menu

Trình tự xử lý hành vi lấn chiếm đất đai và mẫu đơn kiện, tố cáo

16:10 - 22/11/2018
Đất lấn chiếm là gì, được bồi thường, cấp sổ đỏ không, quy định xử lý lấn chiếm đất công, mẫu đơn khiếu nại, đòi lại đất.

Lấn chiếm đất công, đất quốc phòng an ninh, lấn chiếm đất của người khác là như thế nào, có bị xử phạt hay quy trình xử phạt, giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm như thế nào. Ancu.me hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn các vấn đề pháp lý về lấn chiếm đất đai giúp người sử dụng đất bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình và phải những vi phạm lấn chiếm đất đai đáng tiếc xảy ra.

Lấn chiếm đất là gì, các trường hợp lấn chiếm đất đai

Lấn chiếm đất đai là gì?

Lấn chiếm đất đai, chiếm dụng đất đai là người nào đó có 1 hoặc 2 hành vi lấn hoặc chiếm đất theo quy định chi tiết tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Điều 3 của Nghị định nêu rõ các hành vi:

“... 1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Do đó, việc lấn chiếm đất đai là hành vi lấn hoặc chiếm hoặc lấn chiếm nếu đủ căn cứ xác định hành vi đó là trái pháp luật sẽ bị xử lý theo pháp luật về xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Các trường hợp lấn chiếm đất trái phép

Các trường hợp lấn chiếm đất trái phép

Các trường hợp lấn chiếm đất

Có nhiều cách để phân loại các trường hợp lấn chiếm đất trong đó phân theo loại đất bị lấn chiếm sẽ có các trường hợp như sau:

  • Hành vi lấn, chiếm đất công
  • Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
  • Hành vi lấn chiếm đất của người khác
  • Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
  • Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ

Đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

Nhiều trường hợp đất lấn chiếm trước năm 1993, 2003, trước ngày 1/7/2004, 2014 muốn được cấp giấy chứng nhận đối với đất lấn chiếm thì xử lý thế nào? Làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm có được không?...Hay trường hợp xây nhà trên đất lấn chiếm có được bồi thường không?

Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và mong muốn giải quyết lấn chiếm đất đai bởi trong nhiều trường hợp đất công hay đất đai lấn chiếm đã sử dụng lâu dài và ổn định và mong muốn được hợp thức hóa đất lấn chiếm, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất lấn chiếm đó.

Đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

Đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều luật đất đai có quy định cụ thể về việc xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất mà có các hành vi vi phạm luật đất. Cụ thể như  sau:

“Điều 22. Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:

a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:

a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:

a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;

b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;

c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;

d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật."

Như vậy, việc lấn chiếm và sử dụng đất lấn chiếm trước 1/7/2014 sẽ có những hướng giải quyết khác nhau phụ thuộc vào loại đất đang lấn chiếm và hiện trạng đất để cơ quan nhà nước xem xét và quyết định đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất khác hay không.

Căn cứ vào quy định vào Điều 22 của nghị định này người đang sử dụng đất lấn chiếm sẽ xác định được đất lấn chiếm đang sử dụng có quyền lợi và nghĩa vụ gì.

Xây nhà trên đất lấm chiếm có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất lấm chiếm có được bồi thường không?

Đất lấn chiếm có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất lấn chiếm, xây dựng lấn chiếm đất công có được bồi thường thu hồi không? Hay thu hồi đất lấn chiếm có được bồi thường không là câu hỏi thường gặp của nhiều trường hợp đang sử dụng đất lấn chiếm mà bị thu hồi.

Theo quy định vào điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều luật đất đai thì có thể thấy không phải trường hợp lấn, chiếm đất nào cũng là phạm pháp và có nhiều trường hợp được xem xét để giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, tài sản gắn liền trên đất. Do đó đất lấn chiếm có được bồi thường không sẽ phụ thuộc vào việc trường hợp đất lấn chiếm đó có đủ căn cứ để cấp giấy chứng nhận hay xem xét giao đất quản lý hay không.

Tại  Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Điều 13 cũng nêu rõ về trường hợp bồi thường về đất đối với các trường hợp sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101, 102 Luật đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25,27 và 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất”.

Vì thế, phù thuộc vào từng loại đất lấn chiếm mới có thể xác định được đất đó có được bồi thường khi thu hồi hay không. Nhiều trường hợp đất lấn chiếm nhưng đảm bảo điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có thể xây nhà trên đất đó nhưng phải xin giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tuy nhiên, về cơ bản nếu lấn chiếm đất công thì sẽ không được bồi thường.

Quy trình xử lý vi phạm hành tránh lấn chiếm đất

Quy trình xử lý phạt vi phạm hành tránh lấn chiếm đất

Quy định xử lý phạt vi phạm hành vi lấn chiếm đất

Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định rõ hành vi lấn, chiếm hoặc hủy hoại đất đai là hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, nếu cá nhân tổ chức sử dụng đất, có hành vi lấn chiếm đất công, đất người khác bao gồm các loại đất ở, đất ao, đất trồng rừng, đất hành lang công trình giao thông, đất quốc phòng an ninh…

Xử lý vi phạm lấn chiếm đất công, đất người khác

Căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý trong đó sẽ có các mức xử phạt vi phạm do lấn chiếm đất theo hình thức xử phạt hành chính hoặc hình sự và cưỡng chế thu hồi…

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đất

Cụ thể việc xử lý vi phạm lấn, chiếm đất đai sẽ có các hình thức theo điều 4 Nghị định 102/2014/NĐ-CP đó là hình thức xử phạt chính gồm có cảnh cáo và phạt tiền. Điều 10 của Nghị định quy định về xử lý vi phạm trong lấn, chiếm đất như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Đặc biệt lưu ý:

Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt của tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân (quy định tại Điều 10)

Nếu hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo có hành vi vi phạm thì xử lý như cá nhân.

