Đất nông nghiệp, phi nông nghiệp có được xây nhà, cấp sổ, mua bán?
Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có những đặc điểm pháp lý nào? Các chính sách về thuế, xây dựng nhà ở, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp ra sao?Ancu.me sẽ giúp bạn hiểu rõ và tư vấn luật nhà đất quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất về 2 loại đất này.
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là gì?
Đất ruộng, đất trồng canh tác nông nghiệp trồng cây lâu năm, hàng năm… đây là những từ ngữ nó về các loại đất nông nghiệp mà người dân vẫn thường sử dụng. Tuy nhiên, hiểu đất nông nghiệp là gì theo quy định của pháp luật.
Khái niệm đất nông nghiệp có thể hiểu là tổng thể các loại đất được xác định sử dụng làm tư liệu sản xuất, phục vụ cho hoạt động phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp từ trồng trọt tới chăn nuôi, nghiên cứu, thí nghiệm, bảo vệ môi trường sinh thái hay cung ứng các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đất nông nghiệp hay còn gọi là đất canh tác hoặc đất trồng trọt nhìn chung có thể hiểu là đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Đất nông nghiệp là gì?
Các loại đất nông nghiệp
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam khá lớn và được phân loại sử dụng cho các mục đích khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại nào?
Quy định về phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 xác định các loại đất nông nghiệp gồm có 8 nhóm cơ bản sau:
- Nhóm đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Nhóm đất trồng cây lâu năm;
- Nhóm đất rừng sản xuất;
- Nhóm đất rừng phòng hộ;
- Nhóm 5: Đất rừng đặc dụng;
- Nhóm đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Nhóm đất làm muối;
- Nhóm đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Trong 8 nhóm đất nông nghiệp trên thì có một nhóm đất là nhóm đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ. Vâỵ nhóm đất nông nghiệp khác là gì? Thực ra nhóm đất nông nghiệp khác là đất không thuộc các nhóm trên và thường gồm có các loại đất:
- Đất sử dụng để xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt kể các các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
- Đất sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật nuôi được pháp luật cho phép.
- Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu, thí nghiệm.
- Đất ươm tạo cây và con giống, trồng hoa, cây cảnh.
Việc phân các loại đất nông nghiệp dựa trên mục đích sản xuất giúp dễ quản lý, phân bổ hạn mức sử dụng, thời gian sử dụng đất và quy chế về thuế, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của của cơ quan chức năng.
Người sử dụng đất hợp pháp là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc được thuê và trên giấy tờ chứng nhận này sẽ có phân rõ loại đất nông nghiệp, có ký hiệu đất nông nghiệp theo từng loại riêng.
Qua đó, người quản lý thuộc cơ quan nhà nước dễ dàng áp dụng các chính sách và người sử dụng đất tìm hiểu dễ dàng hơn về chính sách đất nông nghiệp đó gồm những gì nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mình.
Các loại đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
Bạn có thể thấy rất nhiều những câu hỏi như: đất nông nghiệp 1, 03, 5, 10, 64 … là gì? Thực tế pháp luật về đất đai không có các quy định về đất nông nghiệp quỹ 1 hoặc vị trí 1, quỹ 2, hay đất 5, 10 % mà đó là cách gọi thông dụng của người dân về loại đất.
Đối với pháp luật thì đất được chia thành nhiều nhóm khác nhau bao gồm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp… Thực chất loại đất nông nghiệp quỹ 1, 2 là gì có thể được hiểu là loại đất nông nghiệp dự trữ thuộc đất công ích. Tức là theo diện tích đất nông nghiệp của địa phương mà địa phương sẽ dành 3, 5, 10 % đất phục vụ công ích, giao, cho hộ dân thuê hoặc cho các đoàn thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Do đó, việc muốn nắm rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với loại đất đang sử dụng bạn sẽ cần xem loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đó là loại đất nào, đất giao sử dụng lâu dài, có thời hạn không thu tiền sử dụng đất hay có thu tiền, hoặc đất cho thuê…
Đất nông nghiệp có phải nộp thuế?
Thực chất thuế này là thuế gián thu đánh vào việc sử dụng các loại đất nông nghiệp. Người có nghĩa vụ nộp thuế là tổ chức, cá nhân sử dụng đất mà không cần biết có sử dụng đất đó trên thực tế hay không.
