix từ hạt giống, bạn có thể trồng xương rồng trong lọ thủy tinh hoặc mua chậu trồng cây xương rồng mini đẹp, giá rẻ, kệ trồng xương rồng tại các cửa hàng, shop bán cây.

Cách trồng xương rồng trong chậu khá đơn giản. Bạn chỉ cần giữ đất ẩm, tơi xốp, rải đều hạt giống xương rồng rồi lấp một lớp đất mỏng lên. Sau đó, bạn mang chậu ra nơi có nhiều ánh sáng ấm áp để cây xương rồng phát triển.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin kỹ thuật, điều kiện trồng cây xương rồng bát tiên, chăm sóc cây xương rồng tròn… tại các website chuyên về xương rồng để có thêm kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây.

- Cách trồng xương rồng bằng nhánh, thân

Đối với những loại xương rồng quý hiếm như xương rồng móng rồng, sao biển, thanh sơn, vạn lý trường thành… thì bí quyết trồng xương rồng đó chính là trồng bằng nhánh, thân cây. Bạn dùng dao sắc để chiết nhánh xương rồng từ cây mẹ, rồi để nhánh vào nơi mát mẻ, đến khi vết cắt thành sẹo thì trồng vào chậu. Sau khi nhánh xương rồng chiết mọc rễ là cây có thể sống được.

Nếu như bạn muốn trồng cây xương rồng trồng làm hàng rào, có một vườn trồng xương rồng hay mô hình trồng cây xương rồng chuyên nghiệp thì cũng có thể áp dụng cách trồng này. Lợi ích trồng cây xương rồng bằng thân, nhánh đó là cây phát triển khá nhanh, sống khỏe, trồng xương rồng đẹp, lên đều tuy nhiên số lượng cây con sẽ không nhiều như khi ươm bằng hạt giống.

Qua những thông tin trên đây bạn đã biết trồng xương rồng bằng gì và cách trồng, chăm sóc xương rồng ra sao cho cây mau lớn, nhanh nở hoa. Nếu bạn chưa biết trồng bao lâu thì xương rồng ra hoa hay mua xương rồng ở đâu TPHCM, Hà Nội… bạn có thể tham khảo trên các hội nhóm, diễn đàn chuyên về cây trồng xương rồng.

Trên đây là tác dụng của cây xương rồng trong phong thủy giúp bạn có được cuộc sống vui vẻ, công việc thuận lợi và sức khỏe tốt hơn, cũng như các thông tin bạn có thể tham khảo để biết có nên trồng xương rồng trong nhà không, để xương rồng trong nhà có tốt không, trồng cây xương rồng có tác dụng gì, nên đặt cây xương rồng ở đâu tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin phong thủy khác thì đừng quên theo dõi ancu.me. 

Làm phong phú thêm không gian nhà ở với Cách chọn hoa phong thủy theo mệnh cho cuộc sống luôn sung túc.

Tin nổi bật
Tin mới nhất