menu

Các loại gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên nội thất và cách nhận biết

17:10 - 18/10/2019
So sánh, phân biệt đặc tính các loại gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, bảng báo giá gỗ lim, gỗ tràm,..., gỗ công nghiệp 2019.

Cùng tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp và tự nhiên là gì, đặc tính, phân biệt giữa hai loại gỗ và giá thành, qua đó bạn có thể lựa chọn được loại gỗ phù hợp để thiết kế nội, ngoại thất nhà mình qua bài chia sẻ chi tiết dưới đây:

I. Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp là gì, đặc tính và phân loại

1. Gỗ tự nhiên

Gỗ tự tự nhiên là gì? Theo khái niệm chung gỗ tự nhiên được hiểu là loại gỗ có nguồn gốc khai thác trực tiếp từ các cây gỗ khu vực rừng trồng lấy gỗ hoặc rừng nguyên sinh.

Gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất là loại gỗ có nguồn gốc từ cây có thân cứng, chắc chắn và được xử lý công nghiệp cơ bản như cắt, xẻ, sấy phơi khô, tẩm sấy để giúp cho các thớ có sự ổn định và liên kết với nhau tốt nhất … để tạo thành nguyên liệu chế tác nội ngoại thất mà không qua giai đoạn chế biến thành vật liệu khác.

Đặc tính của gỗ tự nhiên

Hiện nay gỗ tự nhiên là loại gỗ có giá trị về kinh tế và thẩm mỹ, chất lượng cao trong thiết kế thi công nội thất, ngoại thất nhà ở và các công trình xây dựng bởi đặc điểm gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm nổi trội:

- Chắc chắn: Sản phẩm có tính liên kết cao, có sự chắc chắn tự nhiên và bên cạnh đó do được khai thác trực tiếp từ gỗ rừng trồng, nguyên sinh qua công đoạn phơi, tẩm sấy kỹ lưỡng nên giúp tăng được độ liên kết cao, cho sản phẩm bền, chất lượng tốt;

- Tính thẩm mỹ: Gỗ tự nhiên có các đường vân gỗ đẹp, đa dạng theo từng cây mà không có sự trùng lặp giữa các vân gỗ. Các vân gỗ tự nhiên đẹp và phụ thuộc vào đặc trưng phát triển của từng loại cây, cá thể cây, khu vực địa lý sinh trường để có màu sắc và đường vân gỗ riêng biệt không cây nào có;

- Đặc tính các loại gỗ tự nhiên dẻo dai: Với tính liên kế bên trong cây gỗ chắc chắn nên làm tăng độ dẻo dài của các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, khả năng chịu các lực tác động lớn;

- Giãn nở của gỗ tự nhiên: Bản chất của các cây gỗ tự nhiên đó là sẽ giãn nở theo nhiệt độ nóng hay lạnh hay thời gian sử dụng. Do vậy, khi sản xuất gỗ tự nhiên trong nội thất các nhà thiết kế và gia công sản xuất gỗ sẽ căn cứ vào đặc tính giãn nở của từng loại gỗ, tuổi đời gỗ để tính có các phương pháp hóa giải vấn đề giãn nở vì nhiệt như đục lỗ, cánh nan chớp… tạo khoảng giãn nở linh động để tăng độ bền, tuổi thọ cho sản phẩm.

Gỗ tự nhiên nguyên khối với các đặc tính chất lượng vượt trội

Gỗ tự nhiên nguyên khối với các đặc tính chất lượng vượt trội

Phân loại gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là tên gọi chung cho các loại cây gỗ được khai thác và qua chế tác thô nhưng không làm mất đi bản chất liên kết và tạo ra một loại vật liệu khác. Trong đó, thế giới thực vật rất đa dạng dẫn đến có nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau theo mỗi loài cây và từng khu vực trồng. Bởi vậy việc phân loại gỗ tự nhiên sẽ được chia thành rất loại theo từng tiêu chí cơ bản dưới đây:

- Phân loại gỗ tự nhiên dựa vào mức độ quý hiếm

  • Gỗ tự nhiên nhóm 1: Là nhóm gỗ quý, có giá trị cao về kinh tế nhưng sinh trường chậm, khó trồng như: Gỗ cẩm lai, trầm hương, hồng ngà, mun, trắc vàng, sưa, lát hoa, gõ… Trong đó các nhóm gỗ tự nhiên nhóm 1a hiện nay nhà nước cấm khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại.
  • Gỗ tự nhiên nhóm 2: Đây là nhóm gỗ tự nhiên thông dụng không quý hiếm, ít nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng có giá trị kinh tế không cao. Các loại gỗ tự nhiên nhóm 2 có đặc trưng dễ trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh nên không bị cấm khai thác và hiện nay là loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phổ biến.

