menu

Bản tin BĐS tổng hợp: Lao đao có sổ đỏ chỉ vì bị ghi nhầm biên lai

16:10 - 20/08/2019
Tin bất động sản đáng chú ý: Một dự án tại Vũng Tàu bị buộc chấm dứt, người dân Đắk Lắk khổ sở ngóng sổ đỏ, 9/10 doanh nghiệp tại Hải Dương vi phạm luật tại CCN Kỳ Sơn.

Đắk Lắk: Lòng vòng chuyện sửa sai cấp lại “sổ đỏ” cho dân

Ông Y Djoang Niê – Chủ tịch UBND xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) xác nhận địa phương đã có báo cáo UBND huyện Krông Pắk về việc rà soát hồ sơ đối với các hộ dân đang sinh sống tại chợ Ea Knuếc.

Trước đó Báo Lao Động phản ánh vào năm 1996, nhiều người dân mua đất tại chợ Ea Knuếc, chỉ vì cán bộ xã ghi nhầm tờ biên lai là “thuê mặt bằng” nên sau này mọi người không được cấp sổ đỏ.  

Sau bài báo, huyện Krông Pắk đã chỉ đạo xã Ea Knuếc sớm có báo cáo và xử lý dứt điểm vụ việc. 

Người dân Đắk Lắk khổ sở ngóng sổ đỏ

Người dân Đắk Lắk khổ sở ngóng sổ đỏ

“Bây giờ khu vực chợ Ea Knuếc đã nằm trong quy hoạch nên không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Chúng tôi cũng đã có báo cáo, lập hồ sơ cho từng đối tượng tại chợ Ea Knuếc nhưng cấp trên vẫn chưa đồng ý” – ông Y Djoang Niê nói. Ông cũng cho biết thêm, trong báo cáo gửi UBND huyện Krông Pắk, phía xã đã xác nhận thời điểm năm 1996, nhiều người dân đã nộp tiền mua đất vào ngân sách nhà nước. Tuy vậy, nút thắt vẫn là tờ biên lai mà cán bộ xã lúc bấy giờ ghi nhầm! 

Ông Nguyễn Hùng Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk xác nhận, huyện vẫn tiếp tục yêu cầu xã Ea Knuếc làm rõ nguồn gốc đất tại chợ Ea Knuếc.

Liên quan đến việc chính quyền xã Ea Knuếc vào năm 1996 viết nhầm trong tờ biên lai mua đất, ông Thi cho rằng nếu xã lúc bấy giờ viết nhầm thì xã phải cung cấp toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan để xác định nguồn gốc đất chợ Ea Knuếc.

Xem các thông tin rao vặt mua bán, cho thuê nhà đất chỉnh chủ ở khắp các tỉnh thành trên Rao vặt bất động sản ancu.me.

Chậm tiến độ: Một dự án bị "khai tử"

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch Kim Cương tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền do CTCP May và Xây dựng Huy Hoàng làm chủ đầu tư.

Cụ thể, Sở báo cáo, dự án Khu du lịch Kim Cương được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005 với diện tích 1,73 ha.

Từ khi được chấp thuận chủ trương, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện thỏa thuận địa điểm, được phê duyệt qui hoạch chi tiết 1/500, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện một số thủ tục pháp lí liên quan cũng như thực hiện các bước tiếp theo để triển khai xây dựng khiến dự án bị chậm triển khai.

Dự án khu du lịch Kim Cương, Bà Rịa Vũng Tàu bị buộc phải dừng

Dự án khu du lịch Kim Cương, Bà Rịa Vũng Tàu bị buộc phải dừng

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đất đai sau khi chấm dứt hoạt động dự án theo quy định Luật Đất đai và Nghị định số 01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định qui định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Long Điền phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xử lí các thủ tục thuộc lĩnh vực quản lí của ngành.

Cùng với đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ và ý kiến Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị chấm dứt hoạt động dự án này do vi phạm nghĩa vụ pháp lí về đất đai, tài chính...

Hải Dương: 9/10 doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai tại Cụm công nghiệp Kỳ Sơn

Về vấn đề quy hoạch, thành lập và thực hiện quy hoạch, CCN Kỳ Sơn chưa có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, hiện có 17 doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với diện tích hơn 46 ha, hầu hết là các doanh nghiệp trong nước, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu, thức ăn gia súc.

Cũng tại thời điểm này, UBND huyện Tứ Kỳ chưa thành lập Ban Quản lý các Cụm công nghiệp hoặc Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng theo quy định của pháp luật.

Tiếp đó, do chưa có chủ trương đầu tư kinh doanh hạ tầng nên cơ sở hạ tầng của Cụm công nghiệp Kỳ Sơn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có hệ thống thu gom, xử lý rác thải tập trung. Các cơ sở đầu tư vào Cụm công nghiệp thực hiện việc thuê đất theo hình thức cuốn chiếu, thủ tục thuê đất như đối với các doanh nghiệp ngoài Cụm công nghiệp và phải tự đầu tư hạ tầng cơ sở gây khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ môi trường làm phát sinh đơn thư khiếu kiện của nhân dân.

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sẫm - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ, ông Sẫm biết: Sẽ có ý kiến với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương khi ban hành kết luận Thanh tra.

Tin nổi bật
Tin mới nhất