menu

Thủ tục tách nhập khẩu và đăng ký làm sổ hộ khẩu mới như thế nào?

17:10 - 18/02/2019
Hộ khẩu thường trú là gì, quy định, điều kiện, thủ tục nhập, tách, chuyển khẩu Hà Nội, TPHCM..., cách tra cứu thông tin, số sổ hộ khẩu.

Quy định cơ bản về hộ khẩu cần biết

Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của Việt Nam và là làm phương tiện ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân, quản lý cư trú. Do vậy, công dân sẽ cần biết về các  thủ tục nhập hộ khẩu nhằm bảo vệ pháp luật của mình.

Sổ hộ khẩu theo quy định của pháp luật là căn cứ pháp định nơi ở, địa chỉ thường trú của công dân và được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật.

Chính vì vậy việc nắm rõ các quy định về hộ khẩu giúp cho công dân có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như tránh những rắc rối đặc biệt trong việc mua nhà đất, đi học, các quyền lợi ích khác… của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Quy định đăng ký thường trú, làm sổ hộ khẩu 2019

Quy định đăng ký thường trú, làm sổ hộ khẩu 2019

Các loại sổ hộ khẩu hiện hành

Với nhiều người nhắc đến sổ hộ khẩu là nhắc tới hộ khẩu thường trú nơi đăng ký thường trú mà quên mất rằng vẫn còn sổ hộ khẩu dành cho các trường hợp đăng ký tạm trú. Cụ thể theo quy định của thì có các loại sổ đăng ký thường trú và sổ tạm trú được ký hiệu băng “KT” với KT1, KT2, KT3, KT4. Cụ thể các loại sổ hộ khẩu này được hiểu như sau:

  • Sổ hộ khẩu KT1: là loại sổ hộ khẩu thường trú xác định nơi ở lâu dài của công dân và ghi với địa chỉ cmnd, thẻ căn cước…
  • của công dân. Thông thường, địa chỉ ghi trong sổ trùng với địa chỉ ghi trên Chứng minh nhân dân của mỗi người;
  • Sổ hộ khẩu KT2: là loại sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sổ này ghi nhận công dân đăng ký tại quận, huyện khác với nơi thường trú nhưng cùng 1 tỉnh, thành phố.
  • Sổ hộ khẩu KT3: là loại sổ tạm trú dài hạn ở vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.
  • Sổ hộ khẩu KT4: là loại sổ tạm trú ngắn hạn trong cùng phạm vi tỉnh, hành phố trực thuộc trung ương là địa chỉ thường trú.

Theo quy định thì loại sổ KT2, KT3 có giá trị tối đa là 24 tháng và hết thời hạn này người tạm trú sẽ cần làm gia hạn tạm trú.

Các trường hợp làm hộ khẩu

Hiện nay có nhiều trường hợp cần làm sổ hộ khẩu bao gồm:

- Trường hợp tách sổ hộ khẩu làm sổ mới

Đây là trường hợp công dân đã có tên trong một sổ hộ khẩu và có nhu cầu tách sang một sổ mới, sổ sẽ không còn tên người tách sổ nữa vì vậy việc tách sổ sẽ đồng nghĩa với việc sẽ phải tiến hành thủ tục làm sổ hộ khẩu mới.

Theo quy định khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định: trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp thì có thể được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

  • Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách Sổ hộ khẩu;
  • Người đã nhập vào Sổ hộ khẩu mà được chủ hộ đồng ý cho tách Sổ hộ khẩu bằng văn bản.

- Trường hợp chuyển hộ khẩu

Chuyển bộ khẩu là trường hợp người có tên trong sổ hộ khẩu này có nhu cầu muốn xóa tên trong sổ hộ khẩu đó và chuyển sang một sổ hộ khẩu khác và không làm phát sinh sổ hộ khẩu mới. Thường việc chuyển hộ khẩu (chuyển khẩu) này phát sinh do trường hợp chuyển nơi thường trú: lấy vợ, chồng…

Việc chuyển hộ khẩu này sẽ phải có thủ tục chuyển hộ khẩu ở nơi ở cũ và thủ tục nhập hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới.