Gỗ tự nhiên cho sản phẩm nội thất và ngoại thất ngoài trời chất lượng tốt

Gỗ tự nhiên cho sản phẩm nội thất và ngoại thất ngoài trời chất lượng tốt

- Phân loại gỗ tự nhiên theo tỷ trọng

Cách phân loại gỗ tự nhiên này sẽ dựa vào việc đo tỷ trọng của gỗ khi độ ẩm của gỗ ở mức 15% và nếu gỗ có tỷ trọng nặng sẽ có tính chất cơ lý cao hơn so với gỗ tỷ trọng thấp. Việc xếp hạng các loại gỗ tự nhiên theo tỷ trong như sau:

  • Nhóm gỗ tự nhiên siêu nặng: Tỷ trọng gỗ từ 0.95 – 1.40. Đa phần loại gỗ này là thuộc nhóm gỗ quý hiếm nhóm 1 với vân gỗ đẹp, màu sắc óng ánh, độ bền cao và có hương thơm tự nhiên.
  • Nhóm gỗ tự nhiên nặng: Tỷ trọng gỗ từ 0.80 – 0.95 với đặc tính gỗ tự nhiên là bền, dẻo dai, chịu lực cao như: đinh, lim, sến, táu…. 
  • Nhóm gỗ tự nhiên nặng trung bình: Tỷ trọng gỗ từ 0.65 – 0.95 với đặc tính gỗ mềm nhưng chịu lực, độ dẻo dai, bền khá tốt như gỗ sao đen, chò chỉ,...
  • Nhóm gỗ tự nhiên nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.50 – 0.65 đặc tính các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm này chịu, dễ mối mọt nên đồ bền không cao nhưng dễ chế biến như: chẹo, rồng rồng, kháo… 
  • Nhóm gỗ tự nhiên thật nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.20 – 0.50 đặc tính chịu lực, mỗi mọc kém như gỗ côm, ngát, vạng, sổ…. 
  • + Nhóm gỗ tự nhiên siêu nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.04 – 0.20 mang đặc tính chịu lực, mối mọi kém nhất so với các nhóm gỗ trên như: ba bét, côi, sung, ba soi….

Nhìn chung, gỗ có tỷ trọng càng nhẹ thì độ bền chắc, chống mối mọt, thẩm mỹ sẽ càng thấp. Do đó, người dùng có thể dựa vào phân nhóm gỗ tự nhiên nhóm 1, 2 và tỷ trọng và đặc tính của từng loại gỗ theo phân nhóm làm cách nhận biết các loại gỗ tự nhiên chính xác nhất và chọn các loại gỗ tự nhiên làm nội thất trong nhà thông dụng, các loại gỗ tự nhiên chịu nước tốt dùng ngoài trời…

Ngoài ra, có thể phân loại theo nguồn gốc xuất xứ: Nhóm gỗ tự nhiên nhập khẩu và gỗ tự nhiên trong nước. Hay phân theo giá trị gỗ tự nhiên cao cấp và gỗ tự nhiên thông dụng, giá rẻ, bình dân.

2. Gỗ công nghiệp

Nếu bạn chưa hiểu rõ khái niệm gỗ công nghiệp là gì thì đây là loại gỗ phân biệt với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp tiếng anh gọi là Wood – Based Panel và đa phần được làm từ các nguyên liệu tận dụng, tái sinh, phần bỏ đi, giá trị thấp của gỗ tự nhiên để tạo thành các vật liệu gỗ khác.

Cụ thể hơn, gỗ công nghiệp là gỗ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ tự nhiên nhưng là gỗ vụn và kết hợp sử dụng keo hay hóa chất để tạo ra tấm gỗ.

Đặc điểm của gỗ công nghiệp

Được hình thành từ 2 thành phần cơ bản đó là:

  • Phần cốt gỗ công nghiệp: từ các nguyên liệu gỗ vụn, cán nhỏ và được ép kết dính với nhau bằng hóa chất hoặc keo.
  • Phần lớp bề mặt cốt gỗ: Tạo nhẵn mịn vân gỗ, chống thấm, chống ẩm cho sản phẩm

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay và đặc điểm phân loại

Các loại gỗ công nghiệp hiện nay và đặc điểm phân loại

Phân loại các loại gỗ công nghiệp

Muốn tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp có mấy loại? Chất lượng các loại gỗ công nghiệp loại nào tốt cần phải nắm rõ: Các loại vật liệu gỗ công nghiệp trong sản xuất lõi và bề mặt, quy trình sản xuất để tạo nên các loại ván gỗ công nghiệp.

a. Các loại cốt gỗ công nghiệp

Để biết được gỗ công nghiệp loại nào tốt dựa trên đặc điểm tính năng của các loại cốt gỗ công nghiệp. Khi lựa chọn cốt gỗ tốt thì đảm bảo về độ bền và tuổi thọ sẽ được nâng cao. Hiện nay có các loại cốt gỗ công nghiệp cơ bản, chủ yếu sau:

- Cốt gỗ ván dăm (BP) MFC: Các loại vật liệu để tạo nên các loại ván gỗ công nghiệp MFC hay còn gọi là ván gỗ okal chủ yếu từ cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng như gỗ cây bạch đàn, keo, cao su... có độ bền cơ lý cao, và kích thước mặt gỗ rộng, đa dạng chủng loại.

