menu

Các biện pháp an toàn xây dựng và mức bảo hiểm tai nạn lao động

17:10 - 01/10/2019
Các quy chuẩn, biện pháp an toàn trong xây dựng công trình, chế độ tai nạn lao động mới nhất 2019, mua bảo hiểm tai nạn ở đâu?

1. An toàn xây dựng là gì?

Khái niệm an toàn xây dựng là gì có thể được hiểu là an toàn lao động trong xây dựng nhà ở, nhà cao tầng… và được gọi với tên gọi đầy đủ là an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là nêu rõ: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”

Như vậy, an toàn xây dựng có thể hiểu đơn giản là các giải pháp phòng chống nguy hiểm có có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham gia thi công các công trình xây dựng, sẽ là cần thiết để tìm hiểu chi tiết các quy định và chế độ tai nạn lao động mới nhất 2019.

Quy định an toàn lao động bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người khi thi công công trình xây dựng

Quy định an toàn lao động bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người khi thi công công trình xây dựng

2. Quy định về an toàn trong xây dựng công trình

Các quy định về an toàn trong xây dựng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Căn cứ pháp lý quy định an toàn thi công công trình xây dựng

Mỗi ngành nghề sẽ có các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng. Đối với ngành xây dựng cũng có các quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng mới nhất để phù hợp với thực tế thi công, nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của công nhân, người lao động trên công trường xây dựng vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hiện nay, các quy định về an toàn khi xây dựng công trình như: Các công tác an toàn trong xây dựng, hệ thống quản lý an toàn xây dựng, quản lý an toàn công trường trong thi công xây dựng công trình, hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát… đã được quy định chi tiết tác tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các quy phạm về an toàn lao động tại:

  • Luật Xây dựng 50/2014/QH13
  • Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
  • Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Các quy định được hướng dẫn, tổ chức tập huấn, dạy học an toàn lao động nhằm xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong xây dựng. Do đó, thực tế bên cạnh hình ảnh an toàn trong xây dựng vẫn tồn tại rất nhiều hình ảnh mất an toàn.

Quy định trách nhiệm quản lý an toàn trong xây dựng công trình

Khoản 2 Điều 3 tại Thông tư 04/2017/TT-BXD cũng giải thích rõ khái niệm: “Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định...”. Các quy định công tác quản lý an toàn trong xây dựng công trình hiện nay xác định hệ thống quản lý an toàn xây dựng bằng cách xác định:

Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của chủ đầu tư

Thực hiện theo quy định về trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Thông tư 04/2017/TT-BXD đó là:

- Chấp thuận kế hoạch theo hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng do nhà thầu lập

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các công tác an toàn trong xây dựng do nhà thầu thi công thực hiện.

- Phân công, thông báo nhiệm vụ của người có năng lực theo dõi, giám sát (kỹ sư an toàn xây dựng theo) thực hiện các quy định định, biện pháp an toàn xây dựng của nhà thầu. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố có thể ảnh hưởng, gây mất an toàn, vi phạm quy định an toàn lao động trong xây dựng.

- Phối hợp với nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư.

- Chủ đầu tư có thể chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng nếu thuê nhà thầu tư vấn quản lý, nhà thầu giám sát thi công.

Chủ đầu tư có thể chuyển giao một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động khi xây dựng trong các trường hợp sau:

- Nếu chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng tổng thầu (thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công hoặc dạng hợp đồng chìa khóa trao tay thì trách nhiệm quản lý an toàn lao động sẽ thực hiện:

- Chủ đầu tư: Được phép giao quyền cho tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và thực hiện công tác quản lý an toàn lao động. Tổng thầu: thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu

Đối với quy định trách nhiệm của nhà thầu trong đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng quy định tại Luật xây dựng mới nhất 2013 và chi tiết tại điều 4 Thông tư 04/2017-TT-BXD:

- Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

- Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm số lượng người quản lý và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động.

