menu

Giao khoán đất là gì? Hồ sơ, mẫu hợp đồng giao khoán theo quy định

11:19 - 24/11/2018
Giao khoán đất là gì, mẫu hồ sơ, hợp đồng giao khoán đất nông, lâm nghiệp, lâm trường, rừng phòng hộ, công ích, quy định thu hồi.

Giao khoán đất là một trong những chính sách về đất đai nhằm mục tiêu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất và mặt nước, sử dụng tót nguồn vốn, lao động của bên nhậm khoán, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên nhận khoán khi sử dụng đất, góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Vậy giao khoán đất là gì và các quy định về giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp... như thế nào. Ancu.me sẽ giúp bạn tìm hiểu về chính sách pháp luật trong hoạt động giao khoán đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp giúp người có nhu cầu sử dụng đất nắm rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi quyết định nhận và thực hiện việc sử dụng đất giao khoán hiệu quả nhất.

Quy định giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Quy định giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Giao khoán đất là gì?

Thế nào là giao khoán đất? Theo quy định của pháp luật đất đai, dân sự hiện hành thì không có khái niệm cụ thể về giao khoán mà chỉ các quy định tại Khoản 7 điều 3 Luật Đất đai 2013 về đất đai thì Nhà nước là chủ thể có quyền giao quyền sử dụng đất thông qua việc ban hành quyết định giao đất thực hiện việc trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Đồng thời, việc giao khoán đất cũng được điều chỉnh cụ thể và chi tiết tại nghị định số 135/2005/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Và các quy định tại thông tư 102/2006/TT-BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP và có thể hiểu khái niệm giao khoán đất như sau:

Giao khoán đất là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong các hoạt động quản lý, sử dụng, sản xuất, bảo vệ giữa bên giao khoán và bên nhận khoán có thời hạn theo hợp đồng giao khoán đất.

Quy định giao khoán đất có 2 hành vi đó là giao đất và khoán đất với chủ thể, đối tượng, loại đất, thời gian. Hoạt động giao hoặc khoán đất này tạo ra những quy chế khác biệt cho các chủ thể tham gia quan hệ.

Phân biệt giao đất và giao khoán đất là gì

Phân biệt giao đất và giao khoán đất là gì

Phân biệt giao đất và giao khoán đất

Giao đất

  • Chủ thể giao đất: Nhà nước trực tiếp giao đất cho các chủ thể.
  • Đối tượng được giao đất: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình
  • Loại đất được giao: Tất cả các loại đất theo nhu cầu người sử dụng đất.
  • Thời hạn giao đất: Tùy theo từng đối tượng sử dụng, loại đất mà thời gian có thể là 50 năm, 70 năm…
  • Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ giao đất: Nhà nước giao đất thì bên nhận đất có quyền sử dụng đất, có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất đó theo nhu cầu của mình và có quyền chuyển quyền sử dụng đất cho người khác.

Giao khoán đất

  • Chủ thể giao khoán đất: Tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý rừng đặc dụng, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao đất cho các đối tượng.
  • Đối tượng nhận giao khoán đất: Cá nhân, hộ gia đình
  • Loại đất giao khoán: Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.
  • Thời hạn giao khoán: Không quy định thời gian cụ thể nhưng phải phù hợp với thời gian giao đất.
  • Quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong quan hệ giao khoán: bên nhận khoán có nghĩa vụ thực hiện công việc cho bên giao khoán, đảm bảo hiệu quả công việc, phù hợp với mục đích, nội dung của thỏa thuận giao khoán.

Các quy định về giao khoán đất nông nghiệp

Giao khoán đất sẽ có mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ giao khoán và nhận khoán, các loại đất và rừng giao khoán, hình thức giao khoán, hợp đồng và nghĩa vụ của các bên, hồ sơ giao khoán áp dụng đối với từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất tốt nhất. Bởi vây, quy định giao khoán đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất giao khoán, thời hạn giao đất như sau:

Quy định về giao khoán đất nông nghiệp

Quy định về giao khoán đất nông nghiệp

Đất được giao khoán là đất trồng cây lâu năm

Việc giao khoán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm theo quy định tại đây sẽ phải gắn với điều hành sản xuất của bên giao khoán và người nhận giao khoán có nghĩa vụ thực hiện theo các quy trình, kế hoạch của bên giao theo quy định tại Điều 12 Nghị định 135/2005/NĐ-CP cụ thể như sau:

Trường hợp giao khoán đất đã có diện tích cây lâu năm

Bên giao khoán sẽ có định mức kinh tế, kỹ thuật và thực trạng của vườn cây để làm hợp đồng giao khoán đất gắn với cây vườn đã sinh trưởng ổn định theo chu kỳ.

