menu

Kinh nghiệm mở nhà hàng, quán ăn: Cần bao nhiêu vốn, chiến lược kinh doanh

17:20 - 18/04/2019
Chiến lược, kế hoạch mở quán ăn, nhà hàng khách sạn, bán hàng ăn sáng, hải sản,... cần bao nhiêu vốn, các mô hình, điều kiện mở.

Nội dung bài viết

  1. Kinh doanh nhà hàng và những điều cần biết
    1. Định nghĩa nhà hàng là gì?
    2. Xu hướng các mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn
      1. Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng theo quy mô
      2. Phân loại mô hình nhà hàng theo phong cách đồ ăn
      3. Phân loại mô hình nhà hàng theo hình thức phục vụ
      4. Phân loại hình thức kinh doanh nhà hàng theo loại đồ ăn
      5. Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng theo mức độ liên kết
  2. Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
    1. Chi phí đầu tư mặt bằng
    2. Chi phí trang trí mở nhà hàng
    3. Chi phí trang thiết bị mở quán ăn
    4. Chi phí mua nguyên liệu kinh doanh nhà hàng
    5. Chi phí nhân sự, nhân viên nhà hàng
    6. Chi phí marketing kinh doanh nhà hàng ăn uống
    7. Chi phí khác mở nhà hàng
  3. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng
    1. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả và thành công
    2. Những sai lầm khiến kinh doanh nhà hàng ăn uống thất bại
  4. Quy định pháp luật kinh doanh nhà hàng
    1. Điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống
      1. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
      2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
      3. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
    2. Thủ tục xin chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống
    3. Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    4. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá
    5. Những trường hợp rút giấy phép kinh doanh nhà hàng

Mời các bạn cùng tìm hiểu các mô hình, xu hướng và những kinh nghiệm mở nhà hàng và quán ăn thành công được ancu.me chia sẻ ngay dưới đây:

Kinh doanh nhà hàng và những điều cần biết

Định nghĩa nhà hàng là gì?

Nhà hàng là cơ sở chuyên kinh doanh sản phẩm ăn uống phục vụ các đối tượng khách hàng theo nhu cầu của khách với nhiều loại hình khác nhau. Theo đó, việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn được hiểu là hoạt động sinh lời bao gồm cả một bộ máy hoạt động liên tục và liên kết với nhau từ quản lý tới phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại doanh thu cho nhà hàng.

Xu hướng các mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn

Mở nhà hàng, mở quán ăn hay nói cách khác đó là kinh doanh quán ăn, nhà hàng với mục đích là phục vụ nhu cầu ăn uống và mỗi nhà hàng ăn uống đều có những kế hoạch kinh doanh, mô hình khác nhau theo mục tiêu khách hàng của mình và dựa vào đó để phân loại, lên ý tưởng nhà hàng, quán ăn phù hợp xu hướng hiện nay, mang đến lãi  cao

Dưới đây là những cách phân loại, mô hình nhà hàng cơ bản hiện nay bạn nên tham khảo để có góc nhìn khái quát về ngành nghề kinh doanh nhà hàng ăn uống phù hợp với mục đích chiến lược kinh doanh nhất.

Các xu hướng, mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn uống hiện nay

Các xu hướng, mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn uống hiện nay

Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng theo quy mô

Tiêu chí này dựa vào giá thành, vị trí, phong cách thiết kế, trang trí để phân loại. Bao gồm:

  • Kinh doanh nhà hàng cao cấp, nhà hàng lớn, nhà hàng sang trọng
  • Kinh doanh nhà hàng tầm trung, nhà hàng cỡ vừa
  • Kinh doanh nhà hàng nhỏ, nhà hàng bình dân, quán ăn

Phân loại mô hình nhà hàng theo phong cách đồ ăn

Phong cách, kiểu món ăn là tiêu chí được nhiều người sử dụng để phân loại nhà hàng: Kinh doanh nhà hàng Pháp (chuyên phục vụ ẩm thực Pháp), kiểu Trung, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, món Ý, Châu Âu, Huế, các món ẩm thực Việt Nam Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ, HCM...

