menu

Quy định nhà ở thương mại, căn hộ dịch vụ và top dự án NOTM mới

17:10 - 07/01/2019
Nhà ở thương mại, căn hộ dịch vụ cho thuê là gì? Tiêu chuẩn xây, hợp đồng mua bán, danh sách nhà ở thương mại giá rẻ Hà Nội, TP.HCM.

Nhà ở là một trong những mối quan tâm của mỗi người với định hướng an cư lạc nghiệp đặc biệt ở các khu vực trọng điểm là thành phố. Tuy nhiên thu nhập, nhu cầu khác nhau nên hiện nay thị trường bất động sản cũng có nhiều phân khúc, giá tiền và tất nhiên chất lượng cũng sẽ khác nhau.

Hiện nay nhà ở được phân chia theo nhiều tiêu chí như giá, diện tích, vị trí, tiện ích, chủ đầu tư, cách thức điều kiện đầu tư mua bán. Chủ yếu có sự khác biệt rõ rệt và được phân chia thành nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Trong đó về cơ bản nhà ở thương mại là nhà ở có sự tự do trong chuyển nhượng so với loại hình nhà ở xã hội với những điều kiện giới hạn trong việc mua bán… nên có những đánh giá khác từ người tiêu dùng.

Dưới đây là những chia sẻ về nhà ở thương mại là gì? Điều kiện, thủ tục, kinh nghiệm và các danh sách dự án nhà ở thương mại sắp và đang chào bán để bạn tham khảo.

Nhà ở thương mại là gì? Quy chế pháp lý của các căn hộ, nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại là gì? Quy chế pháp lý của các căn hộ, nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại là gì? Khác gì với nhà ở xã hội?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định thì: “Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”.

Như vậy, khái niệm nhà ở thương mại (NOTM) được hiểu là những căn hộ do các tổ chức hoặc cá nhân thuộc bất kỳ một thành phần kinh tế nào trong xã hội làm chủ đầu tư xây dựng nên để cho thuê hoặc bán lại theo cơ chế thị trường, quy luật cung - cầu và các bên tham gia giao dịch mua bán sẽ tự quyết định về giá cả.

Loại hình nhà ở thương mại cũng được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào quyết định lựa chọn đầu tư của chủ đầu tư phù hợp với các quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như: nhà ở thương mại, căn hộ dịch vụ, nhà ở thương mại phục vụ tái định cư...

Đặc biệt, với nhà ở thương mại sẽ không có những giới hạn đối tượng mua mà chỉ cần người bán và người mua thỏa thuận và đủ khả năng chi trả là có thể giao dịch.

Quy định về nhà ở thương mại cũng có sự khác biệt so với nhà ở xã hội và mỗi loại hình đều có những thế mạnh cũng như điểm yếu mà người có nhu cầu cần mua sẽ phải kiểm tra, đánh giá lại các loại hình NOXH và NOTM để xác định việc có nên mua nhà ở thương mại hay không?

Đối với loại hình nhà ở xã hội cũng là một loại hình được nhiều người quan tâm bởi có nhiều ưu điểm.  Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở và sở hữu theo cơ thế mua, thuê hoặc thuê mua theo quy định và những điều kiện riêng như:

Nhà ở xã hội ưu tiên cán bộ công nhân viên chức nhà nước (đối tượng này không cần chứng minh thu nhập) và người có thu nhập thấp (thu nhập chưa đến mức đóng thuế TNCN). Đồng thời, những đối tượng này phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm vắng dài hạn và giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy chứng nhận độc thân.

Ưu điểm của loại hình nhà ở xã hội đó là chủ đầu tư được hưởng các ưu đãi từ nhà nước nên thuế đóng thấp, lãi suất vay thấp nên giá thành bán, thuê hay cho thuê mua cũng rẻ hơn so với nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, loại hình nhà ở xã hội cũng có khá nhiều những nhược điểm cần cân nhắc như: Vị trí không đẹp thường xa trung tâm, môi trường sống không có nhiều tiện ích, chỉ có các tiện ích cơ bản, chất lượng công trình kém, khả năng cấp sổ thấp, không phải ai cũng có quyền mua và đặc biệt việc chuyển nhượng mua bán bị hạn chế về thời gian cũng như đối tượng nhận chuyển nhượng, so với nhà ở thương mại giao dịch tự do thì đây là yếu điểm lớn.