- Trường hợp làm lại hộ khẩu mới

Trong trường hợp sổ hộ khẩu bị mất thì được cấp lại nếu chủ sổ làm các thủ tục xin làm lại sổ.

Số hồ sơ hộ khẩu ghi ở đâu?

Mỗi sổ hộ khẩu sẽ có số sổ hậu khẩu riêng và thường được sử dụng để làm mã số dữ liệu tra cứu hộ khẩu.

Tra cứu cứu số sổ hộ khẩu, hay số sổ hộ khẩu nằm ở đâu rất đơn giản. Với sổ hộ khẩu bằng giấy bạn có thể xem ngay sổ hồ sơ sổ hộ khẩu ngày ở bìa ngoài cùng của cuốn sổ. Ngoài ra, công dân có thể tra cứu thông tin sổ hộ khẩu nếu cần tìm kiếm số sổ hậu khẩu của mình tại đây và làm theo hướng dẫn chi tiết.

Quy định điều kiện làm sổ hộ khẩu cần biết

Quy định điều kiện làm sổ hộ khẩu cần biết

Điều kiện làm hộ khẩu thường trú

Làm hộ khẩu thường trú hay đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký địa chỉ thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp hộ khẩu (Điều 18 Luật Cư trú 2006).

Theo quy định về làm hộ khẩu bao gồm các trường hợp tách sổ hộ khẩu, làm mới, chuyển và nhập hộ khẩu sẽ có những điều kiện khác nhau phụ thuộc vào từng tỉnh. Pháp luật có quy định về điều kiện làm hộ khẩu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ khác với các tình thành phố trực thuộc tỉnh. 

Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương

Theo quy định hiện tại nước ta có 5 thành phố trực thuộc TW bao gồm có: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thờ. Bởi vậy những người muốn nhập, đăng ký hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành phố này sẽ phải đảm bảo các quy định về điều kiện đăng ký thường trú thi Luật cư trú 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú 2013; Luật Thủ đô 2012,. Cụ thể Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật cư trú như sau:

- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ;
  • Con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, mất sức, thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người tàn tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.

- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

- Có chỗ ở hợp pháp và đủ điều kiện về thời gian tạm trú tại thành phố trực thuộc trung ương; Lưu ý, bạn khôgn cần lo lắng liệc làm hộ khẩu có cần sổ đỏ không? Có thể làm hộ khẩu khi chưa có sổ đỏ mà chỉ cần có nơi cư trú, chỗ ở hợp pháp

+ Có chỗ ở hợp pháp không thuộc trường hợp chỗ ở không được chấp nhận làm nơi đăng ký địa chỉ thường trú bao gồm:

  • Chỗ ở thuộc địa điểm cấm;
  • Diện tích nhà nằm toàn bộ trên đất lấn chiếm trái phép;
  • Chỗ ở tái định cư, đã có phương án bồi thường;
  • Chỗ ở đang có tranh chấp;
  • Chỗ ở bị kê biên, tịch thu;
  • Nhà đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.
  • Nếu chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì cần có ý kiến của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

+ Thời gian tạm trú liên tục từ 01 năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

+ Thời gian tạm trú liên tục từ 02 năm trở lên nếu đăng ký vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

+ Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Riêng các trường hợp đăng ký tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo diện tích tối thiểu 25m2 sàn/01 người. Nếu đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên, sở hữu nhà ở hoặc thuê nhà ở nội thành được chủ nhà chấp thuận cho đăng ký thường trú. Diện tích nhà thuê, mượn, ở nhờ tối thiểu đạt 15m2 sàn/đầu người theo áp dụng đến hết năm 2020.

- Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đăng ký tạm trú.

Đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh

  • Theo quy định đối với những công dân muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố thuộc tỉnh thì cần có các điều kiện sau:
  • Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh đăng ký thường trú
  • Nếu chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì cần có ý kiến của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Về cơ bản công dân muốn đăng ký hộ khẩu thường trú bao gồm các trường hợp tách sổ hộ khẩu, chuyển và nhập sổ hộ khẩu thì đều cần đảm bảo các điều kiện đăng ký hộ khẩu trên. Đồng thời quy định về thời hạn đăng ký thường trú là 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới.