Phân loại mô hình nhà hàng theo hình thức phục vụ

  • Kinh doanh nhà hàng phục vụ theo Set menu service (định suất)
  • Kinh doanh Nhà hàng A lacarte (chọn món)
  • Kinh doanh nhà hàng Buffet (tự phục vụ)
  • Kinh doanh nhà hàng fastfood (đồ ăn nhanh)
  • Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, hội nghị (Banquet hall)

Đồng thời, có các nhà hàng phục vụ nhiều hình thức song hành như combo, gọi món, hội nghị…

Phân loại hình thức kinh doanh nhà hàng theo loại đồ ăn

Đây là hình thức phân loại kinh doanh nhà hàng theo món ăn:

  • Kinh doanh quán ăn: bánh mì, chuyên gà (rán, luộc, hấp), dê, hải sản, thịt trâu…)
  • Kinh doanh nhà hàng bia hơi, quán nhậu, bar
  • Kinh doanh nhà hàng lẩu, nhà hàng nướng, lẩu nướng
  • Kinh doanh nhà hàng pizza
  • Kinh doanh nhà hàng kem, cafe
  • Kinh doanh quán ăn chay

Phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng theo mức độ liên kết

  • Hình thức mô hình kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà hàng trong siêu thị, nhà hàng theo chuỗi...
  • Nhà hàng kinh doanh độc lập

Ngoài ra còn có thể phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu như: tư nhân, nhà nước, có vốn đầu tư nhà nước, cổ phần… Hay cách phân loại nhà nhà theo thiết kế như: kinh doanh nhà hàng nổi, nhà vườn,

Mỗi loại nhà hàng đều có những những đặc trưng riêng và sẽ có những chiến lược, phương án kinh doanh phù hợp với ý tưởng mới có thể giúp kinh doanh thành công và hạn chế được rủi ro của kinh doanh nhà hàng quán ăn.

Cách tính vốn mở quán ăn, nhà hàng cần bao nhiêu tiền

Cách tính vốn mở quán ăn, nhà hàng cần bao nhiêu tiền

Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?

Chi phí mở nhà hàng, kinh doanh quán ăn cần bao nhiêu vốn không thể nói chính xác mà sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình, quy mô để lên bảng dự toán chi phí mở nhà hàng chính xác nhất. Đầu tư kinh doanh nhà hàng khách sạn, ăn uống luôn cần phỉ tính toán đến bài toán về vốn. Cách tính mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có được dự toán đầu tư chi phí chính xác nhất.

Để tính được chi phí mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn cần tính toán các chi phí dưới đây:

Chi phí đầu tư mặt bằng

Tiền bỏ ra để thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng trung bình hàng tháng dự trù theo khu vực dự tính thuê chọn làm địa điểm kinh doanh và tiền đặt cọc. Thường chi phí mở nhà hàng chỉ nên chiếm khoảng 25% trên tổng số vốn đầu tư mở bán quán ăn.

Tham khảo các vấn đề pháp lý về mặt bằng kinh doanh và mẫu hợp đồng thuê mặt bằng trên ancu.me.

Chi phí trang trí mở nhà hàng

Đây là chi phí để giúp nhà hàng, quán ăn có diện mạo thu hút khách hàng hơn. Nó bao gồm chi phí sửa chữa, sơn, trang trí. Loại chi phí trang trí này chỉ nên chiếm khoảng từ 3 - 5 % tổng phí đầu tư.

Chi phí trang thiết bị mở quán ăn

Trang thiết bị kinh doanh quán ăn, nhà hàng là không thể bỏ qua bao gồm: bàn ghế, đồ dùng nấu ăn, khăn, tủ đồ bảo quản thực phẩm… Phụ thuộc vào số lượng, quy mô và chất lượng sản phẩm thiết bị mà chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên chi phí này không nên vượt quá 20% tổng số vốn đầu tư ban đầu.

Chi phí mua nguyên liệu kinh doanh nhà hàng

Đây là chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống và sẽ cần tính toán đến nguyên liệu hàng ngày phù hợp quy mô, lượng khác. Loại chi phí nguyên liệu bán hàng ăn này sẽ từ 10 đến 40% vốn đầu tư và phụ thuộc vào mặt hàng ăn uống dịch vụ cung cấp của nhà hàng.

Chi phí nhân sự, nhân viên nhà hàng

Một nhà hàng cửa hàng kinh doanh không thể thiếu nhân sự, nhân viên kinh doanh nhà hàng khách sạn ăn uống. Phụ thuộc vào quy mô để tính toán đến số lượng nhân viên và yêu cầu về trình độ. Điều này ảnh hưởng tới số tiền bỏ ra để trả chi phí nhân viên hàng tháng của bạn.

Chi phí nhân sự có thể giảm được đáng kể nếu biết cách sử dụng lựa chọn tuyển dụng nhân sự chất lượng, tránh dư thừa để vừa đảm bảo phục vụ chu đáo vừa có thể giảm thất thoát tài sản, nhân lực đủ.

