Kinh nghiệm mở mô hình hostel: Đăng ký kinh doanh, cách đầu tư
Hostel là gì?
Khái niệm hostel là gì?
Hostel là một loại hình nhà nghỉ du lịch có mức giá rẻ, rất rẻ và phù hợp với các đối tượng khách du lịch bụi, nhóm bạn trẻ thích trải nghiệm và ưu tiên mức giá thấp, tiết kiệm chi phí.
Nhà nghỉ du lịch là gì? Khái niệm nhà nghỉ du lịch được hiểu là mô hình lưu trú dành cho khách du lịch có nhu cầu lưu trú tiết kiệm chi phí tối đa. Khái niệm hostel này ở các nước phương Tây và hiện nay đã bắt đầu ở các điểm du lịch địa phương, có các vùng núi thiên niên đẹp, hút người tham quan khám phá, không mang tính nghỉ dưỡng.
Nhìn chung, hostel là từ dùng để chỉ một loại hình lưu trú dành cho dân đi du lịch bụi và thường được hiểu là dạng khách sạn giá rẻ chứ không phải dạng khách sạn “Hotel” cao cấp. Loại hình lưu trú này sẽ bao gồm nhiều phòng và trong phòng có nhiều giường tầng (dạng như dorm - ký túc xá) để có thể chứa được nhiều khách đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ, ăn, tắm rửa thông thường.
Mô hình nhà nghỉ du lịch hostel giá rẻ hút khách
Đặc trưng của nhà nghỉ du lịch Hostel
- Là loại dịch vụ nhà nghỉ có mức giá cực rẻ, thích hợp cho những người yêu thích du lịch phượt trải nghiệm, tiết kiệm chi phí.
- Hệ thống giường ngủ là giường tầng giống kiểu phòng ký túc xá sinh viên, mỗi phòng có khoảng 4 đến 10 giường tầng.
- Khách ở Hostel đa phần cởi mở về vấn đề sinh hoạt và không yêu cầu quá cao về dịch vụ. Và các dịch vụ đều sử dụng chung với nhau từ phòng tắm tới nấu ăn hay các trang thiết bị khác nhưng đều đáp ứng đủ tiện nghi và sạch sẽ.
- Thường một phòng có thể có cả nam và nữ ở cùng nhưng có giường và rèm, khung che riêng tạo thành các phòng nhỏ. Ở Việt Nam có thể được chia thành các phòng có phân biệt cho nam nữ hoặc tách thành phòng cho các cặp đôi.
Hiện nay, các dịch vụ nhà nghỉ hostel tại Việt Nam thường có đặc điểm là hình thành từ các hộ gia đình ở trong các căn phòng và nhận được sự đón tiếp từ chính chủ nhà và sẵn sàng giúp khách tìm hiểu văn hóa, danh lam thắng cảnh, tham gia trải nghiệm ở địa phương.
Hostel - Một hình thức nhà nghỉ du lịch mang lại không gian lưu trú tiện nghi và rẻ tiền
Phân biệt các loại hình lưu trú với Hostel
Hiện nay, có rất nhiều loại hình lưu trú từ cao cấp tới bình dân giá rẻ như: Hometel, Motel, Hostel, Bungalow, Homestay, Condotel… Vậy mô hình hostel có gì khác biệt so với các loại hình lưu trú khác. Thực chất các loại hình lưu trú trên đều là dạng nhà nghỉ du lịch nhưng có sự khác biệt trong kiến trúc, dịch vụ cung cấp, trải nghiệm… và giúp cho du khách có thể lựa chọn từng loại hình phù hợp với nhu cầu.
Dưới đây là những phân biệt các mô hình nhà nghỉ du lịch so với hostel giúp hiểu rõ về điều kiện tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ du lịch cũng như có tính toán cho khách trong việc chọn thuê nhà nghỉ du lịch loại nào.
Phân biệt hostel và hotel
Hostel là nhà nghỉ du lịch giá rẻ thì hotel là khái niệm chỉ khách sạn, những công trình lưu trú sở hữu các công trình kiên cố nhiều tầng, nhiều phòng từ vài chục tới trăm hoặc quy mô nghìn phòng, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi và riêng biệt tùy theo phòng Executive, Twin, Dorm, Triple… và được phân cấp từ 1 sao đến 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế… để du khách có thể lựa chọn phụ thuộc và nhu cầu nghỉ dưỡng. Nhưng thường mô hình hotel sẽ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng nhiều hơn là trải nghiệm nên sẽ cần có tiện nghi tốt.