Các loại vật liệu gỗ công nghiệp này sẽ được đưa vào máy nghiền tạo thành răm và trộn với keo đặc chủng để thành gỗ ép công nghiệp với các tấm gỗ công nghiệp nhiều độ dày từ 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly và với kích thước các loại gỗ công nghiệp cho 1 tấm ván là 1220mm x 2440mm.

Do đặc điểm cốt ván dăm BP là sử dụng các loại bề mặt gỗ công nghiệp phủ nhựa Melamine nên thường được gọi là cốt gỗ công nghiệp MFC hay gỗ công nghiệp MFC. Đặc điểm của gỗ công nghiệp MFC cốt ván dăm là không mịn, thấy được các dăm gỗ khi nhìn bằng mắt thường.

Các loại gỗ công nghiệp MFC cốt gỗ ván dăm cũng có nhiều loại khác nhau như: loại gỗ công nghiệp lõi xanh (chịu ẩm), lõi trắng, lõi đen. Cốt gỗ ván dăm MFC là một các loại gỗ công nghiệp trong nội thất nhà ở và văn phòng như: tủ quần áo, tài liệu, bàn học, làm việc…

Mẫu cốt gỗ công nghiệp BP phủ Melamine (MFC)

Mẫu cốt gỗ công nghiệp BP phủ Melamine (MFC)

Cốt gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF là gì? Là loại gỗ được tạo thành từ các vật liệu cành cây, nhánh cây được nghiền thành bột và ép kết dính với nhau bằng keo đặc chủng với độ dày các tấm ván là: 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước kích thước 1 tấm gỗ công nghiệp MDF tiêu chuẩn cúng bằng gỗ MFC là 1220mm x 2440mm.

- Đặc điểm của gỗ công nghiệp MDF: Bề mặt gỗ mịn, nhắm, bằng phẳng hơn rất nhiều so với loại gỗ công nghiệp ván dăm MFC. Dựa theo đặc điểm của cốt gỗ công nghiệp MDF có thể đánh giá ưu nhược điểm của loại gỗ này như sau:

  • Ưu điểm gỗ công nghiệp MDF: Bám sơn, vecni cao, đa dạng màu sắc, dễ tạo dáng (dáng gỗ cong), gia công thuận lợi và cách âm, cách nhiệt khá tốt. Sản phẩm gỗ công nghiệp MDF thích hợp là các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất trong trẻ em, các showroom bán hàng...
  • Nhược điểm: Bề mặt sơn dễ bị trầy xước và chịu nước không cao nếu là sản phẩm gỗ MDF thường. Do đó nếu chọn gỗ công nghiệp dùng ngoài trời độ ẩm cao nên chọn loại gỗ gỗ công nghiệp mdf lõi xanh chịu thấm tốt.

- Các loại gỗ công nghiệp MDF được phân thành 4 loại căn cứ vào chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

  • Gỗ công nghiệp MDF dùng trong nhà (các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất).
  • Gỗ công nghiệp MDF chịu nước: Gỗ công nghiệp ngoài trời, dùng trong điều kiện ẩm ướt độ ẩm cao
  • Gỗ công nghiệp MDF mặt trơn: Gỗ công nghiệp phun sơn, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều.
  • Gỗ công nghiệp MDF mặt không trơn: Vật liệu thô trong sản xuất loại gỗ công nghiệp phủ Veneer (dùng để tiếp tục dán ván lạng).

Mẫu các loại cốt gỗ công nghiệp MDF ván mịn, phủ bề mặt

Mẫu các loại cốt gỗ công nghiệp MDF ván mịn, phủ bề mặt

Cốt gỗ công nghiệp HDF

Tấm gỗ công nghiệp HDF hay còn gọi là gỗ công nghiệp và ván ép HDF (High Density Fiberboard) là sản phẩm được tạo nên từ bột gỗ tự nhiên trong quá trình sản xuất nội thất gỗ tự nhiên nguyên khối, được lộc và sấy khô với nhiệt độ từ 1000 - 2000 độ C hết nước, xử lý hết nhựa và cán thành bột mịn. Với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn nên sản phẩm được ép dưới áp suất cao giúp tấm gỗ có chất lượng tốt.

- Đặc điểm cốt gỗ công nghiệp HDF được sản xuất công trên công nghiệp hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn giúp chất lượng các loại gỗ công nghiệp HDF khá cao: Độ cứng bền cao, cách âm, cách nhiệt tốt, nhẹ, chống mối mọt, ẩm tốt, ít cong vênh so với gỗ tự nhiên. Thêm vào đó, sơn màu gỗ công nghiệp HDF khá đa dạng khoảng hơn 40 màu và có thể dễ dàng chuyển màu sơn nên đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng.

- Kích thước 1 tấm gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn là: 2.000mm x 2.400mm và đồ dày từ 6 - 24mm và theo yêu cầu đặt hàng.