Chi phí marketing kinh doanh nhà hàng ăn uống

Trong điều kinh kinh doanh nhà hàng thành công không thể thiếu đi chi phí truyền thông bởi nói là cách tiếp cận khách hàng, lôi kéo,giữ chân khách hàng tốt nhất. Vì vậy việc đầu tư cho hoạt động marketing từ khuyến mãi, quà tặng, quảng cáo, lập website, fanpage cho nhà hàng… sẽ cần được đầu tư. Mức đầu tư này phục thuộc vào vốn và cách chọn kênh truyền thông của bạn.Chi phí Marketing sẽ chiếm 5% tổng vốn đầu tư ban đầu.

Chi phí khác mở nhà hàng

Các khoản chi phí khác hay chi phí phát sinh như: điện, nước, tiền thủ tục kinh doanh, các loại thuế kinh doanh nhà hàng ăn uống… Loại chi phí này tưởng ít mà không ít đôi khi chiếm tới 30% tổng vốn đầu tư kinh doanh nhà hàng của bạn.

Như vậy, phụ thuộc vào các yếu tố trên mà việc tính toán chi phí mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn sẽ khác nhau nhưng thông thường với quy mô 150 - 200 suất ăn thì bạn sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu khoảng 300 đến 500 triệu đồng.

Tính chi phí mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn thì con số cụ thể bạn cần phải đầu tư ban đầu vào khoảng 300 – 500 triệu đồng cho một nhà hàng nhỏ.

Bí quyết, kinh nghiệm kinh doanh quán ăn uống, nhà hàng khách sạn hiệu quả

Bí quyết, kinh nghiệm kinh doanh quán ăn uống, nhà hàng khách sạn hiệu quả

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hiệu quả và thành công

Để đầu tư kinh doanh nhà hàng thành công, hiệu quả không thua lỗ thì chắc chắn bạn không thể không trang bị, tìm hiểu cho mình những bí quyết, kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống sau đây. Những chia sẻ chung về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống dưới đây bạn hoàn toàn có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực từ nhà hàng hải sản, mở quán ăn sáng bình dân hay các nhà hàng sang trọng, cao cấp...

Thứ nhất, lựa chọn loại, mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp với ý tưởng, xu hướng, kinh nghiệm đã có.

Thứ hai, ưu tiên cân nhắc địa điểm mở nhà hàng bởi đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng khách, doanh thu của cửa hàng. Vì vậy phải căn cứ vào ý tưởng, cách thức kinh doanh, loại mô hình mà lựa chọn địa điểm thích hợp mới có thể thành công. Có nhiều địa điểm mở cửa hàng ăn uống từ các con phố lớn, nhỏ, trong siêu thị, trung tâm thương mại, trường học… Điều quan trọng là phải điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau và tính toán nắm bắt địa điểm phù hợp.

Đồng thời lưu ý đến hợp đồng thuê mặt bằng làm nhà hàng quán ăn phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên trước khi giao kết hợp đồng bạn nên lưu ý:

  • Có điều khoản về sửa chữa, cải tạo lại kết cấu nhà đạt như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Cần thỏa thuận việc không hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là căn cứ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Chú ý thỏa thuận về việc bồi thường của chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với các khoản đầu tư, cải tạo của bên đi thuê.

Thứ ba, lên chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhà hàng mẫu và chi tiết. Việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng là hết sức cần thiết và là cách mở nhà hàng hiệu quả, tránh lãng phí, hút khách, có lợi nhuận tốt ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.

Công việc ngày đòi hỏi bạn phải đánh giá được sở trường quản lý nhân sự, hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh nhà hàng quán ăn uống, tìm hiểu thị trường từ giá cả thuê mặt bằng, giá bán hàng ăn trung bình, đối thủ cạnh tranh, vị trí đặt cửa hàng kinh doanh… Đồng thời, tìm phương án cho dự án kinh doanh nhà hàng khách sạn, quán ăn trở nên khác biệt so với các nhà hàng khác mới có thể đạt được thành công, có lợi nhuận tốt, tránh thua lỗ.

Thứ tư, cân nhắc và tính toán bảng dự toán chi phí vốn kinh doanh nhà hàng quán ăn chi tiết, đầy đủ và chuẩn bị vốn cho chi phí mặt tiền, trang trí, thiết bị nội ngoại thất, nguyên vật liệu, nhân viên kinh doanh cửa hàng, chi phí khác và vốn dự trù.