Phân biệt hostel và homestay
Homestay cũng là loại hình lưu trú của khách du lịch nhưng thiên về du lịch xanh dành cho khách thích khám phá và trải nghiệm văn hóa nơi họ đặt chân tới một cách chân thực, cùng ăn, cùng ngủ với người bản địa như một thành viên trong gia đình.
Loại hình homestay giúp du khách được hòa mình và có nhiều góc nhìn, đánh giá chính xác hơn về văn hóa, con người, ẩm thực nơi họ đặt tên đến.
Tham khảo thêm kế hoạch kinh doanh homestay nhà nghỉ du lịch giá rẻ tại ancu.me
Sự khác biệt giữ motel và hostel là gì?
Motel là khái niệm được ghép từ 2 chữ Motor và Hotel thành Motel. Loại hình nhà nghỉ dành cho khách du lịch Motel được thiết kế đơn giản, quy mô nhỏ và các địa điểm thường nằm cạnh các đường quốc lộ. Đối tượng khách hàng của Motel là khách vãng lai đi đường cần có chỗ dừng nghỉ qua đêm và đi tiếp và sáng hôm sau. Quy mô của Motel thường có 10 đến 20 phòng ngủ có chung khu vực để xe trước cửa, phục vụ lưu trú qua đêm với tiện nghi cơ bản và giá rẻ.
Ngoài các hình thức nhà nghỉ du lịch giá rẻ trên thì có thể tham khảo các mô hình kinh doanh nhà nghỉ du lịch cao cấp hơn như: Boutique Hotel, Condotel, Hometel, Bungalow…
Cách đầu tư xây dựng hostel giá rẻ
Chi phí xây dựng hostel
Cách xây dựng hostel đảm bảo kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm chi phí là vấn đề nhiều người muốn bắt đầu kinh doanh hostel quan tâm. Vậy, chi phí xây dựng hostel như thế nào và cách xây dựng hostel tiết kiệm chi phí, tiện nghi và hút khách như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm mở hostel thành công, kiếm nguồn thu lớn.
Không có con số chính xác dành cho việc xây dựng hostel để kinh doanh bởi lẽ phụ thuộc vào quy mô, mô hình, chiến lực kinh doanh của bạn.
Vì thế bạn chỉ có thể tính chi phí xây dựng hostel khi đã có định hình về thiết kế mô hình này của mình. Hostel đơn giản, không cầu kỳ, vật liệu giá rẻ sẽ có mức đầu tư thấp hơn so với những loại mô hình hostel có sự độc đáo và tiện nghi hơn. Khi có kế hoạch đầy đủ xây dựng hostel mới có thể tính toán đến chi phí vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Xây dựng trên đất có sẵn hay thuê mượn, nhà ở có sẵn cải tạo hay xây mới.
- Quy mô, diện tích xây dựng.
- Kiểu thiết kế đơn giản, phức tạo, vật liệu…
- Đầu tư quản lý, nhân sự
- Tính toán yếu tố truyền thông quảng cáo
Hiện nay, có nhiều mô hình xây hostel bạn có thể tham khảo và nếu thực sự có ý tưởng nhưng không thể xây dựng chi tiết bạn có thể nhờ đến các kiến trúc sư giúp bạn bản vẽ chi tiết và tính toán chi phí cho phần xây dựng hostel chính xác nhất. Những kiến trúc sư sẽ giúp bạn lựa chọn vật liệu tốt, phù hợp ý tưởng mô hình của bạn, tiết kiệm chi phí đúng chỗ và tạo ra không gian đẹp và khác biệt.
Kinh nghiệm làm hostel nên lựa chọn những phương án xây dựng đảm bảo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo thẩm mỹ
- Cách xây dựng thi công nhanh
- Tiết kiệm chi phí
- Dễ cải tạo, mở rộng khi cần với chi phí thấp.
