menu

Homestay là gì? Cách đăng ký kinh doanh, chi phí mở, chiến lược

17:18 - 27/02/2019
Kinh nghiệm kinh doanh homestay là gì và các rủi ro, kế hoạch làm homestay: cần bao nhiêu tiền, đăng ký kinh doanh, cách làm.

Kinh doanh homestay là một trong những dịch vụ kinh doanh mới nổi trong ít năm trở lại đầy với nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng cần có những chiến lược kế hoạch kinh doanh homestay tốt, hạn chế những rủi ro khi kinh doanh homestay.

Vậy loại hình kinh doanh homestay là gì, kinh nghiệm xây dựng, chiến lược quản lý để kinh doanh sinh lời tốt như thế nào, quy chế pháp lý ra sao?. Ancu.me sẽ giúp bạn có được tất tần tật những thông tin hữu ích liên quan đến mô hình homestay dưới đây.

Homestay là gì và đặc trưng mô hình nhà nghỉ homestay độc đáo

Homestay là gì và đặc trưng mô hình nhà nghỉ homestay độc đáo

Homestay là gì? Đặc trưng mô hình homestay

Homestay là gì?

Homestay là một loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào yếu tố công đồng lưu trú tại nhà của người dân địa phương khi khách du lịch đến để khám phá, muốn hòa mình với cuộc sống, tìm hiểm văn hóa của người bản địa thay vì lựa chọn những dịch vụ nhà nghỉ xếp hạng sao hotel hay nhà nghỉ bình dân giá rẻ hostel, Motel hay resort, Bungalow cao cấp…

Ở nước ngoài homestay được hiểu là nhà của người bản địa và dịch vụ nhà nghỉ homestay có nghĩa là người thuê sẽ sống ngay tại nhà của người dân ở địa phương khi họ đặt chân đến đó như một thành viên trong gia đình.

Có thể hiểu homestay là gì? Đó là mô hình nhà nghỉ du lịch dựa vào cộng đồng, lưu trí ở nhà dân nơi khách du lịch đặt chân đến và giúp họ tìm hiểu cũng như quảng bá hình ảnh văn hóa con người địa phương một cách chân thật nhất.

Mô hình dịch vụ homestay chủ yếu phát triển dựa vào các vùng có dịch vụ du lịch truyền thống và hiện nay cũng đang có xu hướng mở rộng tới các trung tâm thành phố để phục vụ cho đối tượng lưu trú là người nước ngoài du lịch bụi…

Thiết kế homestay ở Đà Lạt ấn tượng, thú vị hút khách du lịch

Thiết kế homestay ở Đà Lạt ấn tượng, thú vị hút khách du lịch

Các đặc trưng loại hình kinh doanh homestay

Hình thức nhà nghỉ dành cho khách du lịch mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch tới địa phương có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng tìm hiểu văn hóa địa phương.

  • Dịch vụ homestay khách thuê phòng sẽ cùng ăn, cùng sinh hoạt, ngủ nghỉ với dân địa phương.
  • Đa phần phát triển tốt ở những nơi có địa lý phù hợp với du lịch khám phá, bản sắc văn hóa đặc trưng.
  • Quy mô nhỏ, thường là hộ gia đình và giá rẻ
  • Dịch vụ: khách du lịch tự phục vụ nhu cầu cá nhân từ ăn uống, sinh hoạt nhưng khá thoải mái, dễ chịu với giá tốt.

Mô hình nhà nghỉ homestay mới tiềm năng

Mô hình nhà nghỉ homestay mới tiềm năng

Xu hướng kinh doanh homestay

Tiềm năng kinh doanh homestay

- Tiềm năng du lịch văn hóa trong kinh doanh homestay

Loại hình kinh doanh Homestay ở Việt Nam hiện nay chỉ mới được biết đến thời gian gần đây khi mà bên cạnh trào lưu “tây balo” là sự nở rộ của xu hướng “ta balo” hay phượt với mong muốn có nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm cuộc sống nơi họ đặt chân đến khám phá. Vì thế những khách sạn, resort sang trọng không phù hợp với nhóm khách du lịch này và chỉ có mô hình xây homestay mới đáp ứng tốt vấn đề về chi phí cũng như mục đích du lịch khám phá và trải nghiệm của họ.