- Kiểm tra công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.

- Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.

- Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.

- Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.

Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng khi thi công công trình

Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng khi thi công công trình

Trách nhiệm bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu

Quy định trách nhiệm của kỹ sư giám sát, quản lý an toàn lao động của nhà thầu như sau:

- Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.

- Tổ chức hướng dẫn người lao động về nhận biết nguy hiểm, yếu tố mất an toàn và các biện pháp an toàn lao động

- Yêu cầu người lao động sử dụng các thiết bị an toàn lao động và kiểm tra giám sát việc thực hiện biện pháp an toàn lao động, quản lý số lượng người lao động trên công trường.

  • Nếu có phát hiện hành vi vi phạm về các quy định quản lý an toàn lao động hay nhận thấy các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn phải có biện pháp an toàn kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu.
  • Quyết định tạm dừng thi công nếu có nguy cơ, sự cố gây mất an toàn xây dựng
  • Đình chỉ lao động không tuân thủ các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật  an toàn trong xây dựng (các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng) hoặc vi phạm các quy định sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng (thiết bị an toàn xây dựng) và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.
  • Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng

- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao

- Tuân thủ pháp luật, nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

- Bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

Trách nhiệm của người lao động trong công tác quản lý an toàn xây dựng

Trách nhiệm của người lao động trong công tác quản lý an toàn xây dựng

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Từ chối thực hiện các công việc khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ, thiết bị an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định.

- Chỉ thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.Các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng

Theo quy định tại Nghị Định 59/2015/NĐ-CP để được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ phụ trách công tác an toàn lao động chuyên trách cần học chứng chỉ an toàn xây dựng và được cấp chứng chỉ hành nghề an toàn trong xây dựng. Hiện nay, chứng chỉ an toàn trong xây dựng được phân hạng I, II, III và mỗi hàng sẽ có phạm vụ hoạt động như sau:

  • Chứng chỉ hạng I: phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với tất cả các cấp công trình;
  • Chứng chỉ hạng II: phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với công trình cấp I trở xuống;
  • Chứng chỉ hạng I: phụ trách quản lý công tác an toàn lao động với công trình cấp II trở xuống

Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng

Theo quy định hồ sơ an toàn xây dựng bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Quyết định thành lập ban an toan lao động của cty;
  2. Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên của từng dự án;
  3. Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn;
  4. Nội quy công trường (Nội quy an toàn công trường xây dựng);
  5. Nội quy an toàn lao động;
  6. Danh sách công nhân
  7. Bản cam kết đã học an toàn xây dựng
  8. Bản cam kết an toàn thi công xây dựng (Tải mẫu bản cam kết an toàn xây dựng)
  9. Biên bản huấn luyện ATLĐ;
  10. Nội dung học an toàn;
  11. Nhật ký an toàn;
  12. Sổ giao việc;
  13. Sổ kiến nghị;
  14. Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân;
  15. Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn;
  16. Sổ theo dõi tai nạn lao động;
  17. Sổ theo dõi công tác khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;
  18. Sổ theo dõi máy móc thiết bị.

Mời bạn đọc tham khảo thêm quy định về: Hồ sơ hoàn công trong thi công công trình xây dựng

Quy định chi phí an toàn trong xây dựng

Theo quy định các chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:

  • Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;
  • Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;
  • Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
  • Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
  • Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
  • Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;
  • Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Các quy định, quy chuẩn an toàn xây dựng trong thi công công trình

Quy chuẩn an toàn trong xây dựng hay còn gọi là các tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng hiện nay được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18 2014/BXD an toàn trong xây dựng với các nội dung cơ bản về các quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là công trình xây dựng):

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn xây dựng khi thi công

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn xây dựng khi thi công

Yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong công trình xây dựng

  • Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công với đủ các nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.
  • Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dung cụ đồ nghề, không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống.
  • Đối với công việc trên sông nước phải là người lao động được huấn luyện về bơi lội trang bị đầy đủ thuyền, phao, dụng cụ cấp cứu…
  • Đối với công việc trên công trường người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.
  • Làm việc độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm việc có chứng ngại nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây đai an toàn.
  • Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
  • Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.
  • Có biện pháp an toàn xây dựng để thông gips và phương tiện đề phòng khí độc, sập lở khi làm ở giếng sâu, hầm ngầm, thùng kín.
  • Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100 - 300 lux đối với nơi làm việc và chiếu sáng chung 30 - 80 lux
  • Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.
  • Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
  • Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
  • Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên.