Mẫu thiết kế hostel lớn nhất Việt Nam giá rẻ, đẹp hợp với khách du lịch bụi
Các vấn đề đăng ký kinh doanh hostel
Để kinh doanh hostel ngoài việc đầu tư chi phí xây dựng hostel thì sẽ cần quan tâm hoàn thiện vấn đề pháp lý đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch hostel theo quy định của pháp luật. Kinh doanh hostel cần gì về mặt pháp lý? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để kinh doanh dịch vụ hostel thì cơ sở lưu trí phải đảm bảo điều kiện kinh doanh hostel riêng bao gồm các tiêu chuẩn và đăng ký kinh doanh.
Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch hostel
Theo quy định tại khoản 22, Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều kiện. Vì vậy các tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh hostel bao gồm:
“Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”
Đồng thời, theo Điều 8 của Nghị định trên thì kinh doanh dịch vụ lưu trú hostel cũng phải có phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
- Biện pháp thực hiện;
- Lực lượng phục vụ thường xuyên;
- Phương tiện phục vụ;
- Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
- Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
- Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.
Vì vậy, để điều kiện kinh doanh hostel sẽ bao gồm:
- Phải đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp mới, bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu là doanh nghiệp có sẵn, đăng ký kinh doanh hộ cá thể…) theo nhu cầu, quy mô của chủ cơ sở kinh doanh và chủ thể kinh doanh không thuộc trường hợp bị cấm
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký kinh doanh hostel cần biết
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dịch vụ hostel
- Nộp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
Bước 1: Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hostel làm hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo điều 19 của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
a) Đối với người Việt Nam ở trong nước: Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu là các doanh nghiệp kinh doanh.
- Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú
Ngoài ra, Điều 44 còn quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu trú bao gồm cả dịch vụ hostel trong quá trình kinh doanh cũng nên tham khảo để đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật.
Như vậy, để làm kinh doanh dịch vụ hostel ngoài việc đăng ký kinh doanh thì cần đảm bảo quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phòng cháy chữa cháy và có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Hy vọng bạn đã nắm được các điều kiện, hồ sơ, trình tự để cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ hostel nói riêng và dịch vụ lưu trú nói chung.
Hostel mang đến không gian nhà nghỉ du lịch rẻ, đẹp như mơ
Kinh nghiệm đầu tư hostel - nhà nghỉ du lịch
Kinh doanh hostel cần gì? Có thể nói để bắt đầu kinh doanh loại hình kinh doanh nào sẽ cần rất nhiều thứ từ điều kiện pháp lý tới các kinh nghiệm đầu tư, cách làm sao cho tốt nhất và tất nhiên con cần là những hiểu biết về ngành nghề đó. Nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú hostel chắc chắn ngoài những hoàn thiện về pháp lý, xây dựng cơ sở vật chất sẽ cần có kế hoạch kinh doanh hostel hoàn chỉnh. Một số những kinh nghiệm đầu tư kinh doanh dịch vụ hostel thành công bạn nên tham khảo trước khi tiến hành đổ chi phí và hostel.
Khảo sát thực tế
Mô hình hostel là mô hình nhà nghỉ du lịch, nhà nghỉ ký túc xá mới nhưng không mới. Vì thế thay vì việc lên ý tưởng bằng tưởng tượng hãy nên bắt đầu khảo sát thực tế, nó sẽ giúp bạn có được những đáng giá chi tiết nhất về thuận lợi hay nhận ra ác khó khăn cần khắc phục trong mô hình kinh doanh nhà nghỉ hostel.
Hợp tác với người có kinh nghiệm
Bạn là người dám nghĩ, dám làm nhưng chưa có kinh nghiệm khởi đầu vì thế cần phải có thực tế và tất nhiên nên tìm kiếm một sự hợp tác của người trong ngành, họ sẽ giúp bạn có được nhiều kinh nghiệm hữu ích, góc nhìn đa chiều nhất về hình thức kinh doanh hostel này, giảm thiểu các rủi ro tối đa nhất.
Hãy xây dựng mối quan hệ với những chuyên gia trong ngành du lịch bằng các forum, fanpage hoặc người tại địa phương, thậm chí là dịch vụ tư vấn chuyên môn cần thiết.
