menu

Danh sách các đền chùa gần Hồ Gươm thu hút khách thập phương

17:10 - 10/02/2021
Danh sách địa chỉ các đền chùa gần xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm: đền ngọc sơn hồ Gươm, đền Bạch Mã, chùa Bà Đá, chùa Quán Sứ, chùa Vũ Thạch,v.v.

 

Khu vực Hồ Gươm, Hà Nội là nơi tập trung các đền, chùa mà có thể nói bạn chỉ cần đi bộ một buổi là có thể ghé thăm được hầu hết những ngôi chùa ở đây. Nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên các ngôi chùa khu vực này có nét đặc trưng là hạn chế về diện tích, quy mô không quá hoành tráng và gần các khu phố sầm uất nên xe cộ đi lại huyên náo. Thế nhưng, một khi bước vào chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian bình yên, nhẹ nhàng khác biệt hoàn toàn với cuộc sống ngoài kia.

Hãy cùng ancu.me tìm hiểu các ngôi chùa gần Hồ Gươm vô cùng linh thiêng ngay dưới đây:

Đền Ngọc Sơn

Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Một ngôi đền nằm bên bờ hồ Gươm mà bất kỳ ai khi ghé Hà Nội cũng không nên bỏ qua. Đền Ngọc Sơn giữa Hồ Hoàn Kiếm khi xưa là nơi sĩ tử Bắc Hà đến cầu việc học hành vô cùng thiêng. Năm 1980, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.  

Hồ hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn là quần thể di tích nhất định phải ghé tại Hà Nội

Hồ hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn là quần thể di tích nhất định phải ghé tại Hà Nội

Chùa Quán Sứ

73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Các Phật tử đến Hà Nội hầu như đều ghé thăm ngôi chùa. Đây là trụ sở trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa gần bờ hồ chỉ cách hồ Gươm hơn 1km nên vô cùng tiện lợi trong việc di chuyển, thu hút nhiều khách du lịch thập phương ghé thăm ngôi chùa hàng trăm năm tuổi mang vẻ cổ kính, thanh tịnh dù nằm ở trung tâm thành phố.  

Chùa Quán Sứ Hoàn Kiếm Hà Nội thu hút khách du lịch từ nhiều

Chùa Quán Sứ Hoàn Kiếm Hà Nội thu hút khách du lịch từ nhiều

Chùa Quán Sứ được xây vào thời vua Trần Dụ Tông thế kỷ 14. Ngôi chùa vô cùng đặc biệt khi các câu đối trên cửa, tường đều bằng chữ quốc ngữ. Chùa diễn ra nhiều hoạt động của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự kiện vô cùng quan trọng là Phật giáo Việt Nam hòa nhập với Phật giáo thế giới. Mỗi năm vào tháng 4 âm lịch, Đại lễ Phật Đản tổ chức tại chùa và có rất nhiều người tham gia.

Chùa Bà Đá

3 phố Nhà Thờ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Bà Đá Hoàn Kiếm Hà Nội còn có tên là chùa Linh Quang tự, Sùng Khánh tự được xây vào năm 1056 và là trụ sợ của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Dù không lớn nhưng ngôi chùa có cảnh quan vô cùng đẹp và nhiều tượng gỗ. Người dân thường đến chùa đầu năm để cầu cho năm mới may mắn và gia đình thịnh vượng.

Chùa Bà Đá là chùa quanh Hồ Gươm thu hút vào những dịp lễ

Chùa Bà Đá là chùa quanh Hồ Gươm thu hút vào những dịp lễ

Đình, đền, chùa Vũ Thạch

13B Bà Triệu, Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cụm di tích đình, đền, chùa Vũ Thạch được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Hằng năm, vào ngày 10/02 và 15/10 âm lịch chùa mở lễ và các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Chùa có tên chữ Hán là Quang Minh tự, được xây dựng từ đời Lý, là điểm nhấn trong kiến trúc tôn giáo làng Vũ Thạch xưa.