Hình thức xử phạt vi phạm bổ sung đối với hành vi lấn chiếm

Ngoài các biệt pháp xử phạt chính thì cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ bị phạt bổ sung với hình thức tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng

Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng

Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng

Bên cạnh các hành vi vi phạm lấn chiếm đất công, đất ở của người khác, đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp, đất ao, đất công trình giao thông công cộng thì có một loại hành vi lấn chiếm đất đai được quy định xử lý riêng đó là lấn chiếm đất quốc phòng an ninh và cũng bao gồm xử phạt hành chính và nếu hành vi nghiêm trong đủ cấu thành tội lấn chiếm đất đai thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của luật hình sự.

Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng an ninh

Việc xử lý lấn chiếm đất đai sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh được quy định chi tiết cụ thể tại nghị định số 120/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định tại điều 29 cụ thể :

"Điều 29. Vi phạm quy định về lấn chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý đất quốc phòng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại diện tích đất lấn chiếm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.".

Hình thức xử lý hình sự do vi phạm lấn chiếm đất đai

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành 2015 cũng có quy định về tội phạm vi phạm các quy định sử dụng đất đai tại điều 228 trong đó bao gồm tội lấn chiếm đất. Cụ thể quy định của pháp luật hình sự như sau:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy tùy vào tính chất vi phạm và mức độ của hành vi theo nghị định quy định mà có biện pháp xử lý hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai từ cảnh cáo, phạt tiền khác nhau kèm với hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục trạng thái đất ban đầu hay thu hồi đất lấn chiếm. Trong trường hợp đã có quyết định thu hồi đất lấn chiếm mà người vi phạm vẫn không hoàn trả sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất lấn chiếm.

Hoặc nếu có đủ cấu thành hành vi tội lấn chiếm đất đai thì sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù và phạt tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Tố cáo, khiếu nại, khởi kiện tranh chấp lấn chiếm đất đai

Tố cáo, khiếu nại, khởi kiện tranh chấp lấn chiếm đất đai

Mẫu đơn tố cáo, khởi kiện lấn chiếm đất

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm tùy theo mức độ. Và cơ quan tổ chức hay người bị lấn chiếm đất, người phát hiện hành vi lấn chiếm đất trái phép có thể làm đơn tố cáo, khiếu nại, khởi kiện người có hành vi lấn chiếm đất đai. Đơn tố cáo, khởi kiện sẽ là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các quy trình giải quyết tranh chấp, vi phạm lấn chiếm đất.

Đơn tố cáo vi phạm lấn chiếm đất đai

Nếu bạn là người không phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới lấn chiếm đất công nhưng phát hiện ra hành vi vi phạm có thể làm đơn tố cáo lấn chiếm đất đai.

Mẫu đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai: Tải tại đây

Đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai

Trường hợp đất đai bị lấn chiếm thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất có quyền làm đơn khiếu nại về việc bị lấn chiếm đất, đơn đòi lại đất bị lấn chiếm… yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBND hay tòa án giải quyết theo quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong trường hợp đất có sổ đỏ bị lấn chiếm thì có thể đề nghị ủy ban nhân dân hòa giải và nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan cấp dưới có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên.

Mẫu đơn khiếu nại về việc bị lấn chiếm đất: Download

Đơn khởi kiện đất đai bị lấn chiếm

Cách viết đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai chuẩn nhất là bạn nên tìm mẫu mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lấn chiếm và thay đổi, bổ sung các thông tin chính xác liên quan tới vụ việc.

Nếu khởi kiện ra tòa án thì người có đất bị lấn chiếm cung cấp tài liệu chứng cứ và làm đơn theo mẫu của tòa án.

Nếu muốn khởi kiện thì người khởi kiện sẽ cần làm đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tranh chấp đất đai và người đó phải đủ năng lực hành vi dân sự. Đồng thời hình thức đơn bằng văn bản và đảm bảo các nội dụng sau:

  • Ngày/tháng/năm làm đơn
  • Tên tòa án gửi đơn, nhận đơn của người khởi kiện (đúng thẩm quyền giải quyết)
  • Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện
  • Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ
  • Nêu nội dung tranh chấp, địa chỉ đất đai tranh chấp cần giải quyết
  • Yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất lấn chiếm: tải ngay

Trên đây là toàn bộ những nội dung về vấn đề lấn chiếm đây đai hi vọng sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc trong vấn đề tranh chấp, bồi thường, giải quyết vấn đề lấn chiếm đất đai.

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định về tranh chấp lối đi chung: Thủ tục, mẫu đơn giải quyết

Tin nổi bật
Tin mới nhất