Hiện nay, có thể thấy các dự án xây dựng homestay và đã tồn tại trong thực tế xuất hiện ở rất nhiều nơi từ thành thị tới các khu miền tây, miền núi có văn hóa đặc trưng. Bạn hoàn toàn nhận thấy sự sôi động của loại hình kinh doanh homestay rẻ đẹp như:

Kinh doanh homestay ở Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, tphcm (Sài Gòn), Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Ninh Bình, Phú Quốc nơi đô thị có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. cho đến các khu vực miền núi với văn hóa và con người khác biệt đều có sự tham gia của mô hình kinh doanh homestay như ở Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sapa,...

Có thể thấy xây dựng kinh doanh homestay rất có tiềm năng nhờ vào văn hóa và con người Việt ở nhiều vùng miền, tỉnh thành trên cả nước.

- Tiềm năng homestay từ đầu tư

Theo các tư vấn bất động sản từ các chuyên gia thì mô hình kinh doanh homestay có điều kiện phát triển bởi nhu cầu lớn mà trong khi đó bất động sản dùng cho mô hình này không nhiều nên dễ khan hiếm vào mùa cao điểm. Loại hình này không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao so với các loại hình nhà nghỉ , khách sạn cao cấp cùng khu vực…

Vì vậy, kinh doanh homestay đang lại trở thành mảng tiềm năng của những người ít vốn, dân địa phương và thậm chí cả sinh viên thu lời.

Tiềm năng đầu tư kinh doanh dự án nhà nghỉ homestay

Tiềm năng đầu tư kinh doanh dự án nhà nghỉ homestay

- Thu nhập ổn định từ homestay

Lợi nhuận kinh doanh homestay trung bình cho một phòng đơn hoặc một giường thường từ 100.000 cho đến 300.000/ngày đối với mùa thấp điểm, mùa cao điểm có thể giá từ 250.000 cho đến khoảng 600.000/ngày  phụ thuộc vào vị trí và các tiện ích.

Vì thế, tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/ giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.

Mời bạn đọc tham khảo thêm loại hình kinh doanh tại ancu.me:  officetel cho thuê

Homestay dốc tình với không gian Đà Lạt thu nhỏ ấn tượng

Homestay dốc tình với không gian Đà Lạt thu nhỏ ấn tượng

Rủi ro khi kinh doanh homestay

Tiềm năng lợi nhuận, sinh lời tốt không có nghĩa là không có các trường hợp kinh doanh homestay thất bại. Dưới đây là một số cảnh báo về rủi ro kinh doanh homestay cần nhớ trước khi khởi nghiệp hay đang kinh doanh.

- Xây dựng mô hình homestay thiếu độc đáo: nếu không có được các thiết kế thú vị, đậm văn hóa địa phương hay sức hút thì việc bạn có thể giữ chân hay tìm kiếm khách hàng là vô cùng khó. Những homestay container, homestay dưới lòng đất hay homestay fairy house mang mô hình của thế giới cổ tích thần tiên… mới có thể giúp hút khách hàng và kinh doanh lâu dài.

- Lựa chọn các thiết kế xây homestay không phù hợp với đối tượng và khách hàng hướng tới. Lỗi này giống như xây nhà không phù hợp với đối tượng người dùng thì đương nhiên sẽ khó khiến họ hài lòng. Vì thế phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai để xây dựng mô hình homestay theo nhóm khách lẻ, tình nhân… Nếu không nắm được yếu tố này thì kinh doanh homestay thất bại là dễ hiểu.

- Vốn đầu tư dài hạn: Đây là đặc trưng về chi phí vốn kinh doanh homestay cần xác định rõ nếu không dễ bỏ giữa chừng vì không đủ vốn xây dựng và duy trì sửa sang, thay đổi tạo sự mới lạ, đẹp cho khách lưu trú.

- Luôn phải có chiến được kinh doanh linh động: Kinh doanh homestay có chiến lược cần phải linh hoạt theo mùa… để có các chương trình giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ đi lại… nếu không sẽ rất khó có thể thu hút khách lâu dài.