Cụm di tích đình, đền, chùa Vũ Thạch được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Cụm di tích đình, đền, chùa Vũ Thạch được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Đền Bạch Mã

76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trong các đền chùa ở khu vực hồ hoàn kiếm không thể không nhắc đến Bạch Mã. Đền Đền Bạch Mã là di tích lịch sử quan trọng gắn với câu chuyện vua Lý Thái Tổ dời đô. Đền thờ thần Long Đỗ giúp vua xây vững thành Thăng Long và trở thành một trong những Thăng Long tứ trấn.

Vào mỗi ngày 12 đến 13 tháng 2 âm diễn ra lễ hội ở đền Bạch Mã để tưởng nhớ đến thần Long Đỗ. Kiến trúc bên trong chùa vô cùng tráng lệ với hệ thống cột gỗ lim và toàn bộ khung gỗ.

Đền Bạch Mã Hàng Buồm Hoàn Kiếm Hà Nội thờ thần Long Đỗ

Đền Bạch Mã Hàng Buồm Hoàn Kiếm Hà Nội thờ thần Long Đỗ

Tìm kiếm các tin rao vặt nhà chính chủ, cho thuê bất động sản uy tín trên Thông tin bất động sản ancu.me.

Chùa Cầu Đông

38 Hàng Đường, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Hàng Đường náo nhiệt, sầm uất tồn tại một ngôi chùa hàng trăm năm tuổi là chùa Cầu Đông. Ngôi chùa gần hồ Hoàn Kiếm này mang vẻ thanh tịnh mà có thể cảm nhận được ngay khi bước vào chùa. Chùa có từ thời nhà Lý dưới thời vua Lý Thái Tổ và vẫn còn giữ được 4 bia đá ở nhiều niên đại như Vĩnh Tộ, Dương Hòa, Vĩnh Thịnh, Gia Long.

Chùa là nơi duy nhất thờ cả vợ chồng quốc sư Trần Thủ Độ. Ngôi chùa được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử bởi Bộ Văn hóa.

Chùa Cầu Đông là nơi duy nhất thờ cả vợ chồng quốc sư Trần Thủ Độ

Chùa Cầu Đông là nơi duy nhất thờ cả vợ chồng quốc sư Trần Thủ Độ

Chùa Lý Triều Quốc Sư

50 Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ban đầu, chùa được gọi là đền vì thờ Nguyễn Minh Không, sau này có thêm tượng Phật nên được gọi là chùa. Chùa trở thành nơi linh thiêng của các phật tử khi thờ nhân thần, thờ Phật.

Chùa Lý Triều Quốc Sư có lịch sử lâu đời

Chùa Lý Triều Quốc Sư có lịch sử lâu đời

Đền Bà Kiệu

59 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Được xếp là di tích lịch sử Nghệ thuật năm 1994, đền Bà Kiệu xuất hiện vào thời Hậu Lê, năm Vĩnh Tộ (1619-1628). Đền trước có tên là Tiên Thiên Điện, thờ ba vị nữ thần là công chúa Liễu Hạnh, đệ nhị ngọc nữ Quỳnh Hoa,  đệ tam Ngọc Nữ Quế Nương. Sau này, bà Kiệu trông nom đền, từ đó có tên đền Bà Kiệu.

Đền Bà Kiệu được xếp là di tích lịch sử Nghệ thuật

Đền Bà Kiệu được xếp là di tích lịch sử Nghệ thuật

Chùa Vĩnh Trù

59 Hàng Lược, phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Được xây vào thế kỷ 19, ban đầu là đình, sau thành đền và hiện tại là chùa Vĩnh Trù. Chùa còn giữ những di vật quý như ngai thờ bài vị, câu đối, tượng Phật, sắc phong, … và các đồ bằng đồng. Kiến trúc chùa không lớn nhưng vẫn có đủ kiến trúc cổ truyền và là điểm tham quan nên đến khi ghé phố cổ Hà Nội.