Mẫu cốt gỗ công nghiệp HDF bền đẹp, chống mối mọt

Mẫu cốt gỗ công nghiệp HDF bền đẹp, chống mối mọt

Cốt gỗ công nghiệp dán

Cốt gỗ dán công nghiệp là loại gỗ được làm ra từ các tấm gỗ tự nhiên ghép thanh dạng mỏng khoảng 1mm/1 tấm và dùng keo, chất kết dính để ép các tấm gỗ tự nhiên riêng biệt từ 3, 5, 7 lớp hoặc 11 lớp để tạo thành một tấm gỗ công nghiệp hay còn gọi là gỗ ép.

- Đặc điểm của gỗ dán công nghiệp là không bị nứt trong điều kiện thời tiết thông thường, không bị co ngót, mối mọt khi môi trường ẩm ướt do lợi dụng được tính co lại không đồng đều của các tấm gỗ tự nhiên mỏng và xếp dán theo vân mang và với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh co giãn nở vì nhiệt của gỗ tự nhiên, khắc phục được nhược điểm co rút theo thời tiết, môi trường.

Gỗ dán ván ép – Plywood chống cong vênh hiệu quả

Gỗ dán ván ép – Plywood chống cong vênh hiệu quả

b. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp

Tấm ván gỗ công nghiệp về cấu tạo được hình thành bởi các vật liệu tạo nên cốt gỗ và bền mặt gỗ. Dựa theo bề mặt gỗ công nghiệp phân theo 4 loại và thích hợp với từng loại cốt gỗ công nghiệp đó là:

- Bề mặt gỗ công nghiệp Melamine:

Đây là bề mặt gỗ công nghiệp bằng nhựa tổng hợp Melamine dày từ 0,04 - 0,1mm và phủ lên cốt gỗ công nghiệp. Loại bền mặt gỗ công nghiệp Melamine thông thường là các loại cốt gỗ ván dăm MFC hoặc cốt gỗ ván mịn (MDF).

- Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate:

Vật liệu gỗ công nghiệp bề mặt Laminate là dạng nhựa tổng hợp như dày hơn Melamine từ 0.5- 1mm. Tương tự như gỗ công nghiệp phủ Melamine thì các loại gỗ công nghiệp phủ Laminate thường là cốt gỗ dăm MFC và cốt gỗ mịn MDF. Mặt khác một ứng dụng quan trọng của bề mặt gỗ công nghiệp Laminate có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming trong các sản phẩm gỗ công nghiệp làm nội thất cần các đường cong mềm mại.

- Bề mặt gỗ công nghiệp Veneer:

Là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt bóc ly tâm thành các tấm gỗ tự nhiên có độ dày từ 0,3 - 0,6mm thành và độ rộng tùy theo từng loại gỗ thường kích thước 180x240mm và được phơi sấy khô. Đây là loại bề mặt gỗ được dùng làm bề mặt cho các loại cốt gỗ MFC, MDF và gỗ ép công nghiệp (ván ép dán) bằng keo kết dính bằng máy ép nguội hoặc nóng đến khi cốt và bề mặt dính vào với nhau, là làm phẳng láng đẹp bằng máy chà nhám và có thể tạo thành các đường cong như ý. Đa phần loại bền mặt gỗ veneer thích hợp với loại ván ép dán vị không bị giãn nhở nhiều như các loại cốt gỗ MDF và MFC.

- Bề mặt gỗ Vinyl:

Là dạng bề mặt gỗ công nghiệp bằng nhựa tổng hợp đặc biệt từ nhựa PVC và lớp bao phủ có độ dày là 0,12/0,18.0,2mm nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Như vậy, dựa vào các đặc điểm, đặc tính, quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu mà người dùng có thể cách phân biệt gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên dễ dàng. Ngoài ra, hiện nay việc phân biệt gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên có thể căn cứ vào giá thành bởi gỗ tự nhiên bao giờ cũng giá cao hơn. Đồng thời, người dùng có thể phân biệt các loại gỗ tự nhiên với nhau và phân biệt, so sánh ưu nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp hiện nay. 

II. So sánh ưu và nhược điểm gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Hiện nay, người dùng vẫn thường băn khoăn việc chọn chất liệu nội thất gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên như:

  • Nên dùng nội thất gỗ tự nhiên hay công nghiệp?
  • Nên dùng cửa gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?
  • Nên mua tủ gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?
  • Chất lượng gỗ công nghiệp có tốt không?

Để giải quyết vấn đề nên chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp làm nội thất hay sử dụng làm nội thất ngoài trời bạn đọc nên tìm hiểu về ưu và nhược điểm của các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp qua đó làm cơ sở để đánh giá, so sánh chọn gỗ phù hợp với yêu cầu chất lượng và điều kiện tài chính. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất, làm đồ dùng ngoài trời…

So sánh ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

So sánh ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên

Ưu điểm của các loại gỗ tự nhiên

- Tính thẩm mỹ cao: Gỗ tự nhiên là loại gỗ được đánh giá có ưu điểm về tính thẩm mỹ, độc đáo bởi các vân gỗ tự nhiên riêng biệt, màu sắc đa dạng nên mỗi sản phẩm đầu không có tính lặp lại, đây cũng là ưu điểm nổi bất nhất.