Quy định thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ homestay

Quy định thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ homestay

Quy định kinh doanh homestay

Homestay tuy là loại hình kinh doanh mới nhưng vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật. Cụ thể luật kinh doanh homestay sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay và có giấy phép đầy đủ. Vậy kinh doanh homestay cần giấy phép gì? Mời các bạn cũng xem các thủ tục khi muốn kinh doanh mô hình này.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay

Điều 64 Luật Du lịch năm 2005 quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch, theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Phải có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
  • Phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

Cụ thể các tiêu chí để xin giấy phép kinh doanh homestay bao gồm

  • Diện tích phòng: đảm bảo tối thiểu: 8m2/ phòng đơn; 10m2/ phòng đôi; 3m2/ phòng tắm;….
  • Thiết bị tiện nghi cơ bản, an toàn: giường nệm, đèn, quạt/ điều hòa, chốt phòng, đồ chăm sóc cá nhân.
  • Có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự
  • Có bảng niêm yết giá công khai tất cả các dịch vụ (bao gồm dịch vụ đi kèm)

Như vậy, để có thẻ đăng ký kinh doanh homestay thì chủ đầu tư dự án sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện về diện tích, thiết bị, có giấy chứng nhận an toàn PCCC và An ninh trật tự và bảng giá niêm yết công khai tất cả các dịch vụ.

Cách đăng ký kinh doanh homestay

- Xin giấy phép đăng ký kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay thường là mô hình nhà nghỉ tại gia nên việc bạn đăng ký kinh doanh nên đăng ký hình thức kinh doanh hộ cá thể và nhớ kê khai tài sản cố định là nhà, căn hộ sử dụng kinh doanh, chứng minh chủ sở hữu. Cách đăng ký làm homestay như sau:

* Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký cấp pháp kinh doanh Homestay với nội dung cần ghi rõ theo mẫu:

  • Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
  • Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
  • Kê khai số vốn bỏ ra.
  • Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.

- CMND của người thành lập hộ kinh doanh (sao công chứng CMND).

* Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có bất động sản kinh doanh và chờ đợi cấp phép chậm nhất là sau 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơn hoàn tất và bạn đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Lưu ý, khi đến nhận giấy phép kinh doanh homestay cần phải có chứng minh nhân dân và giấy biên nhận hồ sơ được giao khi phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ của bạn. Hồ sơ khi hoàn tất được gửi về chi cục thuế để chủ hộ kinh doanh hoàn tất thủ tục thuế với nhà nước.

- Thủ tục xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Để có thể hoạt động homestay sẽ cần có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy, chủ hộ kinh doanh homestay sẽ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản thông báo về: Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
  • Văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phương án chữa cháy.

Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.

- Thủ tục xin cấp chứng nhận an ninh trật tự

Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì đối với kinh doanh dịch vụ homestay sẽ phải có chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Đối với kinh doanh hộ gia đình: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này). Nếu là chi nhánh doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động;
  • Đối với các tổ chức sự nghiệp có thu phải có bản sao đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản khai lý lịch của: Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Lưu ý: Bản khai lý lịch yêu cầu có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).

Thời gian thực hiện thủ tục: tối đa 7 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

- Thủ tục đăng ký xếp thứ hạng homestay

Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, an ninh trật thự thì để có thể đưa homestay đi vào hoạt động thì cơ sở kinh doanh cần có: xếp hàng sơ sở lưu trú du lịch. Đây là loại chứng nhận giúp tăng độ chuyên nghiệp, tin tưởng và có giá trị về quảng bá. Hồ sơ đăng ký xếp thứ hạng homestay gồm có:

  • Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
  • Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
  • Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng kí KD.
  • Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
  • Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

- Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay

Hoàn thiện đăng ký kinh doanh, các loại giấy chứng nhận xếp hạng, PCCC, An ninh trật tự thì bước cuối cùng để có thể đưa cơ sở lưu trú vào hoạt động kinh doanh đúng pháp luật đó là chủ cơ sở kinh doanh phải làm: Văn bản thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho công an khu vực và công an quận trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động và xin xác nhận của các cơ quan này lên giấy thông báo. Trường hợp cơ sở kinh doanh homestay không có giấy thông báo này thị có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, có trường hợp nếu cho người nước ngoài thuê dài hạn thì thủ tục kinh doanh chỉ cần có: Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy PCCC, không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nhưng sẽ cần phải có hợp đồng thuê nhà ký với người nước ngoài.

