menu

Phân loại, phân cấp các nhóm công trình xây dựng cụ thể nhất

17:10 - 13/09/2019
Xem thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình dân dụng nhà ở, công cộng, hạ tầng kỹ thuật, công nông nghiệp, giao thông, quốc phòng an ninh.

 

I. Phân loại và phân cấp các công trình xây dựng

Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Hiện nay, các công trình xây dựng được phần chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công năng sử dụng và phân cấp công trình xây dựng là gì, tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại công trình.

Cách phân loại công trình xây dựng

Có mấy loại, bao nhiêu loại công trình xây dựng? Việc phân loại các công trình xây dựng hiện nay căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Cách phân loại công trình trong xây dựng cơ bản sẽ phân loại công trình theo công năng sử dụng và theo cấp.

Cụ thể tại Điều 8 quy định về phân loại nhóm công trình xây dựng theo công năng sử dụng bao gồm:

  1. Các công trình dân dụng;
  2. Các công trình công nghiệp;
  3. Các công trình giao thông;
  4. Các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  5. Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
  6. Các công trình quốc phòng, an ninh.

Các loại công trình xây dựng hiện nay

Các loại công trình xây dựng hiện nay

Ngoài ra, đối với những công trình xây dựng không được phân loại theo quy định thì Bộ Xây dựng (BXD) sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình xây dựng đó.

Lưu ý: một dự án đầu tư xây dựng có thể có nhiều loại công trình nếu như chúng có nhiều hạng mục xây dựng khác nhau về công năng sử dụng.

Phân loại các cấp công trình xây dựng

Mục đích, ý nghĩa phân loại cấp công trình xây dựng

Phân bậc, phân nhóm hay phân cấp công trình thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong suốt thời gian vận hành, khai thác sử dụng công trình. Việc phân loại cấp công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hoạt động sau:

  • Quản lý phân hạng năng lực của chủ thể giam gia xây dựng như: công trình cấp 4 có hay không cần chứng chỉ năng lực hành nghề, công trình cấp 1 cần chứng chỉ năng lực gì…
  • Yêu cầu về cấp công trình sẽ phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế như: công trình cấp 1, 2 thiết kế mấy bước, tiêu chuẩn xây dựng công trình dân dụng...
  • Xác định trách nhiệm thẩm định thiết kế, nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng
  • Quản lý chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng
  • Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
  • Quy định về thời hạn bảo hành và quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
  • Quy định về phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng

Quy định tiêu chuẩn về phân cấp công trình xây dựng

Cấp công trình là gì? luật xây dựng mới nhất hiện nay quy định về cấp công trình xây dựng cơ bản thực hiện theo nguyên tắc sau quy định tại Điều 2 thông tư Bộ Xây dựng về phân cấp công trình xây dựng 2016 là văn bản thông tư 03/2016/tt-bxd (thông tư 03 2016 tt bxd).

Nội dung Điều 2 tt03/2016 BXD xác định các nguyên tắc, tiêu chí phân cấp công trình xây dựng:

“1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này."

Theo quy định về phân loại các cấp công trình xây dựng sẽ căn cứ vào quy mô, kết cấu công trình xây dựng và tầm quan trọng. Trong đó:

- Phân cấp công trình dựa vào tầm quan trọng sẽ là dựa trên mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố; hoặc ảnh hưởng của công trình đó trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.

- Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau:

  • Mức độ an toàn cho người và tài sản;
  • Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;
  • Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn bậc chịu lửa của công trình cho phép.
  • Công trình xây dựng có mấy cấp?

Các loại cấp công trình xây dựng và niên hạn sử dụng

Các loại cấp công trình xây dựng và niên hạn sử dụng

Công trình xây dựng có bao nhiêu cấp? Căn cứ theo quy định về tiêu chí phân cấp công trình đối với từng loại công trình sẽ khác nhau nhưng mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp và tính theo độ bền vững để xác định thời gian sử dụng công trình bao gồm:

  1. Phân cấp công trình cấp đặc biệt: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
  2. Phân cấp công trình xây dựng cấp 1 (I): Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
  3. Phân cấp công trình xây dựng cấp 2 (II): Niên hạn sử dụng từ 50 - 100 năm;
  4. Phân cấp công trình xây dựng cấp 3 (III): Niên hạn sử dụng từ 20 - dưới 50 năm;
  5. Phân cấp công trình xây dựng cấp 4 (IV): Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Trong đó, mỗi loại công trình xây dựng sẽ có những tiêu chí phân cấp riêng biệt theo từng nhóm chỉ số và khi công trình được thẩm định dựa trên các tiêu chí đó nếu đạt ở nhóm nào sẽ là công trình cấp đó.

