menu

Người cư trú, không cư trú là gì? Mẫu xác nhận cư trú, tạm trú mới

17:10 - 17/12/2018
Cá nhân cư trú, không cư trú tính thuế thế nào? Thủ tục, giấy xác nhận cư trú, tạm trú, quy định người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Xác định người cư trú và người không cư trú theo pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động quản lý con người, tổ chức nước ngoài hoạt động sinh sống tại Việt Nam và trách nhiệm đóng thuế của họ.

Ancu.me sẽ giúp các bạn nắm rõ những quy định về người cư trú là gì và các quy định về xác định, xác nhận nơi cư trú, người cư trú là người nước ngoài… Nhằm hiểu rõ hơn về các chính sách của người cư trú.

Người cư trú và người không cư trú là gì?

Người cư trú

Pháp luật Việt Nam hiện nay phân biệt 2 đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại việt Nam đó là: Người cư trú và người không cư trú. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: người cư trú là tổ chức, người cư trú là cá nhân.

Người cư trú và người không cư trú là gì?

Người cư trú và người không cư trú là gì?

- Cá nhân cư trú 

Cá nhân cư trú là gì? Bao gồm những đối tượng sau:

  • Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam
  • Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Công dân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện tại nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao và cá nhân đi theo họ;
  • Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

Đồng thời quy định cá nhân cư trú theo khoản khoản 2 điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định như sau:

“2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.”

Cụ thể tại khoản 1,2 điều 1 Thông tư số 111/2013/TT - BTC quy định về cá nhân cư trú và không cư trú như sau :

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.”

- Người cư trú là tổ chức

Tổ chức là người cư trú bao gồm:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
  • Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
  • Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
  • Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức cư trú trên.

Quy định về người không cư trú hiện hành

Quy định về người không cư trú hiện hành

Người không cư trú

Quy định về người không cư trú là gì? Đó là những cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng người cư trú (tổ chức, cá nhân). Đồng thời, những người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn trên hay từ 12 tháng trở lên nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì cũng không thuộc đối tượng người cư trú:

+ Người nước ngoài học tập, chữa bệnh, đi du lịch tại Việt Nam;

+ Người nước ngoài làm việc cho các cơ quan sau:

  • Cơ quan đại diện ngoại giao; lãnh sự;
  • Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

Những cá nhân thuộc các trường hợp này đều không thuộc nhóm đối tượng được cư trú và để ở tại Việt nam sẽ cần người, ngân hàng phát hành lãnh cho người không cư trú...

Có thể hiểu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là gì, là người đáp ứng đủ các điều kiện về người cư trú và không thuộc các trường hợp học tập, chữa bệnh, du lịch tại Việt Nam...

Luật cư trú dành cho người nước ngoài

Người nước ngoài là gì? Theo quy định thì người nước ngoài là người mang giấy tờ được xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Trong đó, cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

Như vậy, theo ancu.me trang nhà đất 24h thì đối với người cư trú tại Việt Nam là người nước ngoài sẽ được xem là hợp pháp nếu đảm bảo các thủ tục về đăng ký tạm trú hoặc thường trú. Bất cứ người nước ngoài nào cư trú tại Việt Nam mà không có một trong 2 loại giấy tạm trú hoặc thường trú thì bị xem là cư trú bất hợp pháp.

Quy định về tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn cư trú tại Việt Nam sẽ cần phải có chứng nhận tạm trú hoặc thường trú theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

  • Thời hạn tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam ( Điều 31). Và lưu ý về thời hạn tạm trú này có thể bị quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn nếu vi phạm pháp luật Việt Nam.
  • Xác định cơ sở lưu trú (Điều 32): Yêu cầu của cơ sở lưu trú phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính để xác nhận tạm trú online với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.

Khai báo đăng ký tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: Với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam sẽ cần phải được người quản lý điều hành, hoạt động của cơ sở lưu trú khai báo xác nhận tạm trú cho người nước ngoài tại địa phương với cơ quan xã, phường thị trấn, trạm Công an phường, xã nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, nếu là vùng sâu, vùng xa thì sẽ là 24h từ thời điểm cho người nước ngoài lưu trú.

Nếu thay đổi nơi tạm trú so với trẻ thẻ cần làm thủ tục khai báo tạm trú như ban đầu. Đối với người nước ngoài tạm trú tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu… vẫn cần phải khai báo tạm trú theo quy định.

Khi hết hạn tạm trú cá nhân cư trú là người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú sẽ phải đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục gia hạn tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú theo Điều 35.

Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú song ngữ: Tải tại đây

Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú

Những trường hợp người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ sẽ được cấp thẻ tạm trú với ký hiệu NG3.