Tiêu chuẩn của nhà ở thương mại theo quy định hiện hành

Tiêu chuẩn của nhà ở thương mại theo quy định hiện hành

Điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục xây dựng nhà ở thương mại

Điều kiện tiêu chuẩn xây nhà ở thương mại

Dựa vào bản vẽ, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, lối kiến trúc mà ở mà loại hình nhà ở thương mại sẽ có nhiều dạng. Điều 24 Luật nhà ở 2014 quy định:

“Điều 24. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

1. Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.”

Như vậy, mỗi loại nhà ở thương mại sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau phụ thuộc vào chủ đầu tư quyết định lựa chọn. Trong đó có loại hình căn hộ thương mại hay còn gọi là shophouse là dạng căn hộ được xây dựng với mục đích kết hợp ở và kinh doanh đặc thù. Những căn hộ thương mại dịch vụ cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn với đặc trưng là chuyên về buôn bán kinh doanh nên thiết kế sẽ khác với các căn hộ chỉ là nhà ở thông thường.

Phụ thuộc vào vị trí, tiêu chuẩn xây dựng, diện tích mà sẽ có các căn hộ thương mại giá rẻ diện tích nhỏ khoảng 25m2 cho tới các căn hộ thương mại cao cấp với diện tích lớn và vị trí đẹp hơn. Thường căn hộ thương mại sẽ nằm tại tầng trệt của các công trình nhà ở thương mại căn hộ cao cấp, cao tầng, đông dân cư và có vị trí vàng thuận lợi cho việc buôn bán. Đồng thời, khác có căn hộ chung cư thông thường thì loại hình này cho phép được đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh…

Khu nhà ở thương mại cao cấp với nhiều tiện ích

Khu nhà ở thương mại cao cấp với nhiều tiện ích

Thủ tục xây dựng nhà ở thương mại

Về thủ tục cụ thể trong việc xây dựng nhà ở thương mại sẽ cần đảm bảo thực hiện các thủ tục sau:

Thứ nhất, Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và thủ tục Chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở của cấp có thẩm quyền. Đây là điều kiện đầu tiên để chọn nhà thầu và đông ý về chủ chương thực hiện dự án đảm bảo tính pháp lý cho các chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo.

Nếu như các dự án sau khi có Quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư thì tiếp tục thực hiện các bước triển khai theo quy định của pháp luật. Nếu như các dự án có cấu phần xây dựng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, lựa chọn chủ đầu tư

Việc xây dựng nhà ở nhất định sẽ phải có thủ tục chọn chủ đầu tư và chỉ thực hiện sau khi có quyết định chủ chương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

Xây dựng nhà ở thương mại sẽ phải đảm bảo yêu cầu về chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở 2014 về điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đó là:

“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.”

Trong đó, chủ đầu tư dự án sẽ phải được lựa chọn theo các trình tự quy định tại Điều 22 Luật nhà ở. Cách lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

"a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Đấu thầu dự án có sử dụng đất;

c) Chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật này, có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 của Luật này.”

Lựa chọn đầu tư dự án là nhà ở thương mại sẽ do cơ quan quản lý nhà ở đơn vị cấp tình báo cáo UBND tỉnh. Nếu là dự án có quy mô lớn hoặc liên quan tới nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Chính phủ thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, phải đảm bảo về hình thức sử dụng đất để thực hiện đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có thể là:

Diện tích xây dựng nhà ở thương mại phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp

  • Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở thương mại cho thuê, cho thuê mua, bán.
  • Được Nhà nước cho thuê đất nhằm xây dựng nhà ở với mục đích cho thuê.
  • Nhận chuyển QSDĐ để xây dựng nhà ở thương mại theo đúng quy định của pháp luật.
  • Nhìn chung, để có thể thực hiện dự án đầu tư nhà ở thương mại sẽ cần đảm bảo các thủ tục chấp thuận và yêu cầu về nhà đầu tư, được lựa chọn làm nhà đầu tư theo đúng quy định, đảm bảo việc sở hữu đất hợp pháp với nhiều thủ tục chứng minh năng lực...

Quy định về đối tượng mua căn hộ thương mại

Quy định về đối tượng mua căn hộ thương mại

Những đối tượng mua, thuê căn hộ thương mại

Loại hình nhà ở thương mại như quy định của nhà nước là loại hình nhà ở được giao dịch tự do, không giới hạn bởi đối tượng người mua và mục đích để ở hay đầu tư so với loại hình nhà ở xã hội. Người mua có quyền lựa chọn các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở thương mại dịch vụ công nhân, nhà ở thương mại phục vụ tái định cư… hay theo địa lý như nhà ở thương mại giá rẻ tại Hà Nội, TPHCM.

