menu

Luật tranh chấp đất đai trong gia đình mới nhất và cách giải quyết

14:20 - 05/07/2018
Luật tranh chấp đất đai mới nhất trong gia đình, anh em ruột, cá nhân thừa kế đã có sổ đỏ hoặc không có giấy tờ và cách giải quyết, luật tranh chấp ranh giới đất đai, các dạng tranh chấp đất đai và án phí.

Cùng tìm hiểu luật tranh chấp đất đai mới nhất được ancu.me tổng hợp đầy đủ trong bài sau hi vọng có thể trả lời cho những hỏi đáp pháp luật về tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai kiện ở đâu, tranh chấp đất đai không có giấy tờ và có giấy tờ, tranh chấp đất đai thừa kế, anh em tranh chấp đất đai cần xử lý thế nào:

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Những người tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên về quyền sử dụng hợp pháp một mảnh đất. Dạng tranh chấp này gồm: tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới v.v…)

- Tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh khi sử dụng đất: Xáy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất gồm: tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất; tranh chấp liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

- Tranh chấp mục đích sử dụng đất:  dạng tranh chấp ít gặp, liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Dạng tranh chấp này dễ có cơ sở giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Luật tranh chấp đất đai trong gia đình mới nhất và cách giải quyết

Luật tranh chấp đất đai trong gia đình mới nhất và cách giải quyết

Tìm hiểu thêm Quy định về tranh chấp lối đi chung: Thủ tục, mẫu đơn giải quyết trên ancu.me.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình, luật tranh chấp ranh giới đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013:

  • Nhà nước khuyến khích đôi bên tranh chấp đất đai phải qua hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc để cùng giải quyết. 
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của đôi bên, có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. 
  • Sau khi hòa giải không thành, bạn hãy gửi đơn lên Tòa án nhân dân để giải quyết.

Như vậy, sau khi nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ, trong thời hạn giải quyết không quá 45 ngày (Luật Đất đai 2003 quy định là 30 ngày) UBND cấp xã có trách nhiệm:

- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, thực tế hiện trạng sử dụng đất;

- Tiến hành thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. 

Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ

Trong tranh chấp đất đai không có sổ đỏ,đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là:

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền. Trường hợp không đồng ý với Quyết định giải quyết tranh chấp của UBND có thẩm quyền giải quyết, thì có thể khởi kiện hành chính về Quyết định hành chính của UBND theo quy định luật tố tụng hành chính.

- Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật tố tụng dân sự

Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay diễn ra phức tạp nhất là tranh chấp đất đai giữa anh em ruột, tranh chấp đất đai không có di chúc, vì vậy bạn cần hiểu rõ luật giải quyết  tranh chấp đất đai trong gia đình và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và án phí tranh chấp đất đai. Tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác về luật đất đai mới nhất tại ancu.me.

Mọi thắc mắc về luật đất đai, thủ tục giấy tờ, hợp đồng, xin liên hệ tư vấn:

Công ty Luật Hoàng Minh

Email: [email protected]   

Hotline: 

0983.399.304 - Luật sư Tống Văn Thủy 

0906.163.368 - Luật sư Hoàng Kim Dung

Tin nổi bật
Tin mới nhất