Thứ năm, đầu tư cho các món ăn và đồ uống. Kinh doanh nhà hàng ăn uống bởi vậy không thể qua loa vấn đề chất lượng món ăn, thức uống vì nó ảnh hưởng tới tâm lý, khả năng níu kéo người dùng quay trở lại, thêm khách hàng mới.

Vì vậy, cần đầu tư nhân sự nấu ăn tốt, lựa chọn thực đơn, phần ăn phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự khác biệt về đồ ăn, đồ uống…

Thứ sáu, có kinh nghiệm quản trị nhà hàng khách sạn phục vụ dịch vụ ăn uống. Quản trị nhân sự kinh doanh nhà hàng tốt sẽ quyết định đến thành công hay thất bại. Vì vậy cần phải trú trọng đến khâu tuyển dụng và đào tạo nhân sự từ nhân viên bếp, phục vụ, kế toán đến quản lý nhà hàng, bộ phận kinh doanh cửa hàng.

Bên cạnh đó là chính sách lương, thưởng bảo hiểm xứng đáng để ổn định nguồn nhân sự đã mất công tuyển dụng, đào tạo chất lượng cao, tránh thất thoát nhân sự.

Bí quyết kinh doanh nhà hàng quán ăn thành công

Bí quyết kinh doanh nhà hàng quán ăn thành công

Thứ bảy, phương án kinh doanh nhà hàng linh hoạt: Điều chỉnh chính sách giá theo mùa, theo thực tế kinh doanh, tạo ra các combo, có chiến lược tặng kèm miễn phí, chiến lực truyền thông marketing sáng tạo...

Thứ tám, hoàn thiện thủ tục pháp luật kinh doanh nhà hàng ăn uống

Đừng quên việc tìm cách bảo vệ mình khỏi các rủi ro khi kinh doanh nhà hàng đó là:

  • Đăng ký kinh doanh: nên thành lập công ty để bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi những món nợ của nhà hàng (tách biệt tài sản cá nhân và dùng vào kinh doanh) và đăng ký kinh doanh theo quy định để tránh các rắc rối về pháp lý, quyền kinh doanh sau này.
  • Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh từ vệ sinh an toàn thực phẩm, bán lẻ rượu, thuốc lá đầy đủ.

Cùng xem ngày khai trương đẹp mở hàng giúp làm ăn may mắn, phát lộc.

Những sai lầm khiến kinh doanh nhà hàng ăn uống thất bại

Bất cứ mô hình kinh doanh nhà hàng nhỏ hay lớn thì đều phải nhớ và tránh các sai lầm dưới đây.cần nhớ

  • Xác định nhầm nhu cầu của khách hàng;
  • Sai lầm trong chọn vị trí mở nhà hàng;
  • Thực phẩm, món ăn không có sự khác biệt, không ghi được dấu ấn;
  • Bỏ qua vấn đề truyền thông quảng cáo thương hiệu;
  • Nhân viên thiếu chuyên nghiệp và đặc biệt là thái độ phục vụ yếu kém;
  • Xem nhẹ vấn đề vốn dự phòng, quay vòng trong kinh doanh nhà hàng ăn uống;
  • Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm quản trị nhà hàng bởi thực tế cho thấy 75% tỷ lệ thất thoát doanh thu nằm ở khâu quản lý kho hàng và điều hành các hoạt động của quán ăn, nhà hàng không chuyên nghiệp, gây lãng phí, thiếu hiệu quả, khách hàng không hài lòng.

Quy định điều kiện, thủ tục kinh doanh quán ăn, nhà hàng khách sạn

Quy định điều kiện, thủ tục kinh doanh quán ăn, nhà hàng khách sạn

Quy định pháp luật kinh doanh nhà hàng

Điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống

Kinh doanh nhà hàng cần đòi hỏi những điều kiện gì là của hỏi của nhiều người đặt ra khi muốn mở nhà hàng, quán ăn nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về luật kinh doanh nhà hàng.

Theo quy định thì điều kiện kinh doanh cửa hàng ăn uống, nhà hàng khách sạn sẽ cần đảm bảo các điều kiện sau:

Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Theo quy kinh của pháp luật thì để hoạt động kinh doanh nhà hàng sẽ cần đăng ký kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Phụ thuộc vào quy mô mà có thể lựa chọn các hình thức đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh phù hợp với từng hình thức như sau:

  • Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp (Tư nhân, TNHH 1, 2 TV, Cổ phần): Phù hợp với quy mô kinh doanh lớn hoặc trung bình. Ngành nghề kinh doanh là: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
  • Đối với thành lập công ty kinh doanh nhà hàng có vốn nước ngoài thì phải đăng ký mục tiêu dự án kinh doanh nhà hàng ăn uống là: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
  • Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, cá thể: Phù hợp với quy mô kinh doanh nhà hàng nhỏ, trung bình. Ngành nghệ đăng ký kinh doanh là Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.