Trường hợp những người nước ngoài được cấp thị thực sẽ được xem xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu thương tự ký hiệu thị thực LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT

Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho cá nhân cư trú tại Việt Nam là người nước ngoài

Để được cấp thẻ tạm trú cho cá nhân cư trú tại Việt Nam là người nước ngoài thì ngoài đảm bảo các điều kiện cấp thẻ thì người nước ngoài sẽ phải thực hiện chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú và nộp giấy tờ lên cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc Bộ Ngoại giao tùy theo đối tượng xin cấp thẻ tạm trú.

  • Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú
  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
  • Hộ chiếu;
  • Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

Thẩm quyền giải quyết cấp thẻ tạm trú

Bộ Ngoại giao: Nếu người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh: Nếu người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú là đối tượng được cấp thị thực sẽ được xem xét cấp thẻ tạm trú khi Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi người bảo lãnh đặt trụ sở hoặc cư trú của cá nhân mời, bảo lãnh.

Thời hạn xét cấp thẻ tạm trú: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ/

Thời hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài cư

Thẻ tạm trú, thẻ xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu? Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Phụ thuộc vào từng loại thẻ tạm trú mà thời hạn của chúng sẽ khác nhau cụ thể:

  • Thẻ tạm trú ký hiệu NG3, LV1, LV2, DH, ĐT: không quá 05 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT:  không quá 03 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1: không quá 02 năm.

Như vậy, việc xin xác nhận tạm trú dài hạn tối đa là 5 năm và nếu có nhu cầu tạm trú sẽ được xem xét cấp thẻ mới.

Quy định về tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Ngài việc khai báo tạm trú, xin cấp thẻ tạm trú dài hạn tại Hà Nội và các địa phương khác thì người nước ngoài tại Việt Nam có thể được cấp thẻ thường trú nếu đủ điều kiện và thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ.

Điều kiện cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

  • Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
  • Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
  • Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
  • Có chỗ ở hợp pháp và thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam
  • Phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
  • Đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

- Hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài

  • Đơn xin thường trú;
  • Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
  • Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
  • Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
  • Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

- Thẩm quyền: Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu cần thẩm tra thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng.

Trong 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

* Trường hợp nếu người đủ điều kiện xin đăng ký thường trú là người không quốc tịch thì nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú với hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin thường trú;
  • Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 41 nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Cá nhân cư trú và không cư trú tính thuế thế nào

Cá nhân cư trú và không cư trú tính thuế thế nào

Cá nhân cư trú và không cư trú tính thuế thế nào?

Người cư trú là cá nhân và người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể các quy định về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tính thuế như thế nào? Mời các bạn cùng xem quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân cho người cư trú chi tiết dưới đây:

Cách xác định thu nhập chịu thuế

  • Cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
  • Cá nhân không cư trú có quyết toán thuế TNCN với thu nhập chịu thuế là phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Mức thuế suất thuế TNCN cho cá nhân cư trú và không cư trú

  • Thuế suất cá nhân cư trú: Theo biểu lũy tiến tại phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Thuế suất cá nhân không cư trú: 20% tổng thu nhập chịu thuế. Cá nhân không cư trú được giảm trừ gia cảnh không?Quy định thuế thu nhập cá nhân thì Việc giảm trừ gia cảnh cho người không cư trú là không xảy ra. Thêm vào đó khi quyết toán thuế tncn cho người không cư trú sẽ không được giảm trừ bảo hiểm.

Ngoài ra, đối với các nguồn thu nhập khách sẽ áp dụng theo thông tư 111/2013/TT-BTC.

Đăng ký mã số thuế đối với cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú có mã số thuế nếu như đăng ký mã số thuế. Việc đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân được quy định tại các văn bản về quản lý thuế.

Trong đó có quy định đối tượng phải đăng ký thuế là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, đối với cá nhân không cư trú là người nước ngoài sẽ vẫn phải có trách nhiệm đăng ký mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Thủ tục xác nhận đối tượng cư trú, mẫu giấy chứng nhận cư trú thuế

Về thủ tục xác nhận đối tượng cư trú thuế của Việt Nam được quy định tại Khoản 6 Điều 44 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

“a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thực hiện thủ tục như sau:

a.1) Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế, nộp Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế.

a.2) Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:

- Giấy đề nghị theo hướng dẫn tại tiết a.1 khoản 6 Điều này;

- Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức (ví dụ như hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp);

- Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật;

- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.

b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định liên quan đến định nghĩa đối tượng cư trú để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.