Như vậy, nếu như nhà ở xã hội có giới hạn về đối tượng được quyền mua nhà ở xã hội đó là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người thu nhập thấp, người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo… và cần nhiều yêu cầu chứng minh, trong khi đó những căn hộ thương mại hoàn toàn có quyền được mua mà không bị giới hạn. Ngoại trừ giới hạn về người mua nhà ở là người nước ngoài sẽ không có quyền sở hữu vĩnh viễn mà thời hạn tối đa là 50 năm.

Đồng thời đối tượng mua nhà ở thương mại có thể được hưởng các chính sách về vay vốn từ nhiều ngân hàng khác nhau tùy chọn mà không bị giới hạn như người mua nhà ở xã hội. Song song với đó là chính sách vay mua nhà ở thương mại cũng có thể hỗ trợ linh hoạt tới 25 năm và tối đa lên tới 70% giá trị căn nhà.

Vì vậy, các chính sách mở rộng, tự do của thị trường nhà ở thương mại cũng như nguồn tài chính linh hoạt, hỗ trợ tốt giúp cho các dự án đầu tư có được sức hút tốt và người có nhu cầu nhà ở có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện ngân sách hơn.

Các lưu ý và mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Các lưu ý và mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Việc mua bán nhà ở thương mại là quyền của chủ đầu tư và thoả thuận với người mua nhưng sẽ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật phụ thuộc vào giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại là nhà đang xây dựng hay đã hoàn thiện.

Như vậy khi mua bán nhà ở thương mại cần quan tâm tới nhà ở đã có sẵn hay là tài sản hình thành trong tương lai (dự án đủ điều kiện mở bán)

Mở bán nhà ở thương mại là nhà ở hình thành trong tương lai

Để mở bán nhà ở hình thành trong tương lai là loại hình nhà ở thương mại sẽ cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 55 và 56 Luật Kinh doanh bất động sản và chi tiết hóa tại  Nghị định 99/2015/NĐ-CP cụ thể là Điều 19 như sau:

  • Dự án phải có giấy phép xây dựng.
  • Dự án phải có đầy đủ hồ sơ dự án.
  • Dự án phải có các thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nếu là nhà chung cư hay các tòa nhà hỗn hợp thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành phần phóng của tòa nhà mới được mở bán.
  • Nếu là nhà liền kề, nhà thấp tầng có biên bản nghiệm thu về hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiến độ trong giấy phép xây dựng.
  • Có công văn của Sở Xây dựng gửi chủ đầu tư xác nhận nhà ở thương mại hình thành trong tương lai đủ điều kiện bán (lưu ý chi tiết số lượng nhà đủ điều kiện bán, đúng vị trí, tòa nhà được công nhận.)
  • Có ngân hàng thương mại đủ năng lực bảo lãnh nghĩa vụ tài chính cho phía chủ đầu tư đối với khách hàng khi không được bàn giao đóng tiến độ.

Như vậy, với tư cách là một khách hàng có nhu cầu mua nhà, trước khi ký kết Hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai sẽ cần quan tâm tới vấn đề sau:

  • Giá bán nhà ở thương mại
  • Nhà ở thương mại đã được Sở Xây dựng công bố có đủ các điều kiện được mở bán hay chưa. Nếu có công bố đủ điều kiện người mua nhà ở thương mại có thể lựa chọn mua căn hộ dự án và ký kết hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định.

Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa chủ đầu tư và người mua căn hộ tải tại đây.

Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Kinh nghiệm mua chung cư từ việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Nếu người mua nhà không mua bán trực tiếp từ chủ đầu tư mà nhận chuyển nhượng từ một người khách đã ký hợp đồng mua bán nhà ở thương mại với CĐT) thì cần thực hiện các thủ tục sau:

Trong trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu chưa thuộc diện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nhà ở và có nhu cầu chuyển nhượng thì được quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán cho người khác; Bên nhận chuyển nhượng sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại sẽ cần đảm bảo các quy định tại Điều 32 Thông tư 19/ 2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở quy định như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng này cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; nếu bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số nhà ở trong tổng số nhà ở đã mua của chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng”.

Nếu người nhận chuyển nhượng muốn phòng tránh rủi ro thì nên làm hợp đồng đặt cọc nếu như là nhà chưa bàn giao ở và đồng thời hợp đồng chuyển nhượng sẽ nên có điều khoản về tranh chấp tranh chấp xảy ra tại thời điểm nào và bên nào chịu trách nhiệm…

* Hồ sơ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cần có:

- 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng (trường hợp phải công chứng, chứng thực thì phải thực hiện việc công chứng, chứng thực trước khi nộp cho chủ đầu tư);

- Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở thương mại đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải có thêm bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở;

- Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng: CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương nếu là cá nhân; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó.