Quy định thủ tục làm sổ hộ khẩu

Quy định thủ tục làm sổ hộ khẩu

Thủ tục tách làm mới, chuyển - nhập sổ hộ khẩu

Ancu.me không chỉ giúp bạn có được những tư vấn thủ tục nhà đất mà còn có nhiều thông tin về thủ tục làm hộ khẩu, đăng ký thường trú dưới đây:

Thủ tục nhập hộ khẩu

Để có thể nhập hộ khẩu thường trú tới một nơi đăng ký thường trú mới thì công dân cần phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú sau đó mới làm thủ tục nhập hộ khẩu thường trú mới tới nơi cần chuyển đến.

Hồ sơ đăng ký thường trú nhập khẩu mới

- Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01);

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02);

- Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc tỉnh; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình) có thể là một.trong các giấy tờ sau :

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
  • Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
  • Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

* Các trường hợp đặc biệt

Ngoài các giấy tờ chung nếu thuộc các trường hợp đặc biệt dưới đây phải có thêm các giấy tờ sau:

  • Đối với trẻ em sẽ phải đăng ký thường trú lần đầu phải có giấy khai sinh;
  • Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ; cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ.
  • Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.
  • Người sinh sống tại các cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện của Việt nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo Giấy giới thiệu do Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp.
  • Công dân Việt nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam có dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
  • Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.
  • Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật; công nhân, viên chức công an nhân dân ở trong doanh trại của quân đội nhân dân và Công an nhân dân khi đăng ký thường trú cùng gia đình thì phải có giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên).
  • Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

* Hồ sơ nhập khẩu trường hợp đăng ký nhập hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Ngoài các giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký thường trú và giấy tờ dành cho trường hợp đặc biệt thì nếu chuyển và nhập hộ khẩu tới thành phố trực thuộc trung ương sẽ tùy từng trường hợp mà cần bổ sung các giấy tờ sau:

- Trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 01 năm:  Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).

- Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ: Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

- Trường hợp con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

- Trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột:

  • Giấy tờ chứng minh mối quan; sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Giấy tờ để chứng minh là người hết tuổi lao động: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
  • Giấy tờ để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu: Sổ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Giấy tờ để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc: quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

- Trường hợp người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ:

  • Xác nhận của UBND cấp xã đối với người tàn tật.
  • Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
  • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
  • Văn bản về việc cử người giám hộ của UBND cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

- Trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ phải có giấy tờ sau:

  • Giấy tờ để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
  • Giấy tờ chứng minh không còn cha mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đó chết.
  • Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

- Trường hợp người thành niên độc thân về sống với ông bà nội, ngoại phải có giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh là người độc thân: Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  • Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội; ông, bà ngoại: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

- Trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải có giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ sau:
  • Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
  • Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
  • Xác nhận của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Trường hợp người đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức phải có các giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị trực tiếp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động.
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo pháp luật cán bộ công chức.
  • Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì Quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo của cơ quan, tổ chức đó để thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

- Trường hợp trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW nhưng đã chuyển đi nơi khác nay trở về đăng ký thường trú phải có một trong các loại giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú

Thủ tục nhập khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương: Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

Pháp luật nhập hộ khẩu quy định đối với tỉnh thì nơi nộp hồ sơ nhập khẩu là tại Công an xã, phường, thị trấn.

Thời gian làm thủ tục nhập hộ khẩu

Thời hạn đăng ký hay thời gian làm thủ tục chuyển hộ khẩu, làm sổ hộ khẩu theo quy định là:

- Quy định thời gian làm hộ khẩu 24 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

- Quy định thời gian làm sổ hộ khẩu đối với trẻ em: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

Quy định về đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu

Quy định về đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu

Thủ tục tách hộ khẩu

Thủ tục tách sổ hộ khẩu chỉ được thực hiện khi người có nhu cầu tách sổ đáp ứng điều kiện có chỗ ở hợp pháp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được chủ hộ mà bạn đang có tên trong sổ hộ khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu mới.