Trường hợp để áp dụng Hiệp định tại nước hoặc vùng lãnh thổ đối tác Hiệp định với Việt Nam (sau đây gọi là đối tác Hiệp định), cơ quan thuế đối tác Hiệp định yêu cầu đối tượng cư trú Việt Nam cung cấp giấy chứng nhận cư trú do Cơ quan thuế Việt Nam phát hành theo mẫu của đối tác Hiệp định đó: nếu mẫu Giấy chứng nhận cư trú này có các chỉ tiêu và thông tin tương tự như Giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT nêu trên hoặc có thêm các chỉ tiêu và thông tin thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế (ví dụ: thông tin về quốc tịch, ngành nghề kinh doanh của đối tượng, ...) thì Cục Thuế xác nhận vào mẫu Giấy chứng nhận cư trú này.”

Tải mẫu giấy xác nhận, giấy chứng nhận cư trú thuế đối với cá nhân và doanh nghiệp đầy đủ, chính xác.

Mẫu giấy chứng nhận cư trú thuế song ngữ: tải tại đây

Thủ tục xác nhận tạm trú đối người Việt Nam

Ngoài các thủ tục xác nhận tạm trú đối với người cư trú tại nước ngoài theo quy định của luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú người nước ngoài tại Việt Nam thì công dân Việt Nam cũng cần nắm rõ các thủ tục đăng ký, xác nhận tạm trú cần những gì hay thủ tục đăng ký tạm vắng.

Việc xác nhận tạm trú để làm gì? Đây là quy định về thủ tục hành chính bắt buộc giúp việc quản lý nhân khẩu theo địa phương được thuận lợi và giúp công dân có giấy xác nhận có thể xin giấy tờ, học tập, mua bán bất động sản, điều kiện đăng ký mua nhà trả góp với ngân hàng … thực hiện các thủ tục hành chính tại nơi tạm trú thuận lợi.

Thủ tục xác nhận tạm trú đối người Việt Nam

Thủ tục xác nhận tạm trú đối người Việt Nam

Chứng nhận tạm trú là gì?

Là giấy chứng nhận do cơ quan công an phường cấp có thời hạn dài hoặc ngắn khác nhau cho người tại địa phương khác tới xin lưu trú ở đây.

Hiện hay nếu công dân Việt Nam chưa có một trong các loại sổ hộ khẩu sau thì sẽ cần làm thủ tục xin giấy xác nhận tạm trú

  • KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú
  • KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú

Lưu ý sổ KT1: Là sổ hộ khẩu đăng ký thường trú

Nếu công dân di chuyển nơi cư trú so với địa chỉ đăng ký tại sổ hộ khẩu thì sẽ cần đăng ký tạm vắng tạm trú.

Hồ sơ xác nhận tạm trú cần giấy tờ gì?

Thủ tục đăng ký xin xác nhận tạm trú bao gồm hồ sơ:

  • Photo CMND có công chứng (mang bản gốc đi đối chiếu)
  • Photo Sổ hộ khẩu có công chứng
  • Hợp đồng thuê nhà/ở nhờ
  • Đơn xin xác nhận tạm trú (Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú 2018 mới nhất )
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu

Xác nhận tạm trú ở đâu?

Nộp giấy tờ, làm thủ tục xác nhận tạm trú tại công an phường, xã nơi đang sinh sống. Trong thời hạn tối đa 3 ngày kể từ ngày nộp đủ giấy tờ cho công an phường bạn sẽ được cấp giấy xác nhận tạm trú. Xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu dài hạn hoặc ngắn hạn theo thời gian xin và hồ sơ thuê, ở nhà là bao lâu tại nơi xin cư trú tạm.

Mẫu giấy xác nhận tạm trú

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------o0o--------

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ

Kính gửi : Công an phường/xã/thịtrấn..........................................................

Tôi tên là: ........................................................................................................

Ngày sinh: .......................................................................................................

Số CMND.................................. Tại Công an............. Cấp ngày..................

Địa chỉ thường trú: .........................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ..............................................................................................

Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an phường/xã/thịtrấn ................ xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa này từ ngày.................................. cho đến nay.

Lý do: ..............................................................................................................

Xin cám ơn!

Xác nhận của Công an phường/xã/thịtrấn                                                  Ngày......tháng......năm

                                                                                                                               Kính đơn

Trên đây là những chia sẻ các quy định pháp luật về người cư trú đối với người nước ngoài và công dân tại Việt Nam cần phải biết để đảm bảo cư trú hợp pháp tránh không xin phép, đăng ký trở thành cư trú trái phép vi phạm và chịu chế tài của pháp luật.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết:  Lưu ngay kinh nghiệm mua nhà xây sẵn này để không sập bẫy lừa

Tin nổi bật
Tin mới nhất