Thuế được tính bằng: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Trước thuế sử dụng đất nông nghiệp được thu hàng năm và có thể được miễn giảm theo từng trường hợp căn cứ vào quyết định của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, từ 2017 đến hết năm 2020, trừ trường hợp tổ chức không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, người sử dụng đất nông nghiệp sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế đất căn cứ vào cách tính thuế trên nhưng tạm thời loại thuế này đang được miễn.
Quy định về chuyển nhượng mua bán đất nông nghiệp
Chuyển nhượng mua bán đất nông nghiệp
Mua bán đất nông nghiệp hiện nay rất phổ biến và nhiều người vẫn thắc mắc về quy chế chuyển nhượng, mua bán đất nông nghiệp như thế nào, có được cấp sổ đỏ không?
Các quy định của pháp luật đất nông nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp như thế nào. Ancu.me sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này để có tính toán rõ ràng, kỹ lưỡng xem Có nên mua đất nông nghiệp không đặc biệt là các loại đất nông nghiệp xen kẽ, nằm cài kẹt trong khu dân cư…
Trước hết, có thể nhận thấy có loại đất nông nghiệp của thể mua bán được và có loại đất nếu mua bán là bất hợp pháp. Có thể mua bán đất ruộng nếu đất nông nghiệp đó đảm bảo các điều kiện sau:
Điều kiện về loại đất nông nghiệp được chuyển nhượng
Điều 188 Luật Đất đai 2013 tại khoản 1 và khoản 2 quy định người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy đất nông nghiệp hết hạn sử dụng sẽ không thuộc nhóm đất tượng được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Để xác định thời hạn đất nông nghiệp hết hạn hay thời hạn 50 năm, 20 năm… sẽ xem trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mà cá nhân, hộ gia đình được cấp.
Điều kiện bên bán đất nông nghiệp
Đối với bên chuyển nhượng quy định tại khoản 1 điều 179 Luật đất đai 2013 về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật....".
Điều kiện bên nhận mua đất nông nghiệp
Đối với bên nhận chuyển nhượng quy định tại khoản 3 điều 191 Luật đất đai 2013:
“3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”.
Điều kiện về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp
Điều kiện về hạn mức đất nông nghiệp trong mua bán, chuyển nhượng quy định tại điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP là điều kiện mà 2 bên cần phải tuân thủ.
Trình tự thủ tục nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
Khi mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp thì các bên phải đảm bảo các trình tự và thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và làm sổ đỏ, sổ riêng cho đất mua bán (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo thủ tục quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Các khoản tiền phải nộp khi chuyển quyền sử dụng đất
Ngoài việc hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để làm sổ riêng cho đất nông nghiệp chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng sẽ phải thực hiện các khoản tiền về chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:
1. Thuế TNCN khi chuyển quyền sử dụng đất
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá đất chuyển nhượng x Thuế suất 2%
2. Lệ phí trước bạ: Cách tính lệ phí trước bạ phải nộp như sau: Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp (đồng) = Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đồng) x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Trong đó, mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5%.
3. Lệ phí địa chính: là Khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc: Trong đó mức thu tối đa áp dụng cho cá nhân, hộ gia định thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, phương nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh là:
* Phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà và tài sản gắn liền với đất tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại,, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.
Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
4. Phí công chứng hợp đồng
- Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản được tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng.
- Mức thu lệ phí chứng thực đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính tính dựa trên giá trị tài sản hoặc hợp đồng.
Kinh nghiệm mua đất nông nghiệp an toàn
Kinh nghiệm mua đất nông nghiệp
Để mua đất nông nghiệp được an toàn, có thể chuyển nhượng và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì người mua đất cần lưu ý:
- So sánh giá đất nông nghiệp các khu vực xung quanh.
- Kiểm tra xem loại đất nông nghiệp đó có thuộc đất được nhận chuyển giao
- Kiểm tra điều kiện của người chuyển nhượng đất nông nghiệp: đúng chủ thể sử dụng, được phép chuyển nhượng.
- Xem xét bản thân có thuộc nhóm đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp hay không
- Hạn mức được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của mình là bao nhiêu
- Tìm hiểu và đảm bảo đúng các trình tự, thủ tục chuyển nhượng từ hợp đồng mua bán, công chứng, làm thủ tục hồ sơ chuyển nhượng với cơ quan địa chính đăng ký đất đai, tài sản, làm sổ đỏ.