Trong trường hợp mở quán ăn, nhà hàng kinh doanh ăn uống mà không đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý kinh doanh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4 - 6 triệu đồng nếu là hộ gia đình và từ 6 đến 10 triệu đồng nếu là doanh nghiệp phụ thuộc vào mô hình kinh doanh theo quy định  tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bởi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

Quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng đó có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc giấy tờ hợp đồng cho thuê thuê cửa hàng kinh doanh ăn uống hợp pháp.

Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Các loại giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện toàn vệ sinh thực phẩm + Giấy phép đủ điều kiện bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có) + giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có).

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Giấy chứng nhận này còn được gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Loại giấy này phải được làm thủ tục xin giấy phép trước khi đưa nhà hàng ăn uống vào hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra trong trường hợp quán ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng khách sạn có kinh doanh thêm các hoạt động bán lẻ rượu, thuốc lá thì cần có thêm giấy tờ sau:

- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu: Thông tư 60/2014/TT-BCT.

- Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá: Nghị định số 67/2013/NĐ-CP; Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Bộ Công Thương

Như vậy, kinh doanh nhà hàng cần những giấy tờ, giấy phép gì thì ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh ăn uống, nhà hàng và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần phải có, các loại giấy phép con nếu có kinh doanh các mặt hàng liên quan bán lẻ rượu, thuốc lá.

Thủ tục xin chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống

Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng tức thành lập doanh nghiệp hoặc, đăng ký hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh là bước đầu tiên cần làm trước khi làm thủ tục đăng ký xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (giấy phép con). Thủ tục đăng ký kinh doanh theo pháp luật quy định như sau:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp với nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống...

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

Nộp hồ sơ tới bộ phận một cửa và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ lệ của của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Tùy theo quy mô kinh doanh nhà hàng ăn uống mà sau khi đăng ký kinh doanh cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có cam kết chấp hành đảm bảo VSATTP. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 47/2014/TT-BYT về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo điều 36 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 quy định như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thì sẽ nộp tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

- Chi cục ATVSTP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

- Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cấp dưới thực hiện phải có văn bản ủy quyền thẩm định cơ sở của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung thẩm định cơ sở:

  • Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;
  • Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống.

  • Nếu sau khi thẩm định cơ sở có đủ điều kiện ATTP thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cho cơ sở.
  • Nếu không đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải có thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận ATTP và phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thời hạn của giấy phép: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Kinh doanh nhà hàng ăn uống - Thủ tục xin Giấp phép kinh doanh bán lẻ rượu

Kinh doanh nhà hàng ăn uống - Thủ tục xin Giấp phép kinh doanh bán lẻ rượu

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá

Nếu có bán thuốc lá, rượu trong nhà hàng thì cần xin giấy phép đối với việc bán lẻ các mặt hàng ngày tại nhà hàng với thủ tục sau

Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

Theo thông tư 60/2014/TT-BCT thì nếu có kinh doanh bán lẻ rượu trong nhà hàng thì cần làm 1 bộ gửi Phòng Công Thương, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện.

Nếu chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ăn kèm đối với đồ ăn thì anh không cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh.

Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Theo quy định về bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP; Thông tư số 21/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương thì trường hợp kinh doanh cửa nhà hàng ăn uống có bán thêm thuốc lá, thì phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Những trường hợp rút giấy phép kinh doanh nhà hàng

Theo quy định thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà qua đó Nhà nước công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Đồng thời giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy phép kinh doanh được cấp cũng có thể rút, thu hồi không công nhận quyền kinh doanh đã cấp.

Theo quy định nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thể bị rút giấy phép kinh doanh nhà hàng nếu vi phạm các quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014 và Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của luật quản lý thuế bao gồm:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
  • Do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp;
  • Ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp (Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp)  của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Theo quyết định của Tòa án.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về kinh nghiệm mở nhà hàng, kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, nhà hàng khách sạn cùng các thủ tục pháp lý về điều kiện, giấy phép… Hy vọng nó sẽ trở thành thông tin hữu ích đối với khách hàng.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm những chia sẻ thiết kế nhà hàng, quán ăn,  Tư vấn thiết kế thiết bị bếp nhà hàng nhỏ, khách sạn tăng hiệu suất nhất.

Tin nổi bật
Tin mới nhất