Quy định kinh doanh homestay tương đối đầy đủ và giống với kinh doanh các cơ sở lưu trú khác và bạn có thể tham khảo để đảm bảo kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần lưu ý khi kinh doanh homestay đó là vấn đề khai báo tạm trú tạm vắng cho khách lưu trú cho các khách du lịch đến đặt phòng tại homestay của bạn.

Thủ tục khai báo đó là đến công an phường hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng trực tiếp hoặc có thể thực hiện hình thức khai báo trực tuyến để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, đảm quản lý an ninh trật tự khu vực.

Kinh doanh homestay có phải đóng thuế?

Kinh doanh homestay theo quy định của pháp phải đăng ký kinh doanh và có đăng ký với cơ quan thuế. Như vậy chắc chắn việc kinh doanh này sẽ phải đóng thuế.

Theo quy định trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải ra cơ quan thuế để kê khai, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập theo pháp luật về quản lý thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp tùy theo hình thức bạn lựa chọn khi đăng ký kinh doanh.

Chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh homestay

Chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh homestay

Kinh nghiệm xây dựng mở homestay và lưu ý

Để kinh doanh homestay sẽ cần có rất nhiều những chuẩn bị trong đó một trong những bước quan trọng đó là lên kế hoạch xây dựng dự án homestay từ thiết kế, bản vẽ tới xác định kinh phí đầu tư. Dưới đây là là những lưu ý khi xây dựng mở homestay.

Để mở một homestay phục vụ nhu cầu của khách hàng du lịch thì bạn cần chuẩn bị một số vốn. Vấn đề chi phí xây dựng homestay hay kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền sẽ tùy theo quy mô, đối tượng và phân khúc khách hàng mà bạn hướng tới

Phương án xây dựng homestay trên chính nhà của mình

Bạn có thể sắp xếp lại nhà gọn gàng, tạo không gian thoải mái cho khách thuê phòng. Tùy theo diện tích và mục tiêu dành cho đối tượng khách lưu trú là đơn lẻ, đôi, nhóm… để trang bị đồ đạc cần thiết, phù hợp.

Đâu là cách đầu tư chi phí xây homestay giá rẻ bằng các tận dụng nhà ở của mình để giảm chi phí thuê mặt bằng. Thường chi phí kinh doanh, đầu tư xây dựng homestay loại hình này giai đoạn đầu cho cơ sở vật chất khoảng từ 50 - 70 triệu đồng tùy theo mong muốn để giúp cải tại, trang trí không gian đẹp hơn. Ngoài ra nếu muốn tăng sức hấp dẫn có thể chi thêm 20 - 30 triệu đồng để trang trí lại nhà cửa. Như vậy chi phí xây homestay tại nhà có thể dao động từ 70 - 100 triệu tùy sức đầu tư.

Phương án xây homestay ở đất, nhà thuê

Nhiều người lựa chọn hình thức xây mới homestay trên đất nông nghiệp để có vị trí đẹp hoặc chọn hình thức thuê nhà để cải tạo lại. Cách làm nhà homestay với hình thức này sẽ cần đảm bảo chi phí vốn cho tiền thuê hàng tháng và thường phải đóng tiền cọc với giá trị lớn nên vốn kinh doanh homestay sẽ đội lên cao hơn. Chi nên làm dịch vụ homestay bằng hình thức thuê nhà cần phải tính toán một năm bạn mất bao nhiêu tiền thuê nhà và cân đối dự toán nguồn thu xem ổn không và tất nhiên không thể bỏ qua việc chọn địa điểm, có những dự trù về rủi ro khi kinh doanh.

Nếu mục đích kinh doanh homestay lâu dài và đã tính toán về tài chính, có phương án kế hoạch kinh doanh tốt thì có thể thuê nhà 3 - 5 năm để tạo sự ổn định, thỏa thuận giảm chi phí tiền thuê.