Ví dụ: Công trình dân dụng là công trình giáo dục - xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo sẽ phân cấp dựa vào tiêu chí tổng số trẻ toàn trường nếu:

+ Số trẻ ≥ 100: Công trình cấp II

+ Số trẻ < 100 Công trình cấp III

II. Quy định phân cấp các loại công trình theo quy mô công suất, tầm quan trọng

Phân cấp công trình biệt thự, khách sạn, san nền, sửa chữa, trạm y tế xã, trường học, công trình văn hóa, viễn thông, năng lượng, thủy lợi, kè chung cư, nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng hay 5, 6, 7 tầng và cao tầng thuộc công trình cấp mấy?

Để hiểu được công trình xây dựng thuộc cấp mấy sẽ dựa theo bảng tiêu chuẩn phân cấp công trình xây dựng cụ thể theo từng loại công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, nông nghiệp - phát triển nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng cụ thể theo phụ lục 01, 02 của thông tư số 03/2016/tt-BXD pdf về phân loại và phân cấp công trình xây dựng.

1. Phân loại và phân cấp công trình dân dụng

Định nghĩa, khái niệm công trình dân dụng là gì?

Công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Tùy theo công năng và mục đích sử dụng chuyên biệt, nhà và công trình công cộng mà phần thành các loại hạng mục công trình dân dụng sau:

  • Công trình giáo dục: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT, PT nhiều cấp, đại học, cao đẳng, dạy nghề, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật.
  • Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, trung tâm thí nghiệm sinh học.
  • Công trình thể thao: Sân vận động, thị đấu ngoài trời, sân gôn, bể bơi, thể thao ngoài trời
  • Công trình văn hóa: trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, nhà hát, công trình tập trung đông người, rạp xiếc, chiếu phim, bảng tàng, thư viện, nhà trưng bày, triển lãm.
  • Công trình thương mại và dịch vụ: chợ
  • Nhà ga; 
  • Công trình thông tin liên lạc, viễn thông;
  • Công trình dịch vụ công cộng; 
  • Văn phòng, trụ sở cơ quan;
  • Các công trình công cộng khác.

Tham khảo: Quy chế, mẫu hợp đồng giao khoán xây dựng, nhân công mới nhất.

Quy định phân cấp công trình xây dựng dân dụng

Những công trình dân dụng sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình dân dụng nhà ở, y tế… theo các cấp công trình dân dụng đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 hay công trình dân dụng hạng đặc biệt, hạng 1, 2, 3, 4.

Quy định về phân cấp công trình xây dựng dân dụng hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD:

Bảng phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

Bảng phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

2. Phân loại, cấp công trình công nghiệp

Công trình công nghiệp là gì?

- Công trình công nghiệp hay công trình xây dựng công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có:

  • Nhà (xưởng) sản xuất;
  • Nhà điều hành sản xuất;
  • Công trình phục vụ sản xuất: y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…
  • Công trình kỹ thuật: điện, cấp - thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy...

- Công trình công nghiệp được phân loại theo ngành sản xuất, bao gồm các ngành nghề sau:  

  • Công trình sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Công trình khai thác than, quặng; 
  • Công trình khai thác và chế biến dầu khí;
  • Công trình sản xuất công nghiệp nặng;
  • Công trình sản xuất công nghiệp nhẹ;
  • Công trình chế biến thuỷ sản;
  • Các công trình công nghiệp khác.

Quy định phân cấp công trình xây dựng công nghiệp

Các loại công trình công nghiệp sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình công nghiệp cấp đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau.

Xác định cấp công trình công nghiệp cấp 1, 2, 3, 4 là gì sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.2 Phân cấp công trình công nghiệp - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD.

Bảng phân cấp công trình công nghiệp mới nhất

Bảng phân cấp công trình công nghiệp mới nhất

3. Phân loại, cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật 

Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

  • Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch, trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp.
  • Công trình thoát nước: Hồ điều hòa, Trạm bơm nước mưa, công trình xử lý và trạm bơm nước thải, xử lý bùn.
  • Công trình xử lý chất thải rắn
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh
  • Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng
  • Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị

Quy định cách phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Để xác định cấp công trình hạ tầng kỹ thuật hiện nay sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.3 Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD bao gồm: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp 1, 2, 3, 4 theo các tiêu chí phân cấp riêng đối từng loại công trình.