Chùa Vĩnh Trù kiến trúc cổ truyền và lưu giữ các di vật quý

Chùa Vĩnh Trù kiến trúc cổ truyền và lưu giữ các di vật quý

Chùa Pháp Bảo Tạng

44 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa được xây vào những năm Pháp tạm chiếm (1948) để bảo vệ các bản in kinh Phật, đến nay những di tích này vẫn được bảo toàn khá tốt.

Chùa Pháp Bảo Tạng lưu giữ các bản in kinh Phật

Chùa Pháp Bảo Tạng lưu giữ các bản in kinh Phật

Chùa Kim Cổ

73 Đường Thành, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa có thờ bà chúa Tấm (Nguyên phi Ỷ Lan) và quy mô kiến trúc khá lớn thời xưa nhưng sau các biến động lịch sử, diện tích chùa hiện nay nhỏ đi nhiều. Không khí chùa với khói hương vô cùng trang nghiêm mà ai cũng cảm nhận được khi ghé thăm chùa.

Không khí chùa Kim Cổ vô cùng trang nghiêm

Không khí chùa Kim Cổ vô cùng trang nghiêm

Chùa Huyền Thiên

54 phố Hàng Khoai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Huyền Thiên cùng với chùa Kim Cổ là một trong Thăng Long tứ quán thời Lý. Chùa nằm đối diện chợ Đồng Xuân - khu chợ lớn nhất Hà Nội Chùa bị lấp bởi cảnh chợ tấp nập nhưng không gian bên trong hoàn toàn cổ kính, trang nghiêm, đem lại cảm giác bình yên đến lạ.

Chùa Huyền Thiên nằm đối diện chợ Đồng Xuân

Chùa Huyền Thiên nằm đối diện chợ Đồng Xuân

Chùa Thiên Phúc

94, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngôi chùa được xây từ thời Lý ở thế kỷ 11. Chùa có nét cổ xưa và đặc biệt trong chùa có cây cổ thụ hơn 800 năm tuổi. Chùa Thiên Phúc thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử, thờ Mẫu và  thờ Đức Thánh Thánh Trần Hưng Đạo.

Chùa Thiên Phúc nhất định nên ghé trong các chùa ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Chùa Thiên Phúc nhất định nên ghé trong các chùa ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội

Chùa Chân Tiên

151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chùa được xây vào thế kỷ 12  thời vua Lý Thánh Tông và những chạm khắc cổ trên tượng, di vật, kiến trúc đậm phong cách xưa. Những ngày rằm, mùng một và lễ lớn nhiều khách thập phương đến dâng hương ở chùa.

Chùa Chân Tiên thu hút du khách vào các ngày lễ

Chùa Chân Tiên thu hút du khách vào các ngày lễ

Chùa Thái Cam

44 phố Hàng Vải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cách chùa Kim Cổ 5 phút đi bộ, chùa Thái Cam được xây vào năm 1822 thời Minh Mệnh thứ 3 với tên Tân Khai linh tự nhưng dân quen gọi là chùa Thái Cam vì nước trong giếng cổ trong chùa rất thơm ngọt. Chùa giữ 13 tấm bia đá vô cùng quý giá giúp bạn hiểu thêm về niên đại, những lần trùng tu chùa và minh chứng cho vị trí thành Thăng Long thời Lê.

Nước giếng ở chùa Thái Cam rất thơm và ngọt

Nước giếng ở chùa Thái Cam rất thơm và ngọt

Đi chùa khiến con người trở nên thư thái hơn với khung cảnh tĩnh mịch, hữu tình, thoát khỏi những ồn ào cuộc sống, thấy nhẹ nhõm hơn và mong cầu bình an đến người thân, gia đình. Có dịp đến Hà Nội, bạn đừng bỏ qua chuyến vãn cảnh các đền chùa ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội để xua tan đi mọi mệt mỏi trong cuộc sống và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống nước nhà. 

Tham khảo thêm: Danh sách các đền chùa, phủ gần Hồ Tây cực thiêng nên ghé một lần

Tin nổi bật
Tin mới nhất