Lối đi trong nhà bên trái hay phải? Các chú ý về hành lang theo phong thủy
Hướng hành lang trong nhà
Hành lang hướng Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam được cho là tốt nhất, giúp thông gió và tránh được ánh nắng, đồng thời tăng thêm may mắn cho gia đình. Hành lang tốt nhất nên ở trên các tầng, có đoạn rẽ, khoảng đệm để tránh gió hút qua khe hẹp.
Lối đi trong nhà nên để bên trái hay phải? Việc bố trí lối đi bên trái hay bên phải không quá ảnh hưởng đến phong thủy, vị trí chủ yếu phụ thuộc vào vị trí cửa ra vào. Tuy nhiên, đặt bên trái được đánh giá cao hơn vì nguồn khí vào nhà thường di chuyển hướng ngược kim đồng hồ. Đặt hành lang bên trái sẽ là khởi đầu của luồng khí, giúp lưu thông tốt hơn.
Thiết kế lối đi hành lang trong nhà theo phong thủy tránh đại kỵ
Chiều rộng lối đi trong nhà
Lối đi hành lang trong nhà rộng bao nhiêu? Dù diện tích nhà thế nào chăng nữa thì chiều rộng lối đi trong nhà nên thiết kế rộng một chút, điều này giúp dễ nạp khí cho nhà ở.
Thông thường hành lang rộng khoảng 1-1.3m. Kích thước lối đi trong nhà thoáng khí tích tụ vượng khí lâu hơn, không nhanh chóng thoát ra ngoài, khiến gia chủ thất thoát tài lộc. Nếu kích thước quá chật hẹp gây gò bó và suy yếu tài lộc.
Độ dài hành lang không quá 2/3 chiều dài phòng. Hành lang quá dài chạy suốt đến cuối nhà khiến ngôi nhà như bị chia làm hai, gia đình dễ rạn nứt. Để hóa giải có thể kể tủ đồ ở cuối hành lang để rút ngắn chiều dài.
Kích thước lối đi trong nhà nên thông thoáng để dễ dàng nạp và lưu giữ khí lâu hơn
Các vật trang trí lối đi trong nhà
Cách bố trí lối đi trong nhà cần chú ý không nên quá xuyên suốt cửa ra vào các phòng vì các trường khí tốt dễ thất thoát ra ngoài, khó để tụ được vượng khí trong nhà.
Khi trang trí lối đi trong nhà theo phong thủy nên theo nguyên tắc “hạ thực, thượng không”. Nhiều gia đình thường bố trí các đồ nội thất trang trí ở các lối đi hành lang trong nhà như tủ kệ, giá sách,... Hãy để những đồ nội thất này sát với nền nhà càng tốt để giữ khí, bên trên chừa khoảng trống thoáng để ánh sáng được chiếu sáng tổng thể và trao đổi trường khí, thúc đẩy tài vận.
Trang trí lối đi trong nhà sao cho lưu thông được trường khí
Vật ngăn cách lối đi cao khoảng 2m, nếu thấp quá sẽ không chiêu tài được khí còn cao quá có thể ngăn khí vào nhà. Ngoài ra, trang trí tường lối đi trong nhà nên bằng phẳng, không nên gồ ghề, ốp đá sỏi, có thể khiến gia vận gặp trắc trở, khó thuận lợi.
Hành lang nên đảm bảo lưu chuyển khí tốt trong nhà, vì vậy, có thể kết nối hành lang với những khoảng trống như sảnh chung, giếng trời,... không đâm thẳng vào phòng riêng nào hay bị cụt.
Cuối đoạn rẽ của hành lang có thể thêm gương để phản chiếu tầm nhìn, hoặc để chậu cây, ghế ngồi.