Bảng phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Bảng phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

4. Phân loại, phân cấp công trình giao thông

Công trình giao thông là gì?

Theo phân loại công trình xây dựng thì công trình:

  • Công trình đường bộ,
  • Công trình sắt
  • Công trình cầu
  • Công trình hầm
  • Công trình đường thủy nội địa
  • Công trình hàng hải
  • Công trình hàng không.

Quy định cách xác định cấp công trình giao thông mới nhất

Mỗi loại công trình giao thông sẽ bao gồm các công trình nhỏ và có những tiêu chí được quy định tiêu chí để phân cấp công trình giao thông cấp đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 khác nhau.

Xác định cấp công trình giao thông cấp 1, 2, 3, 4 là gì sẽ căn cứ vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.4 - Bảng phân cấp công trình giao thông - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD bao gồm các tiêu chuẩn loại cấp công trình giao thông từ phân cấp công trình đường giao thông đường bộ, sắt, cầu...

Bảng phân cấp công trình giao thông hiện hành

Bảng phân cấp công trình giao thông hiện hành

5. Phân loại, phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phân loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Công trình NN&PTNT được phân chia thành:

  • Công trình thủy lợi: cấp và tiêu thoát nước, hồ chứa, cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác.
  • Công trình đê điều (phân cấp công trình kè)

Phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Quy định phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn có 5 cấp từ đặc biệt đến cấp 1, 2, 3, 4 phân theo tiêu chí diện tích hoặc dung tích, lưu lượng.

Đặc biệt việc xác định phân cấp công trình đê điều sẽ không theo quy định phân cấp công trình xây dựng tại TT 03/2016 bxd mà sẽ dựa theo: Quyết định phân cấp của Bộ NN&PTNT tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 113/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đê Điều.

Đối với phân cấp công trình NN&PTNT là các công trình thủy thực hiện theo quy định tại Bảng 1.5 - Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn - Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD.

Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bảng phân cấp công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

6. Quy định phân cấp công trình quốc phòng, an ninh

Việc phân cấp công trình an ninh, quốc phòng (ANQP) xác định tương tự như đối với các các công trình xây dựng (dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tuy nhiên trong trường hợp công trình xây dựng ANQP đặc thù, thì cấp công trình này sẽ do các Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng quy định.

III. Quy định phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Đối với quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu sẽ theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư 03/2016/tt-bxd.

Cách phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu sẽ gồm có:

  • Nhà, Kết cấu dạng nhà;
  • Công trình nhiều tầng có sàn
  • Kết cấu nhịp lớn dạng khung
  • Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
  • Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong công trình Hạ tầng kỹ thuật
  • Tuyến cáp treo vận chuyển người
  • Kết cấu dạng bể chứa, si lô
  • Cầu (trong công trình giao thông)
  • Hầm (hầm giao thông đường bộ, đường sắt; hầm thủy lợi, hầm thủy điện...)
  • Tường chắn
  • Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
  • Tuyến ống/cống
  • Phân cấp công trình cảng biển
  • Cảng đường thủy nội địa
  • Âu tàu

Và các kết cấu có quy mô nhỏ lẻ khác: tường rào, hàng rào, lan can bảo vệ, khối xây gạch/đá/bê tông…

Dưới đây là bảng phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu phụ lục 02 của thông tư 03/2016/TT-BXD:

Bảng phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Bảng phân loại công trình xây dựng theo quy mô kết cấu

Thông tư 07/2019/TT-BXD Bộ Xây dựng có bổ sung, sửa đổi một số quy định ở Thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Bạn có thể xem chi tiết tại đây.

Trên đây là toàn bộ các quy định về phân loại và phân cấp công trình xây dựng từ năm 2016, 2017, 2018, 2019 theo văn bản pháp luật hiện hành, hy vọng với những quy định sẽ giúp người dùng xác định được loại công trình xây dựng thuộc cấp mấy, xác định thời hạn sử dụng công trình, bảo hành, bảo trì...

Xem thêm quy chế Đất dịch vụ là gì để nắm rõ được quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia giao dịch bất động sản.

Tin nổi bật
Tin mới nhất