Thêm vào đó, việc sử dụng nội thất bằng gỗ tự nhiên giúp mang lại vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc, ấm áp và tăng tính sang trọng cho không gian. Việc sử dụng gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất phù hợp với nhiều phong cách nhà ở từ hiện đại đến tân cổ, cổ điển. Đồng thời với tính chất cứng chắc nhưng dẻo dài nên dễ tạo hình mang lại tính đa dạng các sản phẩm tủ quần áo, tủ gỗ, cánh cửa, tử để giày, các loại trần gỗ tự nhiên theo màu sắc, vân gỗ, độ dày, kiểu dáng...

- Các loại gỗ tự nhiên có độ bền tốt:  Mặc dù mỗi loại gỗ tự nhiên sẽ có chất lượng độ bền khác nhau nhưng so với các loại vật liệu khác từ gỗ công nghiệp hay nhựa… thì chúng vẫn được đánh giá tốt về độ bền, chịu lực.

- Khả năng chịu nước tốt: Nếu gỗ tự nhiên dùng làm nội thất khi được xử lý đúng quy trình tẩm sấy thì sẽ nâng cao được tính liên kết tạo độ cứng, chắc chắn tốt. Khi sơn bả không bị hở mọng thì gỗ tự nhiên chịu nước, ẩm tốt do nước khó bị ngấm vào lót gỗ bên trọng.

Nhược điểm của các loại gỗ tự nhiên

Giá thành cao và khan hiếm: Yếu tố khan hiếm, không sản xuất hàng hoạt bởi cần chế tác tạo sự khác biệt thủ công mà không theo hướng sản xuất công nghiệp nên dẫn đến giá thành cao. Mặt khác, tùy theo từng loại gỗ, tuổi đời của cây gỗ và cách xử lý gỗ mà sẽ ảnh hưởng tới độ bền, cứng, co giãn theo thời tiết.

Vì vậy, việc chọn các loại gỗ tự nhiên cho từng loại đồ nội thất phải dựa vào đặc tính của các loại, đội ngũ sản xuất đồ gỗ nội thất chuyên nghiệp mới có thể có được các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên chất lượng tốt và giá rẻ hơn.

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Nếu so sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên thì loại gỗ công nghiệp có được những lợi thế về:

- Yếu tố cong vênh gỗ công nghiệp hạn chế hơn khi chịu tác động của nhiệt độ môi trường thời tiết. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không có được độ cứng tốt như gỗ tự nhiên dưới các tác động cơ học do tính liên kết kém.

- Khả năng chịu mối mọt tốt: Do là sản phẩm từ vụn, bột gỗ được xử lý bằng hóa chất chống mối mọt, tẩm sấy nên hoàn toàn không bị mối mọt. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên.

- Dễ thay thế: Trong nhiều trường hợp lát mẫu sàn gỗ đẹp là gỗ công nghiệp sẽ dễ thay thế cùng loại khi bị hư hỏng so với tìm gỗ tự nhiên đồng màu với các tấm lát sàn trước.

- Giá thành: Gỗ công nghiệp thường cho giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên khi thành phẩm ngoại trừ các loại gỗ tự nhiên là gỗ tạp, chất lượng kém, tuổi gỗ thấp, loại gỗ thân xốp...không sử dụng trong thiết kế nội thất và ngoại thất ngoài trời.

Các sản phẩm gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất đẹp, giá rẻ

Các sản phẩm gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất đẹp, giá rẻ

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp khả năng chịu ẩm, nước thấp hơn so với gỗ tự nhiên: Bởi cấu tạo bằng vụn hoặc bột gỗ ép thành tấm phủ bền mặt nhựa hoặc gỗ tự nhiên, phun sơn… Do vậy, nếu là loại gỗ công nghiệp thông thường không áp dụng các công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp lõi xanh chống thấm bằng tẩm hóa chất và xử lý keo ép với khả năng chịu nước không quá 24h… Do vậy gỗ công nghiệp dễ bị thấm ẩm, mốc, mục nát khi gặp nước, độ ẩm cao.

Trong khi đó, gỗ tự nhiên sẽ có khả năng chịu ẩm chịu nước tốt kể cả ngâm trong nước. Do vậy xét về độ bền gỗ công nghiệp thường có độ bền thấp dưới 20 năm tùy từng loại cấu top gỗ công nghiệp theo các loại lõi và bề mặt phủ.