Quy chuẩn tổ chức mặt bằng công trình xây dựng

- Quy định yêu cầu chung về mặt bằng công trường xây dựng an toàn:

Xung quanh khu vực công trường phải được rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường; Mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước đảm bảo mặt bằng thi công khô ráo, sạch sẽ. Giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1m; Các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng đối với đường đi lại và vận chuyển, xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị...

Bảng giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng

Bảng giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng

- Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng mới nhất:

Các quy định an toàn điện trong thi công xây dựng bao gồm: Lắp đặt, sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường phải tuân thủ các quy định trong QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ-06:2009/BCT, QCVN QTĐ-07:2009/BCT, QCVN 01:2008/BCT và các quy định khác về kỹ thuật điện và an toàn điện.

Các biện pháp an toàn điện trong xây dựng phải được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng theo quy định an toàn điện trong thi công xây dựng được quy định tại các quy chuẩn,  kỹ thuật an toàn điện trong xây dựng theo QCVN 18 2014/BXD về an toàn trong xây dựng và các quy chuẩn an toàn điện xây dựng liên quan.

- Quy chuẩn an toàn trong công tác bốc xếp và vận chuyển 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng khi sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay 

- Quy chuẩn quy trình an toàn xây dựng khi sử dụng xe máy xây dựng 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác khoan 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong thi công giàn giáo, giá đỡ và thang 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác hàn 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong tổ chức mặt bằng và sử dụng máy ở các xưởng gia công phụ

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong sử dụng bi tum, ma tít và lớp cách ly 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác đất 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác móng và hạ giếng chìm 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác sản xuất vữa và bê tông 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong xây tường 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác cốp pha, cốt thép và bê tông 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác lắp ghép 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong khi Làm việc trên cao và mái 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác hoàn thiện 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác lắp ráp thiết bị công nghệ và đường ống dẫn 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới điện 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong công tác tháo dỡ, sửa chữa, mở rộng nhà và công trình 

- Quy chuẩn an toàn xây dựng trong thi công trên mặt nước

3. Các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng công trình

Các biện pháp an toàn trong xây dựng phải được lập dựa trên thiết kế công trình và đảm bảo các quy chuẩn về an toàn xây dựng chung. Những đối tượng áp dụng các kỹ thuật an toàn xây dựng bao gồm toàn bộ kỹ sư giám sát và công nhân thi công trên công trường.

Căn cứ vào các quy định về an toàn thi công công trình xây dựng mà các công trường sẽ phải thiết lập bản vẽ biện pháp an toàn trong xây dựng, các nội quy an toàn xây dựng và thực hiện các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng.

Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao đông trong thi công công trình xây dựng

Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao đông trong thi công công trình xây dựng

Tổ chức an toàn lao động

Đối với đơn vị thi công:

- Trên công trường phải thành lập Ban chỉ huy và Chỉ huy trưởng phải có đủ năng lực phù hợp với từng cấp công trình xây dựng.

- Có bộ phận an toàn hoặc cán bộ an toàn lao động chuyên trách, kỹ sư giám sát an toàn xây dựng phải có kinh nghiệm và có kiến thức đầy đủ, vững vàng về quy định tiêu chuẩn an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng và có nhật ký An toàn lao động.

- Trường hợp có nhiều nhà thầu cùng thi công trên một công trường phải có Ban an toàn chung.