Như vậy, người tách sổ hộ khẩu thì đương nhiên sẽ làm phát sinh sổ hộ khẩu mới.

Hồ sơ tách sổ hộ khẩu

- Sổ hộ khẩu hiện tại đang có tên

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) có ý kiến đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu.

Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu

Công an huyện, quận, thị xã: nếu nơi thường trú trong hộ khẩu là thành phố trực thuộc Trung ương

Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. nếu nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là tỉnh.

Quy định thời gian làm sổ hộ khẩu

Thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu và cấp sổ hộ khẩu mới.

Nếu không giải quyết cho tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và có lý do rõ ràng.

Lệ phí làm thủ tục tách sổ hộ khẩu: miễn phí.

Thủ tục làm lại hộ khẩu mới

Hồ sơ làm lại sổ hộ khẩu bị rách, mất

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

Làm lại hộ khẩu bị mất ở đâu?

- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Làm lại hộ khẩu mất bao lâu?

Thời hạn quy định cấp lại sổ hộ khẩu khi đủ điều kiện làm lại sổ hộ khẩu là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp lại sổ hộ khẩu cho công dân.

Làm lại hộ khẩu mất bao nhiêu tiền?

Lệ phí làm lại sổ hộ khẩu được thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (theo từng tỉnh).

Quy định bỏ sổ hộ khẩu 2019

Quy định bỏ sổ hộ khẩu 2019

Quy định đơn giản thủ tục hành chính sổ hộ khẩu

Hiện nay các quy định về thủ tục làm hộ khẩu đã được Nghị quyết 112/NQ-CP thông qua sẽ tiến hành bãi bỏ sổ hậu khẩu và thay vào đó là quản lý bằng mã số định danh. CỤ thể các thủ tục sẽ được bãi bỏ để sử dụng cơ sở dữ liệu về dân cư trên toàn quốc đến lộ trình 2020.

Quy định tại phần A mục XIII Nghị quyết 112/NQ-CP như sau:

1. Nhóm thủ tục Đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã)

a) Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

b) Thay thế bản khai nhân khẩu (HK01), phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) bằng một biểu mẫu mới bao gồm nội dung về thay đổi về nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện nay và các thông tin về công dân có thay đổi so với thời điểm khai phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có).

c) Bỏ "Giấy chuyển hộ khẩu (HK07)

d) Bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an.

2. Thủ tục Đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã: Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

3. Các nhóm thủ tục:

- Tách sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Cấp đổi sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Cấp lại sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Xóa đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Cấp giấy chuyển hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã);

- Cấp đổi sổ tạm trú tại Công an cấp xã;

- Cấp lại sổ tạm trú tại Công an cấp xã;

- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú tại Công an cấp xã;

- Gia hạn tạm trú tại Công an cấp xã;

- Hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật tại Công an cấp xã.

Như vậy, việc bỏ sổ hộ khẩu chỉ là bỏ mặt quản lý về hình thức giấy tờ gây ra những phiền tóa về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nhà nước sẽ quản lý bằng việc thu thập thông tin và tạo nên hệ thống dữ liệu quốc gia điện tử và có thể thực hiện kiểm tra tất cả các thông tin nhân thân, đăng ký thường trú, tạm trú… thông qua mã số định danh cá nhân thay vì phải mang khá nhiều loại giấy tờ như hiện nay để làm thủ tục hành chính.

Trên đây là những thông tin quy định về các thủ tục sổ hộ khẩu, đăng ký địa chỉ thường trú… của công dân. Hy vọng nó sẽ giúp bạn nắm được những quy định của pháp luật và bảo vệ quyền và thực hiện các nghĩa vụ của mình đầy đủ nhất.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Người cư trú, không cư trú là gì? Mẫu xác nhận cư trú, tạm trú mới

Tin nổi bật
Tin mới nhất