Nhược điểm về thẩm mỹ của gỗ công nghiệp là thiếu độ bóng tự nhiên, các vân gỗ đồng đều thiếu tính cá biệt hóa và độ sang trọng, ấm áp kém hơn gỗ tự nhiên. Bề mặt gỗ công nghiệp dễ bị trầy xước và khó xóa hơn so với gỗ tự nhiên bị trầy sau thời gian hay đánh bóng sẽ đẹp như mới.

Mặt khác, gỗ công nghiệp do sử dụng thêm các hóa chất liên kết, dán keo, phun sơn nên thường có mùi hóa chất độc hại hơn so với hương thơm tự nhiên, không hóa chất của gỗ tự nhiên.

III. Các loại gỗ tự nhiên nội thất, ngoài trời phổ biến

Ứng dụng gỗ tự nhiên trong thiết kế nội ngoại thất

Gỗ tự nhiên có rất nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, chất lượng và ứng dụng cao trong thiết kế mẫu nội thất đẹp và ngoại thất ngoài trời chịu nước, nhiệt tốt bên cạnh các ứng dụng đời sống như sản xuất giấy, đóng tàu, thuyền, nhạc cụ, gậy bóng chày, ván trượt.

Trong lĩnh vực sản xuất nội ngoại thất nhà ở, nhà xưởng, văn phòng…công trình xây dựng gỗ tự nhiên cũng được sử dụng cho nhiều mục đích: Gỗ tự nhiên làm tủ bếp, cánh cửa, sập, song cửa, tủ kệ giày dép, để đồ, tủ quần áo, ốp sàn, tường, trần nhà, kệ tivi, bàn ghế, giường, cầu thang gỗ...

Ngoài ra, còn sử dụng trong lĩnh vực kết cấu nhà ở như là dầm, tường, xà kèo cho công trình xây dựng.

Các loại gỗ tự nhiên thông dụng làm nội thất và ngoại thất

Hiện nay các loại gỗ tự nhiên ngoài trời, gỗ tự nhiên trong nội thất được sử dụng rất đa dạng và phụ thuộc vào điều kiện đầu tư tài chính, loại nội thất, ngoại thất cần chế tác. Thông thường các loại gỗ tự nhiên dùng nhiều trong nội thất và ngoài trời hiện nay gồm có:

  • Gỗ Chò Chỉ
  • Gỗ Mun
  • Gỗ Trắc
  • Gỗ Xoan Đào
  • Gỗ Gụ
  • Gỗ Tần Bì
  • Gỗ Hương
  • Gỗ Sưa
  • Gỗ Pơ Mu
  • Gỗ Lim
  • Gỗ Sồi
  • Gỗ Thông
  • Gỗ Dầu
  • Gỗ Căm Xe

Không gian nhà với nội thất đẹp bằng gỗ tự nhiên

Không gian nhà với nội thất đẹp bằng gỗ tự nhiên

Giá các loại gỗ tự nhiên

Giá gỗ tự nhiên hiện nay khác nhau phụ thuộc vào chất lượng, độ quý hiếm, nhóm gỗ, tỷ trọng để định giá gỗ tự nhiên giá rẻ hay cao cấp. Bởi vậy, phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên ốp tường, tủ bếp, lát sàn ngoài trời, trong nhà, tủ bếp, giường, ốp trần… mà sẽ lựa chọn các loại gỗ tự nhiên giá rẻ hay gỗ tự nhiên nhập khẩu, cao cấp...

Tham khảo bảng giá gỗ 2019 một số loại gỗ tự nhiên thông dụng hiện nay giúp bạn nắm rõ so sánh giá các loại gỗ tự nhiên và lựa chọn phù hợp cho nội ngoại thất.

BẢNG BÁO CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN THÔNG DỤNG TRONG NỘI NGOẠI THẤT

(Nguồn: cungcapgo)

STT

Tên loại gỗ

ĐVT

Giá bán(đồng)

Gỗ tròn

Gỗ hộp

Gỗ phách

1

Gỗ căm xe

 

 

 

 

a

Gỗ căm xe campuchia

 

 

 

 

 

Đuờng kính 30-50cm trở lên ,dài 2-5m

m3

12tr – 14tr

17tr – 18tr

20tr – 23tr

 

Đuờng kính 35-60cm trở lên , dài 5-6m

m3

14tr – 16tr

18tr – 19tr

22tr – 24tr

b

Gỗ căm xe myanmar: Đuờng kính từ 80-100cm, dài : 450-730cm

m3

16.5tr-18tr

 

 

2

Gỗ Trắc

kg

 

350.000
-850.000/KG

 

a

Gỗ trắc đỏ

 

 

 

 

 

Mặt : 17-19cm, dài :1,8-3m ( chiếm 10%)

Tấn

 

450-650.000/kg

 

Mặt: 20-38cm, dài : 1,8-3m ( chiếm 90%)

Tấn

 

750.000/kg

 

Mặt : 30-45cm, dày :5-18cm, dài: 1,8-3m

Tấn

 

 

880.000 đồng/kg

b

Gỗ trắc dây

KG

70.000 – 150.000

 

 

3

Gỗ sồi

m3

6.5tr- 8tr

 

