menu

Quy định về tranh chấp lối đi chung: Thủ tục, mẫu đơn giải quyết

14:54 - 23/10/2018
Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung, lối đi công cộng theo quy định luật dân sự, cách làm đơn xác nhận lối đi chung.

Tranh chấp lối đi chung hiện nay là vấn đề nhức nhối và rất thường xảy ra tranh chấp kéo dài, đặc biệt ở khu vực thành phố và nhiều người lúng túng trong cách giải quyết. Trên thực tế, vấn đề tranh chấp lối đi chung đã được pháp luật dân sự 2015 điều chỉnh và cả trước đó luật dân sự 2005 cũng đã có quy định chi tiết.

Vậy nếu đang có tranh chấp lối đi chung, lối đi riêng sẽ được giải quyết như thế nào? Cùng ancu.me xem xét các tranh chấp lối đi công công, những quy định về lối đi chung, thẩm quyền, thủ tục, trình tự, lệ phí… Qua đó, bạn sẽ biết được hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tranh chấp lối đi chung, lối đi liền kề

Tranh chấp lối đi chung, lối đi liền kề

Quy định về lối đi chung

Tranh chấp lối đi chung là gì?

Tranh chấp lối đi chung là cách gọi để chỉ các mâu thuẫn, mở lối đi riêng, chung mà thường rất phổ biến trong đời sống nhưng lại ít người biết được hướng giải quyết của chúng. Bởi lẽ, về tâm lý việc tranh chấp lối đi liền kề, đi qua nhà có đất. Người có đất phải mở đường đi cho người không có đất và lúc này tranh chấp về đất lối đi chung xảy ra.

Có rất nhiều tình huống tranh chấp lối đi chung và có người được phép mở lối đi trên đất thuộc sở hữu của người khác nhưng cũng có người không được giải quyết mở lối đi qua đất của người khác.

Quy định về lối đi qua, lối đi chung

Lối đi chung là gì? Quy định về giải quyết tranh chấp lối đi chung theo Luật Dân sự 2015 hiện hành như thế nào? Trước kia vế đề về quyền lối đi chung được quy định tại điều 257 Bộ Luật Dân sự 2005. Và hiện này là được quy định tại Điều 254 BLDS 2015 với tên gọi quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”.

Như vậy, theo quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền về lối qua. Tức là chỉ khi bất nào chủ sở hữu bất động sản không có lối đi riêng thông ra đường công công và việc mở một lối đi qua đất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra tới đường công công. Lúc này chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận.

Trong trường hợp, của người đề nghị mở lối đi qua đất nhà mà không bị vây bọc toàn bộ, vẫn có con đường khách đi ra đường công cộng thì yêu cầu sẽ không có cơ sở chấp thuận. Dù chủ sở hữu bất động sản kia có phải đi ngõ vòng nhiều tới đâu nhưng vẫn có lối đi công cộng thì vẫn không có quyền mở lối đi chung.

Đồng thời, luật giải quyết tranh chấp lối đi chung, mở lối đi cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu yêu cầu mở lối đi và chủ sở hữu được yêu cầu mở lối đi chung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên như sau:

Người chủ sở hữu được hưởng quyền về lối đi chung qua bất động sản của người khác phải đền bù cho chủ sở hữu đó, trừ khi có thoả thuận khác.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu thì chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong có thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao của lối đi thuận tiện, ít gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù.

Ví dụ: tranh chấp lối đi chung cả nhà khi 1 mảnh đất chia 4 nhưng 1 một mảnh không có lối đi thì cần phải mở lối đi riêng mà không cần đền bù cho chủ sở hữu đất khác.

Như vậy hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau: Nếu chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác và con đường duy nhất để có thể đi đến đường công cộng là mở lối đi qua đất người khác. Trong trường hợp này sẽ cần mở một lối đi chung tiện và ít gây ra phiền hà cho chủ sở hữu bất động sản có mở lối đi và sẽ có đền bù theo thỏa thuận.

Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về cách giải quyết tranh chấp về lối đi chung thì có thể xin tư vấn hoặc làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề

Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung

Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “...nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”.

Do đó đối với các đất không có lối đi mà không thể thỏa thuận được với nhau về tạo lỗi hay đền bù thì có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi được thực hiện theo quy định Luật Đất đai 2013. Cụ thể Điều 203 luật này quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Nộp đơn giản quyết tranh chấp lối đi chung ở đâu phụ thuộc và trừng trường hợp cụ thể trong tranh chấp lối đi chung mà người có nhu cầu khởi kiện làm mẫu đơn khiếu nại tranh chấp lối đi chung hay đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung nộp tới UBND xã hoặc huyện, tỉnh hay Tòa án theo đúng các trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không và hòa giải thành công hay không?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi công cộng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi công cộng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung

Đối với giải quyết tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp lối đi chung cả nhà, mở lối đi sẽ cần đảm bảo các trình tự thủ tục sau hòa giải cơ sở nếu không thành mới được khởi kiện ra tòa án.

Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi chung

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.

Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.

Tham khảo mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, xác nhận lối đi chung tại UBND xã/phương, huyện/quận: Tải tại đây

Nếu hòa giải không thành thì các chủ thể tranh chấp có thể theo hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

- Nộp đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới tòa án nhân dân nến đương sự có” Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

- Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc 1 trong các giấy tờ đất quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai thì sẽ lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết là khiếu nại hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Khiếu nại hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

- Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung số 1:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại khoản 3 Điều 2013 Luật Đất Đai như sau:

“a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Trong trường hợp UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi qua, ngõ đi chung theo quy định khoản 3 Điều 203 này thì sẽ phải ra quyết định giải quyết tranh chấp và các bên sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành nếu không sẽ bị cưỡng chế.

- Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung số 2:

Khởi kiện tranh chấp đất lối đi chung tại Tòa án nhân dân.

Người có tranh chấp đất đai có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung: Tải mẫu đơn

Tòa án sẽ là người có trách nhiệm xem xét hồ sơ giấy tờ, yêu cầu của bên khởi kiện có đúng quy định quyền về lối đi chung hay không để có phán quyết giải quyết tranh chấp.

Đối với trường hợp 2 bên không thỏa thuận được về khoản đền bù thì tòa án sẽ quyết định mức đền bù cho người phải mở lối đi theo bảng giá đất Nhà nước.

Án phí tranh chấp lối đi chung hiện nay áp dụng đối với phí dân sự sơ thẩm về tranh chấp dân không có giá ngạch là 200 nghìn đồng.

Trên đây là toàn bộ những nội dung tư vấn tranh chấp lối đi chung, lối đi liền kề đầy đủ và chi tiết theo quy định của luật hiện hành . Quý bạn đọc có thể tham khảo để tìm hiểu về quyền lợi của mình cũng như giải quyết tranh chấp về lối đi chung, lối đi công công đúng pháp luật, giảm thiểu rắc rối và thiệt hại.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về tranh chấp đất đai tại bài viết: Luật tranh chấp đất đai trong gia đình mới nhất và cách giải quyết

Tin nổi bật
Tin mới nhất