Khi bạn chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận và bàn giao lại các giấy tờ bạn đề nghị xác nhận:

  • 2 văn bản chuyển nhượng HĐMB nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư
  • Bản chính HĐMB đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại;
  • Bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng HĐMB nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.

Sau khi hoàn tất thủ tục xác nhận khi nhận nhà và làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sẽ cần nộp) thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận các giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư ( nếu trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải có thêm bản chính biên bản bàn giao nhà ở)
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư.

Tham khảo: MẪU VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

Danh sách các dự án nhà ở thương mại hot 2019

Danh sách các dự án nhà ở thương mại hot 2019

Danh sách các dự án nhà ở thương mại sắp mở bán mới nhất

Danh sách dự án nhà ở thương mại hot tại Hà Nội​​​​​​​

  • Chung Cư Flc Garden City Đại Mỗ
  • Tòa tháp thiên niên kỷ
  • Chung cư Samsora Premier Hà Đông
  • Chung Cư Eco Dream Nguyễn Xiển
  • Dự án The K Park Văn Phú
  • Dự án Xuân Mai Sparks Tower
  • Dự án Parkview Residence
  • Dự án Golden Park
  • Dự án Manhattan Tower
  • Chung cư Luxury Park View
  • Chung Cư Cầu Giấy Center Point 
  • Chung cư Park View City - E4 Yên Hòa
  • Chung cư The Golden An Khánh
  • Chung cư Gemek Premium
  • Dự án athena đại kim
  • Chung cư Sky Central
  • Dự án Chung cư Imperial Plaza
  • Chung cư Eco Lake View 
  • Chung cư Gelexia Riverside
  • Iris Garden
  • Chung cư Hateco Apollo Xuân Phương
  • Chung cư FLC Green Home 
  • Chung cư Mỹ Đình Pearl
  • Dự án The Golden Palm
  • Rivera ParkHà Nội

Danh sách dự án nhà ở thương mại hot tại TP.HCM

  • Dự án Vincity GrandPark 
  • Dự án Đông Tăng Long
  • GS Metrocity Long Bình
  • Dự án khu Trường Thạnh
  • Vinhome Tân Cảng- Bason
  • AnPhaKing.
  • Dự án Rome Diamond Lotus
  • Căn hộ The Palace Residence
  • Các căn hộ The Palace Residence;
  • Căn hộ Albany thuộc dự án Gateway Thao Dien;
  • Phân khu Diamond Riverside thuộc Gem Riverside;
  • Khu phức hợp An Phú Complex;
  • Căn hộ Water Bay quận 2
  • Căn hộ Saigon Sports City
  • Dự án căn hộ Raemian Galaxy City quận 2
  • Căn hộ Eco Smart City Thủ Thiêm quận 2;
  • Căn hộ Tilia Residences (MU7) quận 2;
  • Khu tái định cư Bình Khánh
  • Căn hộ chung cư cao cấp One Verandah;
  • Căn hộ chung cư cao cấp Masteri Thảo Điền Quận 2;
  • Căn hộ chung cư cao cấp Lexington Residence
  • Căn Hộ chung cư D’Edge Thảo Điền;
  • Sunshine City
  • GS Metrocity Nhà Bè
  • Căn hộ Sunshine city Sài Gòn
  • Dự án căn hộ ECO Green Sài Gòn
  • Căn hộ SOUTHGATE TOWER.
  • Căn hộ Infiniti Riviera
  • Căn hộ Green Star Sky Garden
  • Dự án căn hộ Florita
  • Dự án Sài gòn Peninsula 
  • Dự án Vincity Grandpark Q9
  • Căn hộ Metro Star Xa lộ Hà Nội
  • Greencity -Trường Thạnh
  • Sunshine City Saigon
  • GS MetroCity
  • Làng Đại Học Hưng Long
  • Khu Sinh Thái 5 Sao
  • Đại học Quốc tế ViUt
  • Khu đô thị Mới An Phú Hưng
  • Everder City Đức Hòa

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về căn hộ thương mại, nhà dịch vụ là gì cùng những quy định pháp luật về nhà ở thương mại cơ bản, hợp đồng mua bán nhà ở thương mại theo quy định hiện hành bạn có thể tham khảo và chọn mua nhà ở tốt, an toàn, phù hợp nhất.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết:  Đầu tư bất động sản cho thuê lại thế nào để sinh lời nhanh nhất?

Tin nổi bật
Tin mới nhất