Vì vậy để làm homestay hiệu quả nếu có thể tận dụng được không gian nhà ở hiện tại của mình, vị trí đẹp thì bạn hoàn toàn nên chọn cách này để giảm chi phí thuê nhà, đầu tư kinh doanh.

Homestay đẹp giúp chiến lượt kinh doanh hút khách, sinh lời lâu dài

Homestay đẹp giúp chiến lượt kinh doanh hút khách, sinh lời lâu dài

Phương án mua đất xây homestay kinh doanh

Đây cũng là cách khởi nghiệp kinh doanh homestay nhưng dành cho những người có vốn lớn và có chiến lược về vị trí, truyền thông, chính sách kinh doanh tốt. Mua đất và xây dựng một căn hộ riêng biệt phục vụ cho mô hình homestay để tạo không gian thoải mái nên đầu từ từ 80 - 100m2. Tất nhiên, khi xây mới cần phải có thiết kế đầy đủ, đảm bảo tính độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách tốt, lâu dài. Với cách kinh doanh này sẽ cần vốn để mua đất, xây nhà và trang bị thêm đồ dùng cần thiết như tivi, tủ lạnh, bếp gia dụng, máy giặt, chăn màn… tiêu chuẩn giúp tăng giá trị cho thuê hơn.

Ngoài các chi phí về đầu tư mua đồ dùng, hay sơn sửa thì có một khoản chi phí bạn cần phải tính đến đó là thiết kế bởi bạn khó lòng mà có được các tính toán về thiết kế có sức hút, và rất ít người có thể tự mình thiết kế.

Nhìn chung, phụ thuộc vào mô hình đầu tư xây dựng dự án homestay là gì mà bạn ngoài các chi phí thiết kế, trang thiết bị cơ sở vật chất ban đầu, đồ trang trí bạn sẽ cần phải quan tâm tới giá mua đất, thuê nhà (nếu có) cùng với chi phí thuê nhân viên, truyền thông quảng cáo.

Vậy kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn, kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn đầu tư? hiện nay thật khó để có con số chính xác bởi nó còn phụ thuộc và kế hoạch kinh doanh homestay của mỗi người. Nhưng ít nhất phải chuẩn bị số vốn từ 100 triệu đồng trở lên.

Học bí quyết thành công kinh doanh homestay

Học bí quyết thành công kinh doanh homestay

Kinh nghiệm quản lý, chiến lược cho thuê homestay

Để kinh doanh homestay thành công thì ngoài việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo theo các thiết kế tạo nên sự khác biệt thì sẽ cần phải có các kinh nghiệm làm homestay, chiến lược kế hoạch kinh doanh homestay phù hợp.

Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc chủ đầu dư có bản kế hoạch chi tiết, bí quyết kinh doanh, hướng dẫn thực sự sáng tạo hay không. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm du lịch homestay bạn nên biết.

Xác định, lựa chọn phân khúc khách hàng tiềm năng

khách hàng là nền tảng của thành công trong kinh doanh nhưng có quá nhiều khách hàng và nhu cầu khác nhau. Chính vì thế mà người kinh doanh sẽ phải xác định đối tượng khách hàng tiềm năng dựa vào tuổi tác, tính cách, thu nhập và nhu cầu trước khi quyết định làm nhà homestay ở đầu, cách trang trí, xây dựng phòng đơn, đôi hay tập thể… Thường làm nhà nghỉ homestay nên hướng đến đối tượng là người trẻ thường xuyên du lịch, cá tính, yêu thích sự khác biệt…

Lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay

Địa điểm,vị tri là yếu tố quan trọng để bạn có được sự thành công trong kinh doanh homestay hay không. Không gian nổi bật để xây dựng homestay tốt sẽ hút khách hơn so với các vị trí không có lợi thế về tầm nhìn, khung cảnh , thoáng mát. Khách hàng của homestay đa phần là trẻ tuổi, không quá cầu kỳ về tiện nghi nhưng chắc chắn sẽ cần nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh, check in sống ảo ở nơi họ đến và sẽ cần sự khác lạ...

Vì thế, xây dựng homestay có vị trí giao thông đi lại thuận tiện và khung cảnh đẹp độc luôn là lợi thế để hút khác, tăng khả năng thành công của dự án.

Xem trọng thiết kế và trang trí

Không gian bên trong homestay chính là yếu tố có thể hấp dẫn du khách dừng chân ở đây lâu, quay trở lại hay giới thiệu cho ai đó. Vì thế phụ thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng hướng đến mà sẽ cần có phong cách thiết kế và trang trí phù hợp với thị hiếu của họ. Ưu tiên những thiết kế sáng tạo, độc nhất và tất nhiên vẫn mang lại sự thuận tiện trong sinh hoạt của khách.

Bí quyết kinh doanh homestay trong thiết kế nên chia thành nhiều phòng nó sẽ giúp đáp ứng được nhiều nhóm đối tượng khách hàng từ đơn lẻ, đôi, nhóm và tận dụng được không gian hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Thiết kế, trang trí điểm nhấn quan trọng hút khách của kinh doanh homestay

Thiết kế, trang trí điểm nhấn quan trọng hút khách của kinh doanh homestay

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất

Người lưu trú tại homestay sẽ phải tự mình phục vụ sinh hoạt vì thế nếu chủ nhà có thể đầu tư giúp sinh hoạt tiện hơn thì đây cũng là yếu tố tăng sự hài lòng cho khách. Đặc biệt hãy quan tâm tới bếp ăn tạo được không gian ấm cúng, thân thiện, thoải mái hơn khi ở đây.

Đầu tư nhân viên phục vụ

Ngoài việc tự phục vụ thì bạn có thể đầu tư kinh doanh homestay để tăng sức hút đó là có nhân viên phục vụ dọn và cũng có thể giúp hướng dẫn khách làm quen, chỉ dẫn du lịch cho khách nhằm thể hiện trách nhiệm, tăng sự tín nhiệm của du khách khi ở đây.

Không bỏ qua khâu truyền thông Homestay

Thời đại công nghệ 4.0 giúp mở ra nhiều cơ hội cho người kinh doanh. Vì thế chẳng có lý do gì bạn bỏ qua kênh quảng cáo hiệu quả này. Quảng bá rộng nhiều người biết đến thì có nghĩa cơ hội homestay của bạn luôn đón được nhiều khách là hoàn toàn khả quan hơn so với việc bạn có thiết kế đẹp, đầu tư tốt nhưng không có ai biết đến.

Xây dựng chiến lược kinh doanh với các ưu đãi cho khách hàng phù hợp

Bản kế hoạch kinh doanh homestay không thể thiếu các chiến lược linh hoạt về giá, ưu đãi đặc biệt ở các mùa vắng khách hay dành cho khách đi nhóm đông người. Chăm sóc khách hàng tốt bạn sẽ có được những nguồn khách dồi dào hơn bởi khách du lịch homestay cũng là kênh truyền thông vô cùng tốt, uy tín cho bạn.

Phá bỏ rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp

Giao tiếp đôi khi là vấn đề đối với người kinh doanh và khách du lịch nước ngoài. Vì thế, nếu có thể phá bỏ rào cản giao tiếp bạn sẽ có được dịch vụ homestay tối ưu hóa.

Tối ưu quy trình đặt phòng

Đặc trưng của khách hàng homestay đó là đi du lịch bụi và thường đặt phòng không quá xa, bởi họ đi và dễ thay đổi lịch trình gặp điều gì đó hấp dẫn, đáng để trải nghiệm. Vì thế nếu có thể linh động trong quy trình đặt phòng nó sẽ giúp homestay của bạn trở nên hấp dẫn và lựa chọn đầu tiện của du khách.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm làm homestay giúp bạn biết được kinh doanh homestay cần những gì để không thất bại và sinh lợi nhuận tốt, nắm bắt tốt dịch vụ kinh doanh mới này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được chiến lược kinh doanh homestay hoàn hảo dưới góc nhìn tiềm năng, rủi ro và cả những kinh nghiệm quý giá.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết:  Cách dân sale pro tìm, tiếp cận khách hàng bất động sản tiềm năng tại ancu.me có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Tin nổi bật
Tin mới nhất