400 – 900 usd

 

Gỗ sồi tròn châu âu: Hoành từ 100-230cm, dài: 300-1200cm

m3

6tr-12tr

 

 

4

Gỗ tròn sapelly: Hoành 305-400cm, dài: 520-1050cm

m3

10tr-12tr

 

 

5

Gỗ pơmu: Mặt 20-40cm , dài 200-500cm

m3

 

15tr -20tr

21tr -23tr

6

Gỗ cẩm lai

m3

 

 

 

 

Mặt : 15-40cm, dài: 1,5-2m

m3

 

70tr – 90tr

 

Mặt :40cm trở lên ,dài 2m trở lên

m3

 

150tr trở lên

 

b

Cẩm lai đen: Hòanh : 80-180cm, dài : 130-310cm

m3

50tr

 

 

c

Gỗ cẩm lai châu phi: Hoành : 214-272cm, dài: 550-1190cm

m3

20tr-28tr

 

 

7

Gỗ tỵ

m3

7.5tr / m3

 

 

 

Hoành: 60 – 100cm

m3

2.5tr-8.8tr

 

 

120 trở lên

8

Gõ đỏ

 

 

 

 

a

Gõ đỏ lào

 

 

 

 

 

Mặt 25-30cm

m3

 

35tr

45tr5-48tr5

Mặt 30-35cm

m3

 

38tr

50tr5

Mặt 36-54cm

m3

 

45tr

50tr5-60tr5

Mặt từ 55-60cm

m3

 

55tr

65tr5-70tr5

b

Gõ đỏ nam phi

 

 

17tr-20tr

 

9

Gỗ sồi

m3

 

 

 

 

Đã rong bìa

m3

 

17tr-22tr

 

Chưa rong bìa

m3

 

15tr-19tr

 

Loại AB ( 10%C), dày 26mm

m3

10tr

 

300 – 350 euro

Loại AB ( 10%C), dày 32mm

m3

11tr

 

330 – 360 euro

10

gỗ Tần bì: Đã rong bìa

m3

7tr

12tr-14tr

 

11

gỗ Óc chó: Đã rong bìa

m3

 

25tr-35tr

 

12

gỗ Sao xanh

m3

 

13tr – 17tr

 

13

gỗ Cẩm thị

m3

 

52tr

 

14

Gỗ mun

m3

 

 

 

 

gỗ Mun sọc

m3

 

50tr-60tr

 

gỗ Mun sừng

m3

 

50tr-60tr

 

Mun hoa

m3

 

50tr-60tr

 

15

Gỗ Lim

m3

 

 

 

 

Gỗ Lim nam phi

m3

 16tr-18tr

12tr – 15tr

 

Gỗ Lim lào

m3

 

26tr-30tr

 

16

Gỗ Thông

m3

 

 

 

 

Gỗ Thông Chilê

m3

 

 

190-275 USD

Gỗ Thông Newzeland

m3

 

 

180-265 USD

Gỗ Thông Thụy điển

 

 

 

180-265 USD

Gỗ Thông Phần lan

 

 

 

180-290 USD

Gỗ Thông Việt nam (thông ba lá)

 

1.2tr-3.5tr

 

3.9tr – 5tr

17

Gỗ Huơng

 

14tr-16tr

 

 

Gỗ Huơng lào

 

35tr-55tr

 

 

18

Gỗ Xoan đào

 

7tr-12tr

 

 

19

Gỗ Bằng lăng

 

 

11tr-13tr

 

20

Gỗ mít

 

 

10tr

 

21

Gỗ Gụ (gõ mật)

 

 

20tr-24tr

 

22

Gỗ dầu

 

5tr

7tr

11tr

23

Gỗ Kền kền (kiền kiền)

 

12tr-14tr

 

 

24

Gỗ Chò chỉ

 

12 triệu

 

 

25

Gỗ Muồng đen

 

3 triệu

7.3tr

8tr

26

Gỗ keo

 

4tr

 

 8tr

27

Gỗ Táu

m3

3.7tr

5.5tr

 

28

Gỗ Sến

m3

11tr

13tr-17tr

 

29

Gỗ Dổi

m3

10tr

14tr-16tr

 

30

Gỗ huyệnh tàu thuyền

m3

8tr

12tr

 

31

Gỗ dổi tàu thuyền

m3

7tr

10tr

 

32

Gỗ Chua khét

m3

6tr

8tr

 

33

Gỗ Huỵệnh, Trường, Xoay, Dầu rái

m3

3.6tr

5.2tr

 

34

Gỗ Chủa

m3

2.5tr

3.3tr

 

35

Gỗ nhóm 3 khác (gồm cả Re Hương)

m3

2.75tr

3.5tr

 

36

Gỗ nhóm 4

m3

1.9tr

2.7tr

 

37

Gỗ nhóm 5 + gội

m3

1.7tr

2.3tr

 

38

Gỗ nhóm 6

m3

1.36tr

1.9tr

 

39

Gỗ nhóm 7+8

m3

1.15tr

1.5tr

 

IV. Các loại gỗ công nghiệp nội thất chất lượng phổ biến

Ứng dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

Trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay dầu như có thể được ứng trong tất cả các thiết bị từ tủ gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp gỗ công nghiệp, khung ảnh, giá kệ tivi trang trí, để đồ, giường tủ, gỗ lát sàn… như gỗ tự nhiên bởi có được chất lượng ổn, giá rẻ.