- Công chứng hợp đồng mua bán
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí chuyển nhượng đầy đủ.
Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?
Theo Điều 12 luật đất đai 2013 thì nghiêm cấm sử dụng đất không đúng mục đích điều này có nghĩa là việc sử dụng đất nông nghiệp là để sản xuất, trồng trọt chăn nuôi và chỉ được xây dựng các công trình phục vụ cho việc trồng trọt trên đất nông nghiệp nếu không sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị cưỡng chế tháo dỡ, thu hồi và nộp phát.
vậy, đất nông nghiệp có được xây nhà không, xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp có được xem là hợp pháp? Quy chế về việc xây dựng trên đất nông nghiệp chỉ xây dựng các công trình gồm:
Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
Như vậy, nếu như đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 thì sẽ chỉ là nhà phục vụ cho lán trại chăn nuôi, đề đồ cho gia súc, gia cầm hoạch sản xuất nông nghiệp chứ không phải là nhà ở.
Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?
Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là gì? Các loại đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì đất phi nông nghiệp được chia thành các nhóm với mục đích sử dụng đất khác nhau như sau:
- Nhóm đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Nhóm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
- Nhóm đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Nhóm đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Nhóm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Nhóm đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Nhóm đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Nhóm đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Nhóm đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Trong đó, nhóm đất phi nông nghiệp khác là gì? Đất phi nông nghiệp khác là các loại đất
- Đất là nhà nghỉ, lán trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất
- Đất xây dựng khi và nhà để chứa nông sản, thuộc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất xây dựng công trình khách của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?
Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Thực chất khái niệm sổ đỏ không có quy định trong luật mà nó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Nó là căn cứ chứng minh quyền sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp.
Mỗi loại đất phi nông nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sở hữu riêng nhưng nếu hiểu sổ đỏ đất phi nông nghiệp có lẽ nhiều người hiểu đó là chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, có thể xây nhà và thực hiện các hoạt động khác.
Đất phi nông nghiệp thực chất là nhóm đất trong đó bao gồm nhóm đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Do đó người muốn xây nhà sẽ làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất phi nông nghiệp là đất ở.
Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất
Hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp đang được miễn thuế đến năm 2020. Đối với đất phi nông nghiệp thì sẽ vẫn phải tính thuế theo quy định về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. Trong đó luật quy định về:
- Các đối tượng phải chịu thuế và đối tượng không chịu thuế.
- Các đối tượng được giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Quy định về người nộp thuế
- Quy định về căn cứ tính thuế
- Quy định về đăng ký, khai tính và nộp thuế
- Nộp thuế đất phi nông nghiệp ở đâu?
Điều 8 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nêu rõ về: Đăng ký, khai, tính và nộp thuế như sau:
"1. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế được quy định như sau:
a) Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất;
b) Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức thì người nộp thuế được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định diện tích vượt hạn mức của các thửa đất."
Tải Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại đây đồng thời tham khảo chi tiết nghị định 53/2011/nđ-cp hướng dẫn luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thông tư 153 về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Tải mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cá nhân mới nhất: Tại đây
Thủ tục, phí chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp sang đất ở
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp
Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở sẽ cần có các điều kiện, phù hợp với quy định về quy hoạch, trình tự thủ tục, các điều kiện cho phép chuyển nhượng, đóng các khoản thuế nhà đất và phí, lệ phí như sau:
Thứ nhất, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch
Điều 52, Luật đất đai 2013: “Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Nếu đất chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo điều 57 Luật đất đai 2013:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
… d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
…
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng”.
Nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đất ở thì người có nhu cầu sẽ cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Sau đó, sẽ chuyển đổi lần thứ 2 nếu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Nếu đất được chuyển sang không phải là đất ở thì có thể tiếp tục làm thủ tục chuyển đất phi nông nghiệp không là đất ở sang đất ở.
Như vậy, trước khi thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở anh/chị cần phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Thứ hai, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định tại điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Thứ ba, nộp lệ phí trước bạ chuyển mục đích sử dụng đất
Nếu không thuộc trường hợp được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ-CP, thì sẽ phải chịu lệ phí trước bạ là 0.5% theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về quy chế pháp lý đối với đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hy vọng sẽ giúp người sở hữu đất nắm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Đất thổ cư là gì, có làm được sổ đỏ và xây nhà được không?