Đối với người lao động:

- Đảm bảo đủ tuổi quy định đối với công việc trên công trường, giấy chứng nhận sức khỏe và khám định kỳ hàng năm;

- Được tập huấn đầy đủ về an toàn và vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn khi làm công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn xây dựng.

- Trang bị các thiết bị an toàn bảo vệ cá nhân theo đúng quy định ngành nghề.

- Tại công trường xây dựng phải treo băng rôn, các khẩu hiệu an toàn trong xây dựng

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng thi công lắp đặt nội thất mới nhất và các lưu ý.

Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong công trường xây dựng

Yêu cầu đối với kỹ thuật thi công an toàn bao gồm:

  • Bố trí nơi đặt cảnh báo và nội quy an toàn lao động ở nơi dễ quan sát để đảm bảo an toàn nhất.
  • Có phương án an toàn tổng thể và theo từng hạng mục phù hợp với bản vẽ an toàn trong thiết kế xây dựng, biện pháp an toàn theo vùng miền và mùa.
  • Trang bị đầy đủ các biển cảnh báo đúng tiêu chuẩn biển báo an toàn trong xây dựng và có thể bố trí người đứng cảnh báo. Các khu vực nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ dễ xảy ra tai nạn như hố sâu, mép sàn, cửa hố thang, sàn thao tác phải đảm bảo che chắn an toàn.
  • Đảm bảo quy định tiêu chuẩn chiếu sáng, hệ thống chống sét.
  • Vật tư an toàn xây dựng trong thi công phải đúng quy định của nhà chế tạo, không hư hỏng, nếu thiết bị yêu cầu kiểm định phải được kiểm định an toàn xây dựng và đăng ký.
  • Xây dựng đầy đủ phương án xử lý sự cố (nếu có).
  • Có đầy đủ phương tiện chữa cháy theo quy định.
  • Thực hiện đảm bảo đúng quy trình thi công theo thiết kế và bản vẽ biện pháp an toàn trong xây dựng.
  • Công nhân làm việc với với máy hàn và hàn nhiệt cần trang bị kính an toàn xây dựng, gang tay, mũ. Đồng thời, có thêm vật tư an toàn ;à các bình chữa cháy tại chỗ và máy hàn phải được kiểm tra kỹ trước khi làm việc.
  • Công nhân làm việc trên cao phải có dây đai an toàn xây dựng khi làm việc trên 2m hoặc nếu dưới 2m mà mặt sàn phía dưới mất an toàn thì đảm bảo có trang bị phải thiết bị đủ tiêu chuẩn lưới an toàn trong xây dựng….
  • Đối với giàn giá phải có mâm và lắp đúng cách, có thang chữ A để sử dụng trong các vị trí thích hợp.

Treo và thực hiện biển báo, nội quy công trường xây dựng an toàn

Treo và thực hiện biển báo, nội quy công trường xây dựng an toàn

4. Chế độ tai nạn lao động mới nhất 2019 cho công nhân thi công xây dựng

Chế độ bảo hiểm tai nạn rủi ro hiện nay là chính sách an sinh có giá trị giúp chia sẻ gánh nặng đối với người lao động khi gặp phải tai nạn rủi ro trong quá trình làm việc, đặc biệt là những môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Điều kiện xác định tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 xác định người lao động bị tai nạn khi có đủ các điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ tai nạn nghề nghiệp.

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này."