Vì vậy, có thể thấy gần như các ứng dụng đồ gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất từ những vật dụng cỡ nhỏ tới lớn, đa màu sắc và kiểu dáng.

Các loại gỗ công nghiệp thông dụng

Hiện nay, các loại gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế nội thất đang là lựa chọn phổ biến bởi giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ bền, chống cong vênh, mối mọt với 4 loại gỗ công nghiệp chính là gỗ ván dăm MFC, gỗ ván mịn MDF, gỗ ván ép HDF và gỗ công nghiệp dán tấm.

và cấu tạo của mỗi loại khác nhau tạo nên sự khác biệt về chất lượng, giá cả, thẩm mỹ khiến người dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng gỗ công nghiệp có tốt hay không mà còn quan tâm tới gỗ công nghiệp loại nào tốt, nên chọn loại gỗ công nghiệp nào.

Hiện nay, cả 4 loại gỗ công nghiệp trên thị trường đều được sử dụng phổ biến tùy theo lựa chọn giá thành và yêu cầu độ bền, đẹp của sản phẩm. Tuy nhiên xếp loại chất lượng gỗ công nghiệp có thể xếp theo thứ hạng như sua;

  • Số 1: Gỗ dán công nghiệp (các tấm gỗ mỏng dán ép với nhau)
  • Số 2: Gỗ ván ép HDF (bột gỗ)
  • Số 3: Gỗ công nghiệp MDF (ván mịn)
  • Số 4: Gỗ công nghiệp MFC (ván dăm)

Các loại gỗ này đều có nhiều mẫu hoa văn vân gỗ, vân đá, độ sần, bóng, màu sắc, độ dày, rộng x dài khác nhau để người dùng lựa chọn theo nhu cầu phù hợp với từng loại nội thất.

Báo giá các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp bao nhiêu tiền m2 sẽ phụ thuộc vào loại gỗ, độ dày, kích thước tấm gỗ công nghiệp như thế nào, bề mặt phủ cốt gỗ công nghiệp. Thông thường, giá thành các loại gỗ công nghiệp cùng kích thước sẽ khác nhau theo loại gỗ công nghiệp là MFC, MDF, HDF hay gỗ dán công nghiệp (gỗ Plywood).

Bạn có thể tham khảo bảng giá các loại gỗ công nghiệp mdf, mfc, hdf,   để so sánh giá các loại gỗ công nghiệp và có lựa chọn thích hợp nhất dưới đây:

Bảng báo giá các loại gỗ công nghiệp MFC

Bảng báo giá gỗ công nghiệp MFC

Bảng báo giá gỗ công nghiệp MFC (Nguồn: thietkevanphongmienbac)

Bảng báo giá gỗ công nghiệp MDF

Bảng báo giá gỗ công nghiệp MDF 2019

Bảng báo giá gỗ công nghiệp MDF 2019 (Nguồn: thietkevanphongmienbac)

Bảng báo giá gỗ công nghiệp HDF

Bảng báo giá gỗ công nghiệp HDF năm 2019

Bảng báo giá gỗ công nghiệp HDF năm 2019 (Nguồn: thietkevanphongmienbac)

Bảng báo giá gỗ công nghiệp dán Plywood

Bảng báo giá gỗ công nghiệp Plywood ghép thanh gỗ tự nhiên 2019

Bảng báo giá gỗ công nghiệp Plywood ghép thanh gỗ tự nhiên 2019 (Nguồn: thietkevanphongmienbac)

Ngoài báo giá gỗ công nghiệp còn phụ thuộc vào thương hiệu sản xuất như các loại gỗ công nghiệp an cường hay an hải, ở từng khu vực và cửa hàng sẽ khác nhau. Vì vậy, để khảo sát giá gỗ công nghiệp 2019 mới nhất nên cập nhật chi tiết tại nhiều cửa hàng để so sánh giá và chọn nơi cung cấp gỗ công nghiệp giá rẻ nhất. 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:  Các mẫu thiết kế cầu thang dọc theo nhà ống đẹp rụng rời

Trên đây là những thông tin mà trang nhà đất ancu.me muốn chia sẻ với bạn nhằm hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên, nắm được các đặc tính, đặc điểm để phân biệt gỗ, lựa chọn gỗ làm đồ nội thất và ngoại thất ngoài trời phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính của gia đình. Hi vọng bạn sẽ có được không gian gỗ nội ngoại thất đẹp và ưng ý nhất!

Phạm Hòa
Tin nổi bật
Tin mới nhất