Kinh nghiệm mua nhà đất, chung cư ở Hà Nội từ A-Z
Lựa chọn một ngôi nhà thế nào cho phù hợp, xứng đáng với số tiền mình bỏ ra là thách thức với nhiều người, nhất là những ai lần đầu mua nhà. Cùng xem kinh nghiệm mua nhà đất Hà Nội, kinh nghiệm mua nhà chung cư Hà Nội chi tiết trong bài sau hi vọng sẽ giúp bạn chắc chắn hơn trong quá trình mua nhà.
Các yếu tố xét đến khi mua nhà Hà Nội
- Xem xét mức độ ưu tiên là gì:
• Gần trường học của các con.
• Gần chỗ làm việc của vợ.
• Gần chỗ làm việc của chồng
• Gần nhà ông bà ngoại, ông bà nội
• Gần đường về quê, gần bến xe, sân bay
• Gần rạp chiếu phim, siêu thị…
Theo kinh nghiệm mua nhà Hà Nội, đường giao thông quan trọng không kém. Thường những dự án vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện có giá cao hơn và thanh khoản tốt hơn.
- Nhà có giấy tờ pháp lý đầy đủ.
- Nhà ngõ rộng, ít nhất là xe máy tránh nhau, gần đường to, để xe taxi có thể đỗ gần nhà, phòng khi khẩn cấp.
- Không nên mua nhà xây mới mà chưa ở vì đây có thể đây là nhà xây để bán, xây lừa.
Chắt lọc thông tin trên mạng
- Tra cứu trên Google số điện thoại của chủ nhà, nếu số duy nhất thì có thêm % để tin tưởng, nếu chủ này bán hàng loạt nhà thì chắc chắn là cò, nên tránh xa
- Nhà đăng bán, có địa chỉ rõ ràng, bạn có thể xem qua nhà trước, rồi nếu ưng hãy gặp chủ nhà sau.
Kinh nghiệm mua nhà đất, chung cư ở Hà Nội từ A-Z
Tìm hiểu pháp lý
Nếu bên bán không bảo đảm thời gian công chứng, giao nhà… có thể do tài sản đó bị tranh chấp hoặc thủ tục thừa kế không hợp pháp. Bạn nên tránh trường hợp này bằng cách tìm hiểu kỹ tình hình pháp lý của bất động sản đó. Tìm hiểu xem nhà có nằm trong diện quy hoạch không, xem xét có bao nhiêu người cùng sở hữu nó, có tranh chấp hay không, xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu.
Phải gặp chính chủ mang tên sổ đỏ căn nhà để tiện cho việc sang tên đổi chủ là điều bạn nên lưu tâm trong kinh nghiệm tìm mua nhà Hà Nội.
Nếu bạn mua nhà cấp 4, diện tích nhỏ hơn 30 m2, thì bạn hãy yêu cầu chủ nhà xin giấy phép xây dựng thì mới nên đặt cọc tiền mua.
Trả giá nhà
- Thương lượng chỉ tính tiền mua phần có trong sổ đỏ. Nếu diện tích thực là 50 m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 45 m2 thì chủ ngôi nhà đã lấn chiếm thêm m2.
- Sau khi tìm hiểu giá xung quanh khu vực đó, bạn nên trả giá giảm đi 30% tới 20% so với giá chủ nhà đưa ra, sau đó thương lượng thêm.
- Theo kinh nghiệm mua nhà chung cư tại Hà Nội, bạn chỉ nên vay tối đa 50% giá trị căn hộ để tránh rủi ro lãi suất và căng thẳng trả nợ. Chỉ nên vay ở mức 30-40%.
Trong trường hợp chưa có đủ 50% tiền vốn, tốt nhất bạn nên tích cóp thêm hoặc chuyển hướng sang các căn hộ, nhà ở có mức giá phù hợp hơn.
Các bước tiến hành khi mua nhà đất Hà Nội chính chủ
- Bên bán rao bán nhà đất, bên mua xem và quyết định lựa chọn
- Hai bên tiến hành đàm phán về giá cả, phương thức thanh toán, thủ tục pháp lý, thời hạn giao nhà, đất và giấy tờ…
- Ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận tiền đặt cọc
- Tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng, thanh toán theo thoả thuận và thanh lý hợp đồng
Nếu bên mua không thực hiện theo hợp đồng sẽ mất tiền cọc. Nếu bên bán chấm dứt hợp đồng, bên mua phải khởi kiện tại toà mất nếu muốn được bồi thường. Điều này mất nhiều công sức nên bạn cần xem xét tư cách đạo đức chủ nhà trước khi quyết định ký kết.
Bạn cần nên tránh những kiểu nhà nào?
- Ngôi nhà ở gần đường cao tốc và tháp điện cao thế
- Ngôi nhà ở gần đền, chùa, nhà thờ, bệnh viện và bãi tha ma
- Ngôi nhà, tòa nhà tối tăm hoặc bị cô lập
- Ngôi nhà bị bao vây bởi các tòa nhà cao tầng
- Tránh nhà hàng xóm bên phải có góc nhọn chĩa vào. Nếu mảnh đất hoặc ngôi nhà bên trái cao hơn thì rất tốt, bởi nó đang khai thác năng lượng của con Rồng (Thanh Long, Bạch Hổ). Sẽ may mắn hơn nữa nếu nhà bên trái nhìn ra hướng Đông.
Trên đây là kinh nghiệm mua nhà đất ở Hà Nội cho những ai đang có ý định tìm kiếm ngôi nhà để định cư sinh sống. Đọc thêm Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà cũ và các lưu ý để không nhận quả đắng cùng nhiều thông tin nhà đất rao bán với nhiều mức giá trên ancu.me.