Mức hưởng bảo hiểm tai nạn rủi trong lao động mới nhất

Theo quy định hiện nay, công nhân trong công trình xây dựng nói riêng và người lao động theo quy định luật lao động nói chung nếu xảy ra rủi ro tại nạn lao động, sau khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ được áp dụng các chế độ bảo hiểm tai nạn rủi ro từ 2 quỹ bao gồm quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ của người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với rủi ro tai nạn lao động

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định bao gồm:

  • Chi phí đồng chi trả và chi phí không thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả nếu người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
  • Chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động với trường hợp có kết luận dưới 5%
  • Toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

- Trả đủ lương cho người lao động phải nghỉ việc khi điều trị và phục hồi chức năng

- Bồi thường nếu tai nạn xảy ra không hoàn toàn do lỗi của chính người bị tai nạn gây ra theo mức:

  • NLĐ suy giảm 5% đến 10%: bồi thường tối thiểu 1,5 tháng lương và sau đó cứ tăng 1% thì cộng thêm 0,4 tháng lượng nếu suy giảm trong giới hạn từ 11% - 80%)
  • NLĐ suy giảm 81% trở lên: bồi thường tối thiểu 30 tháng lương cho người suy giảm khả năng lao động. Hoặc nếu người lao động chết bồi thường cho thân nhân.
  • Nếu người lao động bị tai nạn do lỗi của mình gây ra thì bôi thường ít nhất bằng 40% các mức trên tương ứng với các mức suy giảm khả năng lao động

- Người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Quy định về các chế độ tai nạn lao động mới nhất

Quy định về các chế độ tai nạn lao động mới nhất

Trách nhiệm của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

- Hưởng mức trợ cấp 1 lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% với mức:

  • Suy giảm 5% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
  • Hưởng trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: từ 1 năm trở xuống hưởng 0,5 tháng, sau đó thêm mỗi năm là 0,3% tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng nếu suy giảm từ 31% trở lên

  • Mức hưởng 30% lương cơ sở, giảm thêm 1% thì tăng thêm mức hưởng 2%
  • Hưởng trợ cấp theo số năm đóng BHXH: dưới 1 năm hưởng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tăng thêm 0,3% tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Trợ cấp phục vụ áp dụng đối với trường hợp người lao động suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc tâm thần. Mức hưởng bằng mức lương cơ sở.

- Trợ cấp 1 lần khi chết: thân nhân hưởng bằng 36 lần mức lương cơ sở.

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày với mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình và 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

- Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng thương tật.

5. Quy định bảo hiểm tai nạn cho công nhân

Quy định bảo hiểm tai nạn trong xây dựng

Hiện nay, chế độ bảo hiểm của người lao động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức đóng tối đa 0,5% trên tiền lương đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
  • Bảo hiểm tai nạn cho công nhân trong lĩnh vực xây dựng trong lĩnh vực xây dựng theo Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015.

Như vậy, song song với quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp thì người lao động trong lĩnh vực xây dựng còn được bảo vệ bằng quy định bắt buộc người sử dụng lao động (chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng) mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân trong lĩnh vực xây dựng quy định chi tiết tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng: phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường với. Trong đó, nghị định cũng quy định rõ chế độ bảo hiểm tai nạn rủi ro tối thiểu đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ và mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xác định chi tiết tại Thông tư 329/2016/TT-BTC.

Quy định mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân trong xây dựng

Quy định mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân trong xây dựng

Mua bảo hiểm tai nạn ở đâu?

Với yêu cầu mua bảo hiểm tai nạn công trình cho người lao động là bắt buộc thì người sử dụng lao động có thể mua ở đâu? Theo quy định, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phân phối loại hình bảo hiểm tai nạn cho công nhân trong lĩnh vực xây dựng nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 và 8 của nghị Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

Vì vậy, các doanh nghiệp sử dụng người lao động trong lĩnh vực xây dựng có thể mua bảo hiểm tai nạn rủi bổ sung qua các công ty bảo hiểm nhân thọ giúp bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động và thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mong rằng với những chia sẻ về những quy định pháp luật về an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng và các chính sách chế độ, bảo hiểm tai nạn lao động sẽ giúp người lao động nắm và bảo vệ quyền lợi của mình cũng như các chủ đầu tư, người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng khi thi công xây dựng các công trình.

Tin nổi bật
Tin mới nhất