Chú ý khi lắp la phông ở lối đi
La phông lối đi trong nhà theo phong thủy không nên quá thấp tạo cảm giác ức chế cho các thành viên trong nhà, việc này tượng trưng cho sự áp bức, tranh chấp, không cát tường. La phông thiết kế cao một chút để khí dễ lưu thông, tăng tài vận, nhưng cũng đừng quá cao gây mất cân đối, tạo cảm giác chông chênh.
La phông thiết kế cao một chút để khí dễ lưu thông
Các vật liệu khi thiết kế lối đi
Chất liệu để thiết kế hành lang lối đi có thể là gạch láng hoặc kính, nội thất đặt ở đây là tủ trang trí hoặc bình phong, mặt sàn không bị nghiêng lệch.
Những lưu ý khi đặt hành lang trong nhà
- Hành lang không ở chính giữa nhà
Người xưa cho rằng hành lang chia đôi ngôi nhà - điều mà phong thủy gọi là trảm tâm sát.
- Lối đi không xông thẳng vào cửa chính
Việc có gì đó xông thẳng vào cửa chính dễ sát khí. Lối đi từ ngoài vào cửa ra vào hay từ cửa ra vào xông vào phòng khách đều không nên xuyên suốt nhau.
Lối từ ngoài vào cửa chính có thể có cây xanh để chặn sát khí nhưng cây không quá cao sẽ chặn luôn trường khí tốt, nhà thêm âm u, nhiều âm khí.
Những lưu ý khi đặt hành lang trong nhà
- Hàng lang không quá âm u
Hành lang nên có ánh sáng, nếu tối tăm không chỉ đi lại khó khăn còn tác động đến vận khí của gia đình. Màu sắc ánh sáng nên là vàng hoặc trắng, tránh màu xanh lam, xanh lá hay màu tím, dễ gây hoa mắt, bất an.
- Mặt nền ở lối đi quá trơn láng
Tuy tường trang trí nên bằng phẳng nhưng nền hành lang trong nhà không cần quá trơn láng vì có thể gây trượt ngã, ngoài ra, theo phong thủy nó còn nghĩa là tiền tài dễ trôi trượt ra ngoài.
- Trần hành lang tránh xà ngang
Trên hành lang có xà ngang tạo áp lực cho người ở, mang tâm lý bị chế ngự, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền tài. Nếu không thể tránh được thì nên lắp trần giả
- Đường nước ngầm
Không nên để đường nước ngầm đi qua giữa cửa chính và hành lang để không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người ở, bất lợi về tiền tài.
Các vật phẩm phong thủy tốt cho lối đi trong nhà theo phong thủy
Tượng Di lặc
Hình ảnh vui tươi và hiền từ của tượng Di lặc giúp gia chủ chiêu nạp tài lộc, mang lại thịnh vượng cho gia chủ. Hãy đặt tượng đối diện cửa chính hoặc một bên cửa, xoay tượng hướng ra bên ngoài.
Đặt tượng Di lặc ở lối đi để mang lại thịnh vượng
Tượng Thần Tài
Tượng Thần Tài vốn mang ý nghĩa giúp đem lại phú quý, tiền tài. Đặt một bức tượng Thần Tài ở hành lang có tác dụng gia tăng vận khí, đem lại tài lộc, và cũng nên hướng ra ngoài cửa chính.
Tượng Thần Tài ở hành lang có tác dụng gia tăng vận khí, đem lại tài lộc
Đồng tử chiêu tài
Vẻ đáng yêu của tượng đồng tử chiêu tài đem lại nhiều niềm vui và may mắn cho gia đình, hãy đặt tượng đối diện cửa chính, đằng sau có điểm tựa chắc chắn.
Đồng tử chiêu tài đem lại nhiều niềm vui và may mắn cho gia đình
Trên đây là thông tin hướng dẫn cách bố trí xây hành lang trong nhà theo phong thủy giúp gia chủ thêm nhiều may mắn, phòng tránh những điều không tốt xảy ra. Đừng quên xem thêm nhiều thông tin phong thủy nhà ở vô cùng hữu ích khác trên ancu.me.