Hợp đồng giao khoán đất nông nghiệp đã có cây lâu năm bao gồm các nội dung chính sau:

- Diện tích đất giao khoán đã có cây lâu năm

- Nhiệm vụ sản xuất của bên nhận giao khoán

- Giá trị còn lại của vườn cây và thời gian sản xuất của vườn trên diện tích đất đã giao khoán

- Tổng chi phí cho việc sản xuất/chu kỳ kinh doanh/ha

- Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên 1 ha cho chu kỳ kinh doanh

- Chi phí sản xuất, sản phẩm thanh toán hàng năm/ha

- Sản phẩm thanh toán hàng năm trên một ha cho bên giao khoán;

- Tổng khoản chi phí đầu tư do bên giao khoán và nhận giao khoán đảm nhận;

- Các giải pháp tổ chức thực hiện

Phương thức thanh toán sản phẩm và phân phối thu nhập sau khi trừ chi phí. Quyền lợi khi vượt khoán và trách nhiệm khi không đạt mức khoán

Những thông tin này cần phải được thỏa thuận kỹ lưỡng trong hợp đồng giao khoán đất đã có cây lâu năm để tránh phát sinh các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn từ trách nhiệm tới quyền lợi của các bên giao và nhận khoán.

Trrường hợp đất được giao khoán là đất để trồng cây lâu năm

Đây là hình thức giao khoán mà đối tượng giao khoán đất sẽ bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh và điều này sẽ căn cứ và yêu cầu kỹ thuật của từng loại cây trồng, trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật và suất đầu tư mà bên giao khoán áp dụng. Trong đó có 2 hình thức đó là:

  • Hình thức giao khoán đất cả thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây và thời kỳ kinh doanh cho bên nhận khoán;
  • Hình thức giao khoán đất theo thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản xuất kinh doanh vườn cây.

Căn cứ và điều kiện cụ thể mà bên giao khoán và nhận giao khoán có thể thỏa thuận các hình thức khoán đất như:

  • Trường hợp 1: Bên giao khoán đầu tư 100% vốn, thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất… và bên nhận giao khoán thực hiện toàn bộ công việc chăm sóc theo quy trình đến hết giai đoạn kiến thiết xây dựng cơ bản và nhận tiền công theo khối lượng công việc thực hiện được. Sau đó bên giao khoán có quyền khoán vườn cây cho người đã nhận khoán giai đoạn kiến thiết hoạch cho một đốt tương khác.
  • Trường hợp 2: Bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư vốn. Bên giao khoán thực hiện thiết kế, cung cấp giống, chỉ đạo kỹ thuật. Bên nhận khoán thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Sau khi kết thúc thời kỳ kiến thiết thì 2 bên nghiệm thu và đánh giá giá trị vườn cây để chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh. Và phân chia giá trị vườn cây cho các bên dựa vào vốn góp và công sức. Đối với các hình thức giao khoán đất trồng cây hàng năm thì sẽ theo sự thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá 30 năm.

Trường hợp đất được giao khoán là đất trồng cây hàng năm

Việc thực hiện các quy trình giao khoán đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm sẽ tuân theo các quy định tại điều 13 nghị định 135/2005/NĐ-CP. trong đó đất trồng cây hàng năm sẽ bao gồm các loại:  đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lương thực, cây thực phẩm, đất đồng cỏ và thời hạn giao khoán tự thỏa thuận của các bên nhưng không quá 20 năm.

Ngoài ra, còn có hình thức giao khoán đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản như:

  • Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước:
  • Đất có mặt nước, không do vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước sẽ thực hiện giao khoán theo đấu thầu cá nhân và hộ gia đình theo hợp đồng.

Quy định về giao khoán đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp giao khoán sẽ bao gồm đất rừng sản xuất và đất mặt nước hồ trong nông trường, lâm trường quốc doanh. Mỗi hình thức giao khoán đất sẽ có quy chế riêng được quy định chi tiết tại điều 15, 16 Nghị Định 135/2005/NĐ-CP.

Quy định về giao khoán đất lâm nghiệp

Quy định về giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất, đất thuộc đất nông trường, lâm trường quốc doanh sẽ được giao khoán theo quy định sau:

Giao khoán rừng sản xuất là rừng tự nhiên

  • Đối với hình thực hiện giao khoán đất rừng tự nhiên thì bên nhận khoán để chủ động đầu tư vốn, lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh nông, lâm kết hợp. Trong khi đó bên giao khoán sẽ phải xây dựng các phương án điều chỉnh rừng nhằm quản lý, bảo vệ, chăm sóc, khai thác rừng theo nguyên tắc bền vững.
  • Việc giao khoán đất rừng sẽ phải có hợp đồng giao khoán đất rừng với các nội dung thỏa thuận phải có đầy đủ: diện tích đất, thực trạng chất lượng rừng, vị trí, ranh giới diện tích, tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm chính khi khai thác...,. Bên nhận giao khoán đất rừng được tận thu lâm sản.
  • Thời gian giao khoán đất rừng tự nhiên không quá 50 năm

Giao khoán rừng sản xuất là rừng trồng

  • Đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã xong thì bên nhận giao khoán sẽ đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và tổ chức phối kết hợp sản xuất nông và lâm nghiệp.
  • Đồng thời hình thức giao khoán rừng sản xuất là rừng trồng cũng được đảm bảo bằng hợp đồng giao khoán trong đó có thỏa thuận cụ thể về diện tích, tuổi rừng, trữ lượng, chất lượng, yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, phân chia giá trị sản phẩm khi khai thác....
  • Thời gian giao khoán đất rừng trồng không quá 50 năm