Tập trung vào kế hoạch kinh doanh hostel
Hãy nhìn nhận thực tế, có đánh giá tổng thể về tiềm năng và bất lợi lúc này bạn sẽ có một kế hoạch tốt giúp mang đến hiệu quả tốt nhất. Đối với kinh doanh mô hình hostel bạn sẽ cần đánh giá thực sự nhiều, kĩ tới yếu tố du lịch từ địa điểm tới văn hóa, mùa du lịch để dự báo hướng kinh doanh theo từng giai đoạn, khu vực phù hợp.
Nếu muốn có tổng thể kế hoạch kinh doanh xây dựng hostel bạn sẽ cần có đánh giá sơ bộ tình hình kinh doanh dựa trên sơ đồ đặt phòng, trung bình lượng khác… để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Bí quyết kinh doanh dịch vụ hostel kiếm bội tiền
Đầu tư về nhân sự
Đừng nghĩ rằng hostel giá rẻ, chủ yếu tự phục vụ mà bạn không có đầu tư về nhân sự. Bởi đã kinh doanh thì chắc chắn sẽ cần đến nhân sự không chỉ là dọn phòng mà hoàn toàn có thể trở thành hướng dẫn viên bản địa cho khách du lịch.
Luôn xem trọng đầu tư vào chất lượng phòng và dịch vụ
Khách hàng của mô hình kinh doanh hostel rất đa dạng từ người trẻ tới già, có kinh tế hoạch không nhiều, đủ giới tính nhưng điểm chung đó là luôn thích những trải nghiệm. Vì thế, bạn phải có được sự khác biệt, đầu tư vào chất lượng phòng, dịch vụ tốt hơn để giúp có được đánh giá tối hơn so với các hostel cùng phân khúc, tăng lợi nhuận, phát triển bền vững hơn.
Giải quyết tốt bài toán phân hóa thị trường
Phân nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn có những định hướng, kế hoạch kinh doanh sát với mục tiêu khách hàng hơn, nếu chưa phù hợp chắc chắn cần điều chỉnh để thu hút khách nhiều, đảm bảo doanh thu cao nhất.
Đa dạng các kênh phân phối phòng
Bạn có hạ tầng tốt nhưng quảng bá của bạn chưa thực sự hoàn hảo vì thế mà khách hàng ít đến bạn rất ít. Một lựa chọn cho những người kinh doanh hostel đó là có thể sử dụng các kênh phân phối phòng từ bên thứ 3 uy tín chuyên book phòng cho khách du lịch và ăn chia %. Điều này có thể giảm lợi nhuận từ một giao dịch nhưng nó giúp cho bạn có được nhiều giao dịch hơn, không lãng phí tài nguyên phòng.ư
Đồng thời không thể bỏ qua việc tính toán tìm kiếm khách hàng tiềm năng đó là từ các kênh phân phối phòng, quảng cáo, công ty du lịch...
Mô hình Hostel dịch vụ chia sẻ không gian thú vị
Điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu
Du lịch thường chạy theo mùa vụ vì thế để tối ưu hóa lợi nhuận thì chắc chắn kế hoạch kinh doanh hostel của bạn không thể thiếu việc điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu, thời vụ.
- Điều chỉnh dịch vụ: mùa cao điểm tập trung vào việc dựng phòng ốc, tiện nghi tốt giúp giữ khách hàng tiềm năng, mùa thấp điểm nên quan tâm tới vấn đề giá, khuyến mãi.
- Đối với nhân viên có thể điều chỉnh theo mùa vụ: mùa cao điểm cần nhiều nhân sự nhưng tới mùa thấp điểm cần điều chỉnh để tránh dư thừa và tốn chi chí.
Ưu tiên trải nghiệm khách hàng tạo thêm lợi nhuận
Bạn có thể không chỉ kinh doanh lưu trú mà hoàn toàn có thể thêm các dịch vụ hỗ trợ, đây là một kênh giúp bạn có thêm thu nhập đáng kể.
Trên đây là những chia sẻ về hình thức kinh doanh hostel và kinh nghiệp đầu tư mô hình hostel dịch vụ nhà nghỉ du lịch nên biết giúp bạn có thêm những ý tưởng kinh doanh thu lợi nhuận tốt, an toàn, giảm thiểu rủi ro.
Bạn đọc tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà cũ và các lưu ý để không nhận quả đắng