Giao khoán đất trồng rừng sản xuất

  • Là hình thức giao khoán đất nhằm xây dựng dự án trồng rừng theo các mô hình:
  • Bên giao khoán đầu tư 100% vốn, chỉ đạo kỹ thuật, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng và bên nhận khoán nhận thực hiện công việc từ trồng, chăm sóc, bảo vệ từ khi trồng đến hết chu kỳ kinh doanh. Khi khai thác, bên nhận khoán thanh toán bằng sản phẩm gỗ thu hoạch cho bên giao khoán tương ứng giá trị đã nhận đầu tư (tính cả vốn + lãi suất) theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng khoán;
  • Bên giao khoán đầu tư vốn; thiết kế; cung cấp cây giống, phân bón; chỉ đạo kỹ thuật; hỗ trợ công tác bảo vệ rừng cho bên nhận khoán trồng, chăm sóc trong một số năm đầu và bên nhận giao khoán sẽ tự bỏ vốn để chăm sóc và bảo vệ đến khi kinh doanh. Khi khai thác gỗ bên nhận khoán được hưởng tỉ lệ sản phẩm tương ứng với vốn và công sức bỏ ra theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;
  • Bên giao khoán chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp cây giống, tư vấn kỹ thuật, dịch vụ phân bón; chỉ đạo thi công, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng trong cả quá trình thực hiện hợp đồng. Bên nhận khoán tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ;

Các hình thức này ngoài việc tuân theo các thỏa thuận thì bên nhận giao khoán có quyền:

  • Trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng khi rừng chưa khép tán, được sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp dưới tán rừng, rìa rừng với điều kiện không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sinh trường rừng.
  • Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và theo hướng dẫn của bên giao khoán theo hợp đồng đã ký.
  • Thời gian khoán đất rừng sản xuất tối đa không quá 50 năm.

Đối với việc giao khoán đất khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ- CP.

Các hình thức giao khoán đất rừng sản xuất

Các hình thức giao khoán đất rừng sản xuất

Giao khoán đất rừng phòng hộ, đặc dụng

Đối với đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì Ban quản lý có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng sẽ giao khoán sẽ chỉ được giao khoán cho các đối tượng là:

  • Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình có người đang làm việc cho bên giao khoán hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn
  • Hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn (ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang cư trú trên địa bàn có nhu cầu nhận giao khoán đất) tránh tình trạng tạo đất khai hoang trái phép làm ảnh hưởng đến chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng..

Mẫu hợp đồng giao khoán đất

Theo quy định thì việc giao đất, giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng lâm nghiệp tại các nông trường, lâm trường đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng với đầy đủ các nội dung từ diện tích, loại đất, cách thức thực hiện, phân chia sản lượng…

Vì vậy, sẽ cầm mẫu hợp đồng giao khoán đất cụ thể nhằm giúp các bên hình dung được việc giao khoán gồm những gì và đặc biệt đảm bảo hoạt động giao đất có căn cứ rõ ràng, tránh mâu thuẫn dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng phải thu hồi đất giao khoán.

Ancu.me chia sẻ với các bạn một số mẫu hợp đồng giao khoán đất chi tiết tiết giúp các bên giao và bên nhận khoán có thể có được những thỏa thuận chi tiết nhất.

Mẫu hợp đồng giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng lâm nghiệp

Tải tại đây

Mẫu hợp đồng giao khoán đất công ích

Mẫu hợp đồng giao khoán đất công ích thực chất đất công ích không được điều chỉnh trong quy chế pháp lý về việc giao khoán đất mà chỉ được xem là hình thức cho thuê đất công ích.

Nếu bạn đang muốn sử dụng đất công ích thì có thể tham khảo mẫu hợp đồng cho thuê đất công ích tại đây.

Thu hồi đất giao khoán nông nghiệp, lâm nghiệp

Thu hồi đất giao khoán nông nghiệp, lâm nghiệp

Thu hồi đất giao khoán

Đất giao khoán là loại đất mà bên giao khoán là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất và có quyền thu hồi theo quy định của Luật Đất đai.

Nghị định 135/2005 cũng chỉ rõ nghĩa vụ của người được nhận giao khoán đất đó là phải trả lại đất khoán khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi. Bên cạnh đó quyền lợi của người khi bị thu hồi đất giao khoán đó là được bồi thường, hỗ trợ theo Nghị định số 197 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Trong đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất giao khoán sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp…của các nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước của Hộ gia đình, cá nhân thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định sau:

  • Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán là cán bộ công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Mức hỗ trợ bằng tiền cao nhất bằng giá đất bồi thường diện tích đất thực tế thu hồi nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương; UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không thuộc đối tượng tạ trên, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
  • Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ những thông tin, chính sách quy định của pháp luật về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng chi tiết hi vọng sẽ giúp các chủ thể sắp, đang và đã giao khoán, nhận giao khoán hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình đảm bảo tốt mục đích của giao đất và lợi ích của mình.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Mẫu hợp đồng thuê, mượn đất nông nghiệp, làm nhà xưởng mới nhất

Tin